Điều trị hở eo cổ tử cung cho chị em phụ nữ
Ngày nay, hở eo cổ tử cung là vấn đề không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị là điều vô cùng quan trọng.
Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, các bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Hở eo tử cung được điều trị thế nào?
Nếu bạn chưa được 24 tuần thai mà kết quả siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn hơn 25 mm và xuất hiện những dấu hiệu hở eo tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện khâu vòng cổ tử cung để làm giảm nguy cơ sinh non.
Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật giúp cổ tử cung đóng kín lại bằng cách dùng một sợi chỉ chắc để khâu cổ tử cung. Sau khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi vài ngày. Trong thời gian đó, bạn có thể bị chảy máu hoặc đau bụng ít. Vì vậy, bạn cần phải hạn chế quan hệ hoặc ngừng quan hệ cho đến ngày sinh.
Biện pháp khâu vòng cổ tử cung cũng mang lại hiệu quả cho những mẹ bầu từng sẩy thai hay sinh non trong tam cá nguyệt thứ 2. Nếu bạn từng mắc phải những trường hợp trên, bác sĩ sẽ chỉ định khâu vòng cổ tử cung từ tuần thứ 12 đến 14 của thai kỳ trước khi cổ tử cung bắt đầu biến đổi.
Một số mẹ bầu được chỉ định khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng (TAC). Phương pháp này không giống như các thủ thuật khâu vòng khác, vốn được thực hiện qua ngả âm đạo và không hề để lại bất kỳ vết sẹo nào trên cơ thể.
Phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng có thể được thực hiện giữa các lần mang thai hoặc trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ nhất. Phẫu thuật này sẽ để lại một vết mổ khá lớn trên bụng và bạn cần phải nằm lại bệnh viện ít nhất một đêm.
Nếu phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng, bạn sẽ phải sinh mổ. Đối với những mẹ bầu từng sinh non tự phát trước đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng progesterone mỗi tuần, từ tuần thứ 16 để làm giảm nguy cơ sinh non lần nữa.
Sau khi thực hiện phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra sự thay đổi cổ tử cung đến khi chỉ khâu ở cổ tử cung được lấy ra, thường là tuần thứ 37. Lúc này, bạn có thể yên tâm chờ đợi đến lúc chuyển dạ.
Một số bác sĩ chỉ định mẹ bầu nghỉ ngơi tại giường để ngăn tình trạng chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh điều này là đúng, thậm chí nó còn có tác động tiêu cực cho mẹ bầu. Thay vào đó, mẹ bầu nên tránh hoạt động quá sức và hạn chế quan hệ.
Nếu mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, bác sĩ sẽ chỉ định dùng steroid kết hợp với các loại thuốc khác để ngăn chặn tình trạng này và giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh hơn.
Video đang HOT
Có cần thực hiện lại khâu vòng cổ tử cung cho lần mang thai kế tiếp?
Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng cổ tử cung bằng siêu âm để đảm bảo rằng bạn không cần phải thực hiện thủ thuật khâu vòng nữa.
Có thể mang thai nếu đã phẫu thuật khâu vòng tử cung qua thành bụng?
Bạn vẫn có thể mang thai một cách bình thường vì vết khâu vòng tử cung qua thành bụng vẫn có khả năng tiếp tục giúp giữ cổ tử cung trong những lần mang thai sau đó.
Hy vọng rằng bài viết đã cho bạn những thông tin hữu ích về cách chữa trị hở eo cổ tử cung. Chúc bạn có những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé!
Theo Hellobacsi
Dị ứng tinh trùng: Nguyên nhân và cách điều trị
Bạn thường nghe nói dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, còn dị ứng tinh trùng thì sao? Triệu chứng của nó hay nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa hay dị ứng khác.
Cơ thể con người là một cỗ máy rất phức tạp, đặc biệt là cơ quan sinh sản của phụ nữ. Cơ quan này không chỉ phức tạp về cấu trúc mà chức năng của nó cũng rắc rối không kém. Đôi khi, cơ quan này còn phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch, dẫn đến dị ứng tinh trùng. Điều đặc biệt là ít người nhận ra mình bị dị ứng tinh trùng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách điều trị nó thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thành phần tinh dịch
Để tìm hiểu về dị ứng tinh trùng, trước tiên, bạn cần biết tinh dịch gồm những gì. Một số chất có trong tinh dịch là: axít citric, kali, kẽm, các axít amin tự do, enzyme, fructose, prostaglandin, phosphorylcholine, axít ascorbic, axít uric, natri, nitơ, axít lactic, cholesterol, protein, glycoprotein, clo, canxi, vitamin B12...
Dị ứng tinh trùng là gì?
Dị ứng tinh trùng là một tình trạng khá hiếm gặp. Hơn nữa, nếu khi "yêu", chồng sử dụng bao cao su thì bạn sẽ không biết được mình bị bệnh. Tinh trùng phải tiếp xúc trực tiếp với cơ thể phụ nữ mới xảy ra hiện tượng dị ứng. Ngoài ra, các triệu chứng của tình trạng này thường giống với bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, bệnh này rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh như:
Viêm âm đạoNhiễm trùng đường tiết niệuBệnh herpesBệnh lây truyền qua đường tình dụcBị nấm.Nguyên nhân gây dị ứng tinh trùng
Dị ứng với tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.
Các triệu chứng của dị ứng tinh trùng
Tình trạng này xảy ra do cơ địa của mỗi người, nhưng nó cũng có thể lây lan. Sau từ 10 - 20 phút tiếp xúc với tinh trùng, các dấu hiệu dị ứng xuất hiện. Dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở vùng âm đạo mà còn xuất hiện ở những bộ phận khác, nơi tinh dịch tiếp xúc. Một số triệu chứng dị ứng tinh trùng phổ biến:
Ngứa ngáy vùng kínPhát banNóng rátĐau thắt ngựcBất tỉnh (nếu bị nặng). Nếu thấy choáng váng, hãy đến bệnh viện ngay.Khò khèĐau đầu nhẹSưngKhó thởCó cảm giác bỏng rát khi đi tiểuNổi mề đay hoặc mụn nướcSốc phản vệ.Chẩn đoán dị ứng tinh trùng
Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng tinh trùng hoặc có các triệu chứng bất thường, hãy đến bác sĩ phụ khoa khám. Để xác định bạn có bị dị ứng tinh trùng hay không, bác sĩ sẽ sử dụng một số kỹ thuật sau:
1. Test trong da
Bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật gọi là test trong da để xác nhận xem bạn có bị dị ứng tinh trùng hay không. Test trong da sẽ được tiến hành bằng cách tiêm vào trong da bạn một ít tinh trùng của người chồng.
2. Sử dụng bao cao su
Cách đơn giản nhất để xác định xem bạn có bị dị ứng tinh trùng không là sử dụng bao cao su. Nếu sau khi quan hệ, bạn không có các triệu chứng dị ứng như trước đây thì có khả năng bạn đã bị dị ứng tinh trùng.
3. Thử nghiệm tinh trùng cách ly
Thử nghiệm này còn được gọi là thử nghiệm lấy da. Khi làm xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm một số tinh trùng đã được tách ra và một ít tinh dịch vào cơ thể phụ nữ. Nếu người vợ bị dị ứng tinh trùng, cơ thể sẽ có phản ứng mạnh. Nếu không thì cơ thể sẽ không có phản ứng.
Dị ứng tinh trùng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ?
Dị ứng tinh dịch không gây vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn quá nhạy cảm thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên có thai theo cách thông thường. Trong những trường hợp này, bạn nên cần đến sự trợ giúp về y tế.
Ảnh hưởng của dị ứng tinh trùng
Ngoài việc khiến cơ thể khó chịu, dị ứng tinh trùng còn ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Phụ nữ thường ngại "yêu" khi gặp phải các vấn đề sinh lý. Và việc này sẽ dễ dẫn đến rạn nứt trong cuộc sống hôn nhân. Do đó, cả hai vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện với nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hướng giải quyết.
Điều trị dị ứng tinh trùng
Nếu bạn bị dị ứng tinh trùng, bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp điều trị sau:
1. Phương pháp giải mẫn cảm
Mỗi ngày bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ tinh dịch của chồng vào cơ thể bạn để bạn tiếp xúc dần dần. Tuy nhiên, để tăng tỷ lệ thành công, bác sĩ sẽ đề nghị bạn quan hệ tình dục thường xuyên hơn.
2. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Nếu cơ thể bạn vẫn phản ứng mạnh với tinh trùng dù đã được điều trị thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung để thụ thai. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm tinh trùng đã được tách ra khỏi tinh dịch vào cơ thể bạn ở thời điểm rụng trứng để tăng cơ hội mang thai.
Mục đích chính của phương pháp này là tăng khả năng chịu đựng tinh trùng. Mặc dù cơ chế chính xác của phương án điều trị này vẫn chưa rõ ràng nhưng các bác sĩ cho rằng việc bơm tinh trùng vào cơ thể thường xuyên sẽ giúp tạo ra kháng thể chống lại các protein tinh dịch. Tuy nhiên, đừng thử phương pháp này nếu không có sự đồng ý của bác sĩ vì nó có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa mạng sống.
Dị ứng tinh trùng là một vấn đề khó xử. Do đó, bạn và chồng phải cùng nhau vượt qua. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách điều trị nhé.
Theo Hellobacsi.
Mang thai giả: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Mang thai giả có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai thường gặp. Thế nên, nắm rõ những đặc điểm của mang thai giả sẽ giúp bạn tránh khỏi thất vọng không đáng có khi cho rằng bản thân đã thật sự mang thai. Mang thai giả hiện là mối quan tâm rất lớn của nhiều chị em....