Điều trị thành công bệnh tim bẩm sinh tím
Tất cả các dị tật của tim hoặc các mạch máu lớn có ngay từ lúc sinh ra đều được gọi là bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh tím – Cyanotic congenital heart disease (CCHD) là một bệnh tim bẩm sinh gây ra nồng độ oxy trong máu thấp làm da có màu tím tái.
Tứ chứng Fallot là bệnh thường gặp nhất trong nhóm tim bẩm sinh tím. Bệnh làm tổn thương tim nặng, chất lượng máu, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu kém, yêu cầu về kỹ thuật phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu phức tạp.
Sau phẫu thuật, người bệnh đang được chăm sóc tại BV, tiến triển sức khỏe hồi phục tốt, các ngón tay và môi bớt tím. Trong ảnh: Bác sĩ Trần Phước Hòa thăm khám cho người bệnh.
Anh N.M.N (25 tuổi, ở tỉnh An Giang) là trường hợp mắc bệnh này. Người thân cho biết, anh N. phát hiện bệnh từ năm 6 tuổi, sau một lần bị ngất khi đang đi học. Các ngón tay và môi của N. có màu tím.
Người bệnh thường bị mệt và không thể chơi các môn thể thao hoặc vận động mạnh. Khoảng 3 tháng trước, anh N. bắt đầu thấy mệt nhiều và kéo dài, sụt hơn 4kg nên đến khám tại Bênh viên (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long và được chẩn đoán tứ chứng Fallot.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã phẫu thuật, sửa chữa triệt để đóng lỗ thông liên thất lớn, mở rộng động mạch phổi dùng miếng vá bằng màng ngoài tim cho người bệnh vào ngày 20-3. Sau phẫu thuật, người bệnh đang được chăm sóc tại BV, tiến triển sức khỏe hồi phục tốt, các ngón tay và môi bớt tím.
Theo bác sĩ CKII Trần Phước Hòa – Trưởng Đơn vị tim mạch của BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, bệnh tim bẩm sinh có biểu hiện tím là bệnh tim phức tạp vì tổn thương trên tim nặng, chất lượng máu kém.
Chính vì thế, việc phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật cho bệnh nhân đòi hỏi sự chính xác cao để tránh các biến chứng có thể gặp phải như xuất huyết, người bệnh không thích nghi với tình trạng tim sau phẫu thuật sửa chữa cũng như thời gian hồi sức sau mổ tim dài.
Người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh việc thiếu oxy lâu dài ảnh hưởng đến đa cơ quan, nặng hơn nữa tắt mạch máu não, mạch máu tim. Sau phẫu thuật, người bệnh cần phải tiếp tục điều trị nội khoa.
Bài, ảnh: P. CHI
Hy vọng mới trong việc sử dụng máu cuống rốn để điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu vừa phát triển một phương pháp mới để khiến các tế bào gốc máu cuống rốn trở nên dễ cấy ghép hơn, từ đó cải thiện hiệu quả điều trị ung thư máu ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Tế bào gốc máu hay còn được biết đến với tên gọi tế bào gốc tạo máu (HSCs) là một loại tế bào toàn năng có thể tạo ra mọi loại tế bào có trong máu, bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. HSCs có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình sản sinh máu trong suốt cuộc đời của con người. Khi điều trị một vài loại ung thư và các bệnh rối loạn máu di truyền, đôi khi cần phải thay thế tủy xương bằng phương pháp ghép HSCs.
Từ HSCs có thể tạo ra mọi loại tế bào máu có trong cơ thể người.
Cuống rốn là một kho tàng HSCs rất dồi dào và hữu dụng. Cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn còn giúp hạn chế biến chứng so với tế bào gốc ở tủy xương. Mặc dù phương pháp cấy ghép tế bào từ cuống rốn đã được sử dụng với trẻ em trong suốt 3 thập kỷ qua, nhưng hầu hết đơn vị máu cuống rốn vẫn không chứa đủ lượng HSCs tương thích cho trẻ lớn và người trưởng thành.
Một nghiên cứu mới đây có lẽ đã tìm ra lời giải cho vấn đề nêu trên, khi phát hiện ra rằng, một loại protein có tên NOV, thường được tìm thấy với hàm lượng thấp trong máu, có thể được sử dụng để nhân nhanh lượng HSCs trong máu cuống rốn.
TS Rajeev Gupta (Viện nghiên cứu Ung thư UCL), đại diện nhóm tác giả cho biết: "Chúng tôi từng khám phá được rằng, một loại protein điều hòa có tên NOV là nhân tố cần thiết để đảm bảo chức năng của HSCs ở con người diễn ra bình thường. Từ kết quả này, chúng tôi tiếp tục đặt ra câu hỏi liệu có thể dùng NOV có độ tinh sạch cao, để tạo tác động lên HSCs trong cuống rốn và khiến chúng trở nên dễ cấy ghép hơn hay không?".
Theo chuyên gia này, trước đây, để làm tăng số lượng HSCs trong máu cuống rốn là rất đắt đỏ và khó khăn. Thậm chí, không phải tất cả HSCs hiện diện trong máu cuống rốn đều có thể được sử dụng để cấy ghép. Có đến 30% đơn vị máu cuống rốn không có đủ lượng HSCs có chức năng cần thiết cho việc cấy ghép và đã phải vứt bỏ.
Bằng cách nuôi cấy tế bào và tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên chuột thí nghiệm, nhóm tác giả nhận thấy, máu cuống rốn khi được tiếp xúc với NOV thì khả năng cấy ghép sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể hơn, loại HSCs có chức năng đã tăng lên gấp 6 lần. Đáng kinh ngạc hơn là điều này xảy ra chỉ sau 8 tiếng tiếp xúc.
"Sử dụng NOV, chúng tôi đã có thể nhanh chóng tác động vào tế bào gốc tạo máu từ đó biến đổi trạng thái của chúng, cụ thể là biến đổi HSCs không có chức năng thành HSCs có chức năng. Phát hiện này đã mang đến một giải pháp mới để các đơn vị máu cuống rốn chứa ít tế bào gốc trở nên hữu dụng, từ đó sẽ có nhiều bệnh nhân ung thư máu cũng như bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu di truyền được cứu chữa hơn" - TS Rajeev Gupta nhấn mạnh về công trình khoa học này.
Nhóm tác giả cũng chia sẻ rằng, trong thời gian tới, họ sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm chứng xem kết quả nghiên cứu này có thực sự hữu ích với các bệnh nhân ung thư máu hay không?
Minh Nhật
3000 người hiến máu để duy trì sự sống cho bé gái 2 tuổi Người mẹ Davidson đang cầu xin mọi người hiến máu cho con gái 2 tuổi sau khi bé bị mắc bệnh lạ, chỉ sống được nhờ truyền máu. Con gái của Steph Davidson, bé Adeline, đã phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt khi người mẹ nhận thấy cô bé đang phát triển với tốc độ chậm hơn so với những...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ Hà Nội mất 9 tỷ đồng vì tin lời bạn trai
Pháp luật
21:17:27 02/04/2025
Cặp diễn viên chính 'Cha tôi người ở lại' chụp ảnh cưới khiến fan xôn xao
Sao việt
21:17:16 02/04/2025
Nga lập cơ quan mới nhằm xử lý mạnh tay nhập cư trái phép
Thế giới
21:13:37 02/04/2025
Vợ cũ Tom Cruise mặc xuyên thấu không nội y, nhan sắc tuổi 47 gây chú ý
Sao âu mỹ
21:13:02 02/04/2025
Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân
Tin nổi bật
21:09:10 02/04/2025
Nóng: Lực lượng cứu hộ Việt Nam ở Myanmar giải cứu 1 nạn nhân động đất còn sống
Netizen
21:07:02 02/04/2025
Vợ chồng Duy Mạnh dạy con cực khéo, tiểu thư Quỳnh Anh lộ tính cách thật chỉ qua 1 giây lườm chồng
Sao thể thao
20:56:35 02/04/2025
Diễn viên Thanh Lan kiên cường chiến đấu với ung thư
Tv show
20:36:41 02/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 21: Đại ngầm theo đuổi An
Phim việt
20:09:53 02/04/2025
Thông tin không ngờ về đời tư của Sulli giờ mới được hé lộ
Sao châu á
20:02:01 02/04/2025