Điều trị nấm móng
Nhiễm nấm móng thường khó điều trị, dễ bị tái phát ngay cả khi tình trạng móng tay của người bệnh được cải thiện.
Ảnh minh họa
Nhiễm nấm móng bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Triệu chứng thường gặp là móng trở nên dày, giòn, xốp và dễ nát. Nấm phá hủy từ ngoài vào trong khiến màu móng tối, gây đau, vỡ vụn ở mép. Tình trạng nặng có thể xuất hiện mủ, sưng đỏ, gây đau ngứa, khi ngửi có thể nghe mùi hôi dẫn đến mất thẩm mỹ.
Bệnh do sinh vật nấm gây nên, phổ biến nhất là nấm dermatophyte. Nấm men và nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng móng.
Nhiễm nấm móng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người cao tuổi do lưu thông máu giảm sút hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Người thường xuyên tiếp xúc với nước, ra mồ hôi nhiều, mắc bệnh lý tiểu đường, suy giảm miễn dịch cũng dễ bị nấm móng.
Để chẩn đoán và xác định nấm móng, bác sĩ cạo một số mảnh vỡ từ dưới móng tay để phân tích. Các mảnh vỡ có thể được kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Biết được nguyên nhân gây ra nhiễm trùng sẽ giúp xác định quá trình điều trị tốt nhất.
Nấm móng tay khó chữa khỏi hoàn toàn, dễ tái nhiễm.
Đối với nhiễm trùng nhẹ đến trung bình, có thể vẽ sơn móng tay ciclopirox lên móng tay bị nhiễm và da xung quanh mỗi ngày một lần. Sau bảy ngày, lau sạch các chất này trên móng với rượu rồi tái khám để bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp. Bác sĩ cũng có thể dùng thuốc bôi kháng nấm hoặc thuốc đường uống tùy tình trạng của bệnh nhân.
Video đang HOT
Móng tay bị nhiễm trùng nặng hoặc rất đau đớn, bác sĩ phẫu thuật bỏ móng hoặc dùng laser để điều trị, loại bỏ hoàn toàn nấm móng.
Để ngăn ngừa nấm móng tay và giảm nhiễm khuẩn tái phát, nên giữ móng tay ngắn và sạch sẽ. Bàn tay và bàn chân luôn khô ráo, kể cả giữa các ngón chân sau khi tắm. Đeo găng tay cao su nếu phải thường xuyên tiếp xúc với nước và thay tất thường xuyên khi bị đổ nhiều mồ hôi.
Chọn giày làm bằng vật liệu thông thoáng. Bỏ giày cũ hoặc xử lý chúng bằng chất khử trùng, bột chống nấm. Luôn mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ. Không đi chân đất ở những nơi công cộng.
Không dùng chung đồ dùng với người bị nấm móng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng móng bị nấm của người bệnh. Gia đình có người bị nấm móng tay, bạn cần có ý thức phòng bệnh, tránh đi chân trần trong nhà, hong khô bàn tay, bàn chân sau khi tắm. Rửa tay sau khi chạm vào móng tay bị nhiễm nấm, bởi bệnh có thể lây từ móng tay này sang móng tay khác.
Đây là trái cây gây hại cho gan hơn rượu, rút ngắn tuổi thọ mà nhiều người vẫn ăn
Có một số loại trái cây gây hại gan hơn cả uống rượu nhưng không ít người vẫn thoải mái dùng mà không hay biết về tác hại của chúng.
Trong các cơ quan nội tạng, gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ phân hủy, chuyển hóa và bài tiết chất độc. Tuy nhiên chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có thể làm tổn thương tế bào gan, gây rối loạn chức năng gan, từ đó gây ra bệnh gan và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Có một số loại trái cây được công bố gây hại gan hơn uống rượu nhưng không ít người vẫn cố ăn.
Để tiết kiệm tiền, nhiều người trung niên và cao tuổi thường thích mua trái cây giảm giá nhưng lại không chú ý đến chất lượng. Tuy nhiên, những loại quả này không phải lúc nào cũng tươi, một số người bán có thể bán những quả đã bị nấm mốc sau khi bị va đập. Ăn thường xuyên trái cây bị hỏng, nấm mốc sẽ khiến chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi trái cây bị nấm mốc hoặc thối dập sẽ tạo ra một số lượng lớn vi khuẩn, trong đó có thể có nấm Aspergillus sản sinh ra độc tố aflatoxin.
Đây là chất rất độc khi được gan chuyển hóa sau khi vào cơ thể người, nó sẽ là "sát thủ" đối với gan, có thể làm tổn thương tế bào gan, gây chết tế bào gan trên diện rộng, giảm chức năng gan. Bác sĩ khuyến cáo: Nếu trái cây bị nấm mốc, hãy vứt bỏ càng sớm càng tốt để tránh bị bệnh gan.
Nếu trên cơ thể xuất hiện 4 triệu chứng dưới đây thì có thể bệnh gan sắp đến, hãy nhanh chóng nuôi dưỡng, bảo vệ gan.
1. Hôi miệng
Ăn thực phẩm nặng mùi như tỏi hoặc sầu riêng sẽ gây hôi miệng tạm thời và mùi vị sẽ biến mất sau khi đánh răng và súc miệng. Nếu tình trạng hôi miệng xảy ra không rõ lý do hãy cảnh giác hơn, đó có thể là do bệnh gan gây ra. Gan bị bệnh, hệ tuần hoàn chuyển hóa yếu, amoniac và methyl mercaptan không thể chuyển hóa và đào thải một phần qua đường miệng gây hôi miệng. Mùi hôi lẫn lộn với mùi táo thối và tanh, hắc, hắc rất khó chịu.
2. Chán ăn
Thấy thèm ăn nhưng không ăn được, dạ dày không có vấn đề gì thì có thể do gan kém. Bệnh gan sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan, lượng mật giảm đi rất nhiều, thức ăn đọng lại trong dạ dày và ruột khó tiêu hóa nên sẽ có cảm giác chán ăn.
3. Đau vùng gan
Đau vùng gan là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm gan, xơ gan, bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Vùng bụng trên bên phải của cơ thể con người là nơi chứa gan nên còn được gọi là vùng gan. Nếu có đau ở đây thì phần lớn là đau âm ỉ dai dẳng. Gan phát bệnh, các tế bào gan bị sung huyết và sưng lên, các mô gan cũng phì đại, kéo theo các đầu dây thần kinh trên nang gan và gây ra các cơn đau.
4. Mắt vàng
Đôi mắt của một người khỏe mạnh phải trong và sáng, với củng mạc (lòng trắng) có màu trắng. Nếu củng mạc có màu vàng và trông xỉn màu, tốt nhất bạn nên đi khám gan, rất có thể là do bệnh gan. Vàng củng mạc là biểu hiện bên ngoài của việc tăng bilirubin trong cơ thể. Gan bị tổn thương, quá trình ức chế và chuyển hóa bilirubin bị cản trở, hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao, tiếp xúc với elastin của củng mạc mắt, sau đó củng mạc sẽ bị vàng.
Để duy trì sức khỏe của gan, nên thực hiện 2 việc mỗi ngày
1. Uống nhiều nước
Nước là cội nguồn của sự sống con người, uống nước mỗi ngày tạo môi trường tốt cho gan, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giải độc tố. Ngoài bổ sung nước lọc, có thể uống trà hoa cúc để bảo vệ gan.
Hoa cúc có tính hàn, rất mát nên thường dùng để giải nhiệt và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, loại trà này không những giải độc gan tốt mà còn giúp hỗ trợ chữa đau dạ dày, chứng mất ngủ, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư.
Hoa cúc sau khi hái về được rửa sạch bụi bẩn và để vào chỗ khô lạnh cho héo khô hoặc sấy khô. Trà hoa cúc có thể pha chung với mật ong, cam thảo, táo đỏ, atiso... để thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, mát gan... Nên sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày giúp làm giảm mỡ máu, tan mỡ và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
2. Luyện tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để duy trì gan và tăng tốc độ trao đổi chất. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể, tăng tốc độ bài tiết chất độc và tạp chất, giảm gánh nặng cho gan, giảm khả năng mắc bệnh gan. Tập luyện phải kiên trì trong thời gian dài mới có tác dụng, hãy chọn một số bài tập aerobic mà bạn thích 30 phút mỗi ngày để đạt được kết quả lý tưởng là duy trì sức khỏe của gan.
4 bệnh trẻ em hay mắc vào mùa thu Phấn hoa, vi sinh vật, nấm mốc,... là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh trẻ em vào mùa thu. Vào mùa thu, dưới sự thay đổi của nhiệt độ cũng như sự phát triển nhanh chóng của nấm mốc hay virus và vi khuẩn thì trẻ em rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp hay...