Điều trị nấm miệng đúng cách cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị nấm nhẹ có thể tưa miệng 3 lần một tuần, nặng thì phải dùng thuốc kháng nấm.
Ảnh minh họa
Nấm candian là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn vì đau miệng, lâu dài bị rát họng, viêm phổi, viêm phế quản… Khi bị nấm, niêm mạc má và lưỡi của trẻ xuất hiện những mảng trắng như sữa, bám dính chặt khó bóc tách.
Theo bác sĩ Đào Thị Mai, nghiên cứu sinh khoa Y trường Đại học tổng hợp Saint-Petersburg, trẻ ở mỗi độ tuổi có mức độ nhiễm nấm và cách điều trị khác nhau:
Trẻ sơ sinh
Trẻ lây nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh nở hoặc khi bú sữa mẹ. Để chữa trị, dùng nước lá rau ngót hoặc nước muối để rửa và tưa miệng cho trẻ 3 lần một tuần. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ cần vệ sinh cẩn thận khi cho trẻ bú.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Nguyên nhân bệnh chủ yếu ở tuổi này là do lạm thuốc kháng sinh. Nếu cơ địa của trẻ yếu, nấm sẽ phát triển và lan trắng vùng miệng khiến bệnh nặng hơn. Cần vệ sinh đồ ăn dặm, không mớm đồ ăn, không ăn thức ăn quá nóng và phải chế biến sạch sẽ. Dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước để vệ sinh miệng sau khi ăn.
Do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên khi điều trị không nên tưa hết nấm trong một lần và bóc mạnh nấm trên lưỡi trẻ. Bệnh nặng thì phải gặp bác sĩ để dùng thuốc kháng nấm, cả thuốc bôi và thuốc uống để điều trị.
Phòng ngừa
Video đang HOT
- Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên.
- Không cho trẻ ngậm ti giả quá lâu, không bú sữa mẹ quá 20 phút, không ngậm ti mẹ khi đi ngủ.
- Hạn chế trẻ ăn vặt, bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo môi trường cho nấm sinh sôi.
- Khi trẻ bị nấm, cần tuân thủ uống thuốc bác sĩ kê toa và không tự ý dùng thuốc kháng nấm cho trẻ.
Thùy An
Theo VNE
Kiểm tra ngay lưỡi của bạn để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại
Lưỡi thường là cơ quan ít được quan sát tới, tuy nhiên chúng lại có thể nói lên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn đang tốt hay xấu.
Lưỡi nằm trong khoang miệng và thường ít được quan sát tới, tuy nhiên, đây lại là một trong những cơ quan đầu tiên trong cơ thể có thể cảnh báo cho bạn biết về những vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải. Khi cơ thể khỏe mạnh, lưỡi sẽ có màu hồng, sạch và được bao phủ bởi những gai vị giác. Bạn nên thường xuyên quan sát lưỡi để nắm bắt được sức khỏe bản thân. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên lưỡi và lời cảnh báo của chúng về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Lưỡi có màu đỏ tươi
Lưỡi mang màu đỏ tươi như quả dâu tây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt một vài dưỡng chất. Nếu lưỡi có màu đỏ tươi, có nghĩa là trong cơ thể bạn không có đủ sắt hoặc vitamin B12. Đi cùng với màu sắc đỏ, lưỡi sẽ trở nên mịn hơn và bạn có thể cảm thấy các gai vị giác dần biến mất. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cảm giác đau, xót khi bạn ăn uống đồ cay nóng. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ và xem xét lại chế độ ăn uống của mình.
Lưỡi có mảng bám nâu đen
Mảng bám màu nâu hoặc đen trên lưỡi trông có thể khá đáng sợ, tuy nhiên chúng lại không hề nguy hiểm. Những mảng bám này chỉ là kết quả của việc vệ sinh răng miệng không kỹ, hút thuốc lá hoặc uống nhiều cà phê, trà đen. Đi cùng với những mảng bám này thường là hơi thở có mùi. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên từ bỏ những thói quen xấu gây ra mảng bám, đồng thời vệ sinh lưỡi mỗi ngày bên cạnh việc chải răng.
Lưỡi có nhiều mảng bám màu trắng
Có nhiều mảng bám màu trắng trên lưỡi là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nấm men hoặc nấm Candida. Những mảng bám này xuất hiện khi vi khuẩn Candida albicans và nấm men phát triển quá mức trong khoang miệng. Nấm men thường phát triển quá mức khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, hoặc dùng quá liều kháng sinh hay mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp. Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời đến gặp bác sĩ để chữa trị triệt để tình trạng này.
Xuất hiện nhiều vết nứt trên lưỡi
Nứt lưỡi là tình trạng thường xuất hiện ở người lớn tuổi, do đây là một quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở độ tuổi trẻ mà trên lưỡi xuất hiện nhiều vết nứt thì điều này có thể do những thủ thuật nha khoa như cấy ghép răng, niềng răng đã được thực hiện sai kỹ thuật. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp nha sĩ để chỉnh sửa lại thủ thuật nha khoa.
Nứt lưỡi thường không cần điều trị, dù vậy bạn vẫn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng với bàn chải mềm, và đặc biệt chú trọng đến chải lưỡi để loại bỏ các mảng bám hay vụn thức ăn. Nếu không, vi khuẩn tích tụ trong những đường nứt có thể gây ra hôi miệng, nhiễm trùng, trường hợp nặng có thể gây đau dữ dội và sốt cao.
Xuất hiện đốm trắng nhỏ trên lưỡi
Những đốm trắng nhỏ có thể là dấu hiệu kích ứng lưỡi, ví dụ như sự cọ xát của những chiếc răng hay niềng răng. Nhưng trong phần lớn trường hợp, những đốm trắng này là kết quả của sự gia tăng sản xuất tế bào ở những người hút thuốc. Có từ 5 - 17% những đốm trắng này là tế bào tiền ung thư. Nếu các đốm trắng này không tự biến mất sau vài tuần thì đây là lúc bạn cần đến bác sĩ để thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
Lưỡi có đốm đỏ và mụn nước
Các đốm đỏ và mụn nước trên lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với một chứng bệnh thông thường, đó là nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu các đốm đỏ và mụn này không tự biến mất mà tồn tại trong thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay bởi đó là dấu hiệu của căn bệnh ung thư lưỡi.
Cảm giác nóng rát
Cảm giác nóng rát ở lưỡi thường xảy ra khi bạn bị dị ứng với một số thành phần trong sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng. Ngoài ra, cảm giác nóng rát lưỡi còn xảy ra phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ đầu mãn kinh, do sự thay đổi đáng kể của những nội tiết tố trong cơ thể.
Lưỡi có vết loét và sưng đau
Trên lưỡi xuất hiện những vết loét, gây sưng và đau đớn thì đây là dấu hiệu của bệnh nấm miệng. Căn bệnh này phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên cũng có đến 20% người lớn mắc phải. Các vết loét là tín hiệu cảnh báo hệ miễn dịch của bạn đang yếu đi. Các vết loét lành tính thường biến mất trong vòng hai tuần, nếu như chúng vẫn xuất hiện dai dẳng thì bạn nên đi khám bác sĩ, bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tập trung cải thiện hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thêm nhiều vitamin cho cơ thể.
Nguồn: Brightside
Có những dấu hiệu sức khỏe này thì không nên chủ quan bỏ qua mà cần lập tức đi khám ngay Bất kỳ một hiện tượng khác thường nào trên cơ thể cũng có thể ngầm cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà bạn không nên chủ quan bỏ qua. Trong cuộc sống thường ngày, có rất nhiều căn bệnh nguy hiểm nhưng không có dấu hiệu rõ ràng nên khiến chúng ta khó nhận biết được. Tuy nhiên, trên thực...