Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc nam, vài năm sau vẫn ra… sỏi khủng
Thầy thuốc Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật lấy sỏi bàng quang kích thước 6×7 cm cho ông Tạ Văn S. 64 tuổi trú tại Đông Triều – Quảng Ninh.
Người bệnh nhập viện ngày 8/3/2021 với biểu hiện tiểu tiện buốt, ngắt quãng và đôi khi có lẫn máu.
Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó đã phát hiện ra sỏi bàng quang và có điều trị thuốc nam nhiều năm.
Đợt này, tiểu buốt nhiều và có lẫn máu nên đi khám và được các Bác sĩ thăm khám làm các xét nghiệm chẩn đoán sỏi bàng quang kích thước lớn và được chỉ định phẫu thuật mở bàng quang lấy sỏi. Viên sỏi được lấy ra sần sùi có kích thước 6×7 cm.
Video đang HOT
Viên sỏi sần sù kích thước 6×7cm trong bàng quang bệnh nhân
Thầy thuốc cho biết, sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở Việt Nam, sỏi có thể nằm ở các vị trí khác nhau của đường tiết niệu như, sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang…
Đối với sỏi đường tiết niệu được phát hiện sớm khi kích thước còn nhỏ chưa gây biến chứng thì có thể điều trị bằng các phương pháp như: dùng thuốc, can thiệp bằng các phương pháp hiện đại ít xâm lấn như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi bằng lazer, nội soi tán sỏi qua da.
Nếu sỏi đường tiết niệu không được phát hiện và điều trị kịp thời để sỏi có kích thước lớn, gây ra các biến chứng như nhiễm trùng tiết niệu, suy thận…người bệnh có thể phải trải qua cuộc phẫu thuật lấy sỏi gây đau đớn, tiềm ẩn 1 số nguy cơ như ra máu, nhiễm trùng vết mổ, kéo dài thời gian nằm viện gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế cho người bệnh.
Vì vậy khi người bệnh khi gặp các triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu như: Đau vùng thắt lưng, bàng quang, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu… cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn phương pháp điều trị.
Chữa rắn độc cắn bằng thuốc nam, nam thanh niên bị hoại tử bàn tay
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận bệnh nhân 26 tuổi, trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh trong tình trạng hoại tử bàn tay trái do rắn độc cắn.
Theo lời kể của mẹ bệnh nhân, cách vào viện 1 tuần, bệnh nhân bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón trỏ bàn tay trái. Sau khi bị rắn cắn, gia đình đã không đưa người bệnh đến cơ sở y tế mà tự ý điều trị ở nhà, bằng cách đắp thuốc nam lên vị trí rắn cắn.
Sau 1 tuần đắp thuốc nam, người bệnh có biểu hiện sốt cao, sưng nề bàn tay, sau đó lan lên toàn bộ cánh tay trái. Bàn tay trái thâm tím, chảy dịch mủ vàng.
Lúc này, gia đình mới đưa người bệnh đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí điều trị thì đã xuất hiện các triệu chứng: sốt cao, sưng nề toàn bộ cánh tay trái, vùng mu tay trái hoại tử, chảy nhiều dịch mủ, mùi hôi... tiên lượng nặng.
Qua đây bác sĩ khuyến cáo: Người dân nếu không may bị rắn độc cắn, tuyệt đối không áp dụng các phương pháp dân gian chưa có cơ sở khoa học để điều trị. Cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách theo các bước dưới đây để hạn chế chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể:
- Động viên bệnh nhân bình tĩnh và hạn chế cử động.
- Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim để làm chậm mức độ hấp thu độc tố.
- Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
- Bất động chân, tay bị rắn cắn (bằng vải hoặc nẹp) để làm chậm sự xâm nhập của nọc độc (đặc biệt cần băng ép bất động khi bị các loại rắn độc cắn như rắn hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia... để làm chậm sự xuất hiện của triệu chứng liệt).
- Dùng một miếng gạc hoặc vải khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
- Đưa người bị nạn đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời.
Hoại tử vùng hậu môn do chữa trĩ bằng thuốc nam Bệnh nhân nam, 35 tuổi, nhập viện do hoại tử vùng hậu môn, cơ hậu môn giảm khả năng co bóp, chảy dịch hôi, không đại tiện được. Hai tuần trước, bệnh nhân tự chữa trị trĩ tại nhà bằng một loại thuốc nam gồm ba lọ. Theo giới thiệu của người bán, lọ thứ nhất có tác dụng kéo các búi trĩ...