Điều trị nghén nặng khi mang thai
Bị nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến.
Nguyên nhân được cho rằng khi có thai, trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các nội tiết tố mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng người, khả năng thích nghi với “vật thể lạ” này có thể nhanh, chậm, khó hay dễ khác nhau và chính điều đó khiến mỗi bà bầu có mức độ nghén không giống nhau.
Nghén ở phụ nữ mang thai
Bị nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân được cho rằng khi có thai, trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các nội tiết tố mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng người, khả năng thích nghi với “vật thể lạ” này có thể nhanh, chậm, khó hay dễ khác nhau và chính điều đó khiến mỗi bà bầu có mức độ nghén không giống nhau. Người nghén nhẹ có khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Người nghén nặng thì có thể bị nôn, nôn nhiều, không ăn được, thậm chí sợ những thức ăn vốn quen thuộc với họ… Có người thì trong thời kỳ nghén luôn cảm thấy buồn ngủ. Đây là tình trạng nghén gây ức chế thần kinh và ngủ là phản xạ để cơ thể giải tỏa.
Đa phần thai phụ hay nghén ở trong ba tháng đầu của thai kỳ, sau đó, khi cơ thể mẹ đã “làm quen” dần với phôi thai thì mức độ nghén cũng giảm dần và hết. Tuy nhiên, cũng có một số ít người nghén đến tận khi sinh. Bình thường, đa số các trường hợp nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và em bé.
Ảnh minh họa.
Triệu chứng nghén nặng khi mang thai
Những triệu chứng thường gặp khi thai phụ bị nghén nặng là:
- Ói mửa liên tục.
- Ăn ít, thậm chí không ăn được thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt, sút cân, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Giảm cân> 5% trọng lượng trước khi mang thai.
- Mất nước quá nhiều dẫn đến rối loạn điện giải, nhiễm toan cetone máu
- Một biến chứng nghiêm trọng của chứng nghén nặng là bệnh não Wernicke.
Điều trị nghén nặng khi mang thai
Thường những trường hợp ốm nghén nặng, phương pháp điều trị cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống, bù lại nước, điện giải vừa đủ và sử dụng một số loại thuốc giảm nôn nghén.
Video đang HOT
Thay đổi lối sống
- Tránh các tác nhân có khả năng làm trầm trọng thêm buồn nôn và nôn, bao gồm một số loại thức ăn hoặc mùi nhất định như nếu sợ mùi cơm thì có thể ăn bún, phở, mì,… hoặc nếu sợ mùi tanh thì nên tránh khi chế biến…
- Nên ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên thay vì ăn bữa lớn. Ngược lại tình trạng bụng đói cũng dễ gây tăng dịch vị dạ dầy, kích thích cảm giác buồn nôn
- Ưu tiên các loại thức ăn dễ hấp thu dễ tiêu hóa.
- Chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
- Môi trường sống, tâm trạng người mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ nghén, do đó nên tạo không gian sống thoáng mát, luôn lạc quan, tránh các suy nghĩ tiêu cực và nên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với bạn bè, người thân…
Nếu tình trạng nghén quá nặng, không thể ăn, uống gì được mà nôn liên tục, bạn cần nhập viện để được các bác sĩ điều trị tích cực.
Sử dụng thuốc chống nôn và các loại thuốc phòng ngừa biến chứng
Thuốc chống nôn là chìa khóa để điều trị thành công chứng nghén nặng. Những thuốc này cần có sự cân nhắc của bác sỹ chuyên khoa. Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng trong thai kỳ với liều chuẩn để điều trị buồn nôn và nôn mửa:
- Thuốc đối kháng thụ thể H1: cyclizine và promethazine.
- Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin: prochlorperazine và chlorpromazine.
- Thuốc đối kháng Dopamine: metoclopramide và domperidone.
- Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3: ondansetron.
Bệnh não Wernicke có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng cách thay thế thiamine. Thiamin (vitamin B1) nên được chỉ định ở những phụ nữ bị nôn mửa liên tục. Ngoài ra bác sỹ có thể xem xét chỉ định cho sử dụng Corticosteroid, Pyridoxine (vitamin B6),…trong điều trị nghén nặng khi có thai.
- Những dịch truyền có thể lựa chọn gồm natri clorid 0,9% và dung dịch tiêm Hartmann (sodium lactate).
- Tránh sử dụng dịch truyền chứa glucose vì glucose có thể làm nặng thêm bệnh não Wernicke ở những bệnh nhân bị thiếu thiamine.
- Hạ natri máu là kết quả của việc nôn liên tục, vì vậy cần bổ sung từ từ, nếu bổ sung nhanh có thể tăng nguy cơ rối loạn thần kinh.
- Hạ kali máu cũng cần được hiệu chỉnh, sử dụng 40mmol kali (K ) cho mỗi lít dịch truyền tương thích.
- Cân bằng chất lỏng và điện giải nên được đánh giá thường xuyên và hiệu chỉnh khi thích hợp.
Kết luận
Nghén nặng là một trong những tình trạng ít gặp, tuy nhiên nếu nó xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, cũng như sức khỏe của em bé trong bụng. Nếu có những dấu hiệu nghén nặng kể trên, các mẹ bầu không nên chủ quan mà cần cố gắng khắc phục, có thể nên gặp bác sỹ để được hỗ trợ điều trị phù hợp. Một số trường hợp nghén nặng nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ bầu bác sỹ có thể đình chỉ thai nghén để đảm bảo an toàn cho mẹ.
Theo CSTY
Mang thai và bệnh cao huyết áp
Khi kiểm tra mức huyết áp ở sản phụ cao hơn mức huyết áp tâm thu (90 - 139mmHg) có thể kết luận là thai phụ bị tăng huyết áp.
Ở người bình thường, huyết áp cao là nguyên nhân của nhiều bệnh như đái tháo đường, bệnh thận và một số biến chứng tim mạch ... Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai lại càng nguy hiểm hơn.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là số đo sức co bóp của tim đẩy máu đi trong động mạch để nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) từ 90 - 139 mm Hg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) từ 60 - 89 mm Hg.
Tăng huyết áp là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tăng huyết áp có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.
Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ:
Khi mang thai, có các thay đổi sinh lí về tim, mạch như nhịp tim nhanh, tăng lượng máu, một số bộ phận của cơ thể tăng sinh mạch máu, nên cần lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai... Chính vì thế, việc theo dõi huyết áp ở người mang thai là vô cùng quan trọng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Đối với thai phụ: Nếu cùng với chứng huyết áp cao, thai phụ còn bị bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông... Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.
Đối với thai nhi: Khi người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng...
Những yếu tố thuận lợi gây tăng huyết áp
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý...Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường... cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một số bệnh lí mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường...
Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp
Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.
Điều trị và phòng ngừa
Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.
Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp protein niệu phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.
Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai. Tăng huyết áp trong thời kì mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.
Theo Cuasotinhyeu.
Trùng roi sinh dục (Trichomonas) Bệnh trùng roi sinh dục (trichomonas) được gây ra bởi một sinh vật đơn bào ky sinh ở âm đạo nữ giới và trong niệu đạo nam giới. Bệnh thường có biểu hiện tiết nhiều khí hư bọt vàng, xanh ở phụ nữ, âm đạo sưng tấy, đau buốt,.. .Ở nam giới cũng có hiện tượng tiết dịch ở dương vật kèm thêm...