Điều trị thành công bệnh nhân bướu giáp tái phát, không cần phẫu thuật
Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã điều trị thành công bệnh nhân bị bướu giáp tái phát thùy trái bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA, không cần phẫu thuật.
Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã điều trị thành công bệnh nhân bị bướu giáp tái phát thùy trái bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA, không cần phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Cụ thể, bệnh nhân T.L. (42 tuổi, Quận 12, TPHCM) bị bướu giáp đa nhân 2 thùy, đã phẫu thuật cắt trọn bướu giáp thùy trái nhiều năm về trước. Cách đây 1 năm, người bệnh phát hiện bị bướu giáp tái phát thùy trái, gần đây bướu lớn nhanh khoảng 4cm, kiểm tra chọc sinh thiết cho kết quả lành tính.
Video đang HOT
Các bác sĩ của Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã thực hiện phương pháp đốt sóng cao tần RFA để điều trị bướu giáp nhân mà không cần phải phẫu thuật. Đây là thủ thuật can thiệp với đường chọc kim chỉ 3 mm và hủy khối u bằng nhiệt.
Phương pháp điều trị này vượt trội hơn so với phương pháp mổ truyền thống vì giúp loại bỏ bướu giáp mà không để lại bất kỳ vết sẹo vùng cổ (đảm bảo tính thẩm mỹ) với thời gian phục hồi nhanh, có thể ra về trong ngày do không phải gây mê.
Thông tin từ bác sĩ Huỳnh Kiến Thành (Phó Trưởng Khoa Ung Bướu, Bệnh viện Xuyên Á), bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ. Tuy nhiên, bướu giáp có kích thước lớn có thể làm mất thẩm mỹ, khó thở hoặc khó nuốt, gây ho, khàn tiếng…
“Bướu giáp còn có thể gây ra nhiều rối loạn như mệt mỏi, tăng cân (do suy giáp) hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt, khó ngủ, tim đập nhanh, suy tim… (do cường giáp). Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên thì nên đến các bệnh viện để được tầm soát và điều trị bệnh kịp thời, triệt để” – bác sĩ Huỳnh Kiến Thành cho hay.
Nên ăn gừng già hay gừng non?
Khác với gừng già, gừng non có vị cay nhẹ và mọng nước hơn, cũng như có thịt mềm hơn nên thích hợp dùng ăn sống.
Ảnh minh họa
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp, gừng còn là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe nhờ chứa hơn 10 loại chất chống ôxy hóa khác nhau, các thành phần kháng viêm tự nhiên, giàu tinh dầu, prôtêin, canxi, sắt, vitamin C, choline, axít folic, mangan và vitamin B3. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc ăn gừng non hay gừng già tốt hơn cho sức khỏe hay chưa?
Khác với gừng già, gừng non có vị cay nhẹ và mọng nước hơn, cũng như có thịt mềm hơn nên thích hợp dùng ăn sống. Ngược lại, gừng già chứa ít nước và thịt cũng nhiều xơ hơn, nhưng bù lại có vị cay đậm hơn. Vị cay nồng của gừng già là do gingerol, một hợp chất không bay hơi tập trung nhiều ở lớp vỏ. Vì thế, gừng càng già thì càng cay.
Được biết, gingerol có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như tiêu hóa, giảm buồn nôn, phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Cũng nhờ sự kết hợp của hoạt chất sinh học này và các loại tinh dầu mà gừng có hương thơm và vị cay nồng đặc trưng. Song, các chuyên gia cho biết trong khi gừng non có công dụng hạ thân nhiệt thì gừng già lại làm tăng thân nhiệt. Chính vì đặc điểm đó, việc dùng hai loại gừng này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe khác biệt cho cơ thể.
Do đó, cần lưu ý đến mục đích tăng cường sức khỏe khi chọn dùng gừng già hay gừng non. Cụ thể, chỉ dùng gừng già trong trường hợp bạn thường xuyên thấy lạnh hoặc cần làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Gừng già cũng đặc biệt tốt cho sức khỏe bệnh nhân suy giáp. Trong khi đó, gừng non rất tốt cho bệnh nhân cường giáp vốn thường cảm thấy nóng bức, hoặc sử dụng trong trường hợp cần hạ thân nhiệt khi bị sốt và trong mùa hè nóng bức.
Nói tóm lại, cả gừng già và non đều mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe miễn là bạn lựa chọn loại gừng phù hợp với thể trạng và mục đích sử dụng. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc chữa bệnh nào từ loại thảo dược này.
Biện pháp đẩy lùi chứng mệt mỏi, chán ăn Mệt mỏi là trạng thái cơ thể trở nên kiệt sức, uể oải, trong nhiều trường hợp dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Chán ăn có thể bắt nguồn từ sức khỏe cơ thể không ổn định dẫn đến cảm giác không ngon miệng. Nhìn chung, đây là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mệt mỏi là trạng...