Điều trị đau cơ ở cổ
Đau cơ ở cổ là một căn bệnh khá phổ biến mà mọi người thường mắc phải, nó gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Trên thực tế, các cơn đau ở cổ thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: tư thế ngủ không phù hợp, xoay cổ không đúng khi luyện tập thể dục thể thao… có người chỉ bị đau một bên có những người đau cả hai bên cổ, cơn đau có thể tại vùng cổ, ở vai và cũng có thể lan xuống tận cánh tay.
Nguyên nhân của đau cơ cổ
Ngày nay, mặc dù với những kỹ thuật y khoa tiên tiến thì việc xác định chính xác nguyên nhân của các cơn đau này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong hầu hết các trường hợp, đau cơ ở cổ có thể là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân dưới đây:
- Hoạt động quá năng động, vượt quá mức cần thiết hoặc làm sai phương pháp như các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần hay nâng vật nặng quá mức.
- Bị chấn thương, tổn thương hoặc gãy xương.
- Tình trạng thoái hóa cột sống, thường gây ra do sự căng thẳng ở các cơ và dây chằng có chức năng nâng đỡ xương sống, hoặc do ảnh hưởng của sự lão hóa.
- Viêm nhiễm các cơ vùng cổ.
- Những phát triển bất thường như khối u hoặc có cảm giác đau nhức trong xương.
- Các cơ không rắn chắc.
Video đang HOT
- Căng hoặc co thắt ở cơ.
- Tư thế ngủ không phù hợp.
- Sử dụng bàn phím máy tính trong thời gian quá dài cũng có thể gây ra những tổn thương cho cổ.
Những biểu hiện chính của cơn đau cơ ở cổ là gì?
Thông thường, những cơn đau sẽ xảy ra ở khu vực xung quanh cổ và ảnh hưởng đến vùng cơ của cổ, cơn đau có thể khu trú tại chỗ hay lan tỏa đến vai hoặc vùng xương dẹt giữa hai vai. Chúng còn có thể phát triển rộng xuống cánh tay, chân hoặc lan lên vùng đầu, gây đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên. Phần cơ ở cổ sẽ bị căng, đau, sờ vào thấy cứng, các cơn đau buốt có thể gia tăng bất thường nếu thay đổi tư thế cổ trong trường hợp quay đầu về một bên, tình trạng này vẫn thường được dân gian gọi là chứng “vẹo cổ”. Cơn đau này có thể xuất phát ở phần đáy sọ, có thể kèm theo cảm giác đau và yếu ở hai vai, tay. Trong cơn đau, người bệnh có cảm giác đau rát như bị kim châm hoặc ngứa ran ở tay và các ngón tay.
Điều trị như thế nào?
Trong phần lớn các trường hợp, các cơn đau cổ đều có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc Tây, chườm nóng, chườm lạnh và nghỉ ngơi. Một số bí quyết sau đây sẽ rất hữu ích, giúp nhanh chóng điều trị cơn đau:
- Chườm nóng và lạnh luân phiên cứ mỗi 2 giờ lại chườm một lần, mỗi lần trong khoảng 15 phút, chườm ở những vùng mô mềm. Biện pháp này giúp giảm sưng và tránh bị chuột rút ở các cơ.
- Nhẹ nhàng đảo đầu về một bên, bắt đầu từ bên phải rồi thay đổi từ từ sang trái. Cố gắng chạm cằm vào ngực nhằm kéo phần cổ xuống thấp, duy trì tư thế trong khoảng 10 giây rồi mới đổi bên.
- Khi ngồi nhìn thẳng về phía trước, cần ngồi ở tư thế thẳng, giữ cho đầu và cổ nằm ở vị trí chính giữa.
- Mát-xa nhẹ nhàng vùng cổ.
- Uống thuốc kháng viêm, thuốc giảm phù nề và giảm đau.
- Cố gắng duy trì những hoạt động bình thường để giúp các cơ ở cổ luôn hoạt động.
Làm sao để phòng ngừa?
- Thả lỏng hai vai, hạ cằm và giữ thẳng đầu để giúp cổ luôn chắc chắn, thẳng và được thoải mái.
- Khi ngủ cần nằm gối thấp, tránh nằm sấp khi ngủ.
- Cần tránh sự căng thẳng trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Khi làm việc, tránh cúi đầu quá thấp hoặc nghiêng đầu sang một bên quá lâu.
- Luôn thay đổi vị trí và thả lỏng các cơ, căng duỗi cơ thể thường xuyên.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, giúp các khớp xương và phần cơ ở cổ được dẻo dai và khỏe mạnh.
BS. HỒ VĂN CƯNG
Theo SK&ĐS
6 thói quen dẫn theo chứng đau nhức
Đau lưng, đau cổ, đầu gối và chân tay luôn nhức mỏi... thường xuyên có thể bắt nguồn từ chính những thói quen hàng ngày.
1. Tư thế sử dụng máy tính
Nếu dáng ngồi giống chữ C (cong lưng, vai, đầu cúi xuống và hướng ra phía trước) trong khi ngồi trước máy tính hàng giờ thì sẽ có khả năng mắc nhiều chứng bệnh.
Theo BS Michael Hisey, giám đốc Viện Texas Back (Mỹ), đa phần không để ý tới tư thế ngồi làm việc và điều này có thể gây co thắt cơ, thoái hóa khớp (cột sống...) và một số vấn đề khác. Vì thế trong khi làm việc, hãy đặt hai chân lên sàn nhà, khuỷu tay đặt cong thành một góc 90 độ, cổ tay đặt ngay ngắn trên bàn, đầu thẳng và ngả nhẹ về phía sau, cổ dài, vai ở tư hơi nghiêng ra sau, thư giãn.
Sau nửa giờ, nên rời khỏi bàn và đi bộ một vòng quanh văn phòng. Các chất nhờn trong khớp sẽ được tăng tiết, giúp tránh được cảm giác đau nhức.
2. Thói quen ngồi nhiều
Nếu nghĩ rằng việc phải thở hổn hển tại phòng tập thể dục mới là lý do gây đau nhức thì bạn đã lầm. Chính thói quen không chịu di chuyển, đi lại có thể tạo ra những cơn đau kinh khủng hơn nhiều. Theo các nghiên cứu trong văn bản lưu trữ sức khỏe nghề nghiêp và môi trường quốc tế, những người thường xuyên ngồi một chỗ sẽ dễ bị đau lưng và đau cổ hơn so với những người phải thường xuyên làm những công việc đi lại nhiều.
Những người thường xuyên ngồi một chỗ sẽ dễ bị đau lưng và đau cổ hơn so với những người phải thường xuyên làm những công việc đi lại nhiều. (anh minh hoa)
Vì vậy, để không bị đau nhức, nên dành 3 giờ một tuần để tập aerobic; tham gia lớp tập thể dục hai lần một tuần và vào thứ Bảy hàng tuần có thể chạy bộ... Tập thể dục có thể làm dịu các cảm giác khó chịu khác, làm tăng hàm lượng beta-endorphins, một chất làm giảm những chỗ đau nhức.
3. Đôi giày
Ai cũng biết việc đi giày cao gót là không tốt cho lưng nhưng giày bệt cũng nguy hiểm không kém. Theo Jacqueline Sutera, phát ngôn viên của hiệp hội y khoa các chứng bệnh về chân tại thành phố New York, những đôi dép tông dễ thương nhưng thiếu sự hộ trợ về hình dáng có thể phá hỏng những đường cong tự nhiên của chân, khiến đầu gối, hông và lưng đau nhức.
Đi giày cao gót vào những dịp đặc biệt, và những đôi dép cao khoảng 5, 6 phân, mềm mại, thoải mãi, chắc chắn, và có đế băng cao su sẽ là lựa chọn số một trong việc đi lại.
4. Ngủ nhiều vào ngày thứ Bảy
Thật thoải mái khi được ngủ nướng vào dịp cuối tuần nhưng thưc chất, nằm nhiều trên giường quá 8 tiếng có thể gây đau nhức. Chuyển động là rất quan trọng để giữ cho cơ bắp, gân, dây chằng và xương khỏe mạnh.
Thức dậy không sớm quá, lắc nhẹ người hoặc xe đạp với bạn bè sẽ có một ngày thứ Bảy thật dễ chịu.
Những đôi giay bêt, đôi dép tông dễ thương nhưng thiếu sự hộ trợ về hình dáng có thể phá hỏng những đường cong tự nhiên của chân, khiến đầu gối, hông và lưng đau nhức. (anh minh hoa)
5. Thích sử dụng điện thoại
Gọi điện thoại và nhắn tin là cách tuyệt vời để giữ liên lạc với bạn bè nhưng sử dụng 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần có thể dẫn tới việc đau nhức và thương tích. Tay bấm phím điện thoại liên tục có thể khiến gân ngón tay cái đỏ tấy và đau nhức. Giữ điện thoại bên tai trong 20 phút hoặc hơn sẽ gây chứng nhức cơ vai, cơ tay và cơ cổ.
Ít nhắn tin, và sử dụng tai nghe để nói chuyện, bạn sẽ bảo vệ chính bản thân mình.
6. Đeo túi xách quá nặng
Nhiều người thường bỏ tạp chí, quần áo phòng tập thể dục, thậm chí là giày đến nơi làm việc, nhưng theo ý kiến các chuyên gia, đó là một thói quen xấu. Đồ đạc mang theo mỗi ngày có thể tỳ lên dây thần kinh ở vai và thay đổi tư thế, dẫn đến cổ và lưng bị đau.
Một chiếc túi tốt cần có trọng lượng không quá 5% trọng lượng cơ thể.
Hãy thử thay đổi những thói quen trên đây, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức biến mất như chưa từng xuất hiện mà không cần phải dùng tới thuốc.
(Theo Dân tri)
Mặt hại và lợi trong cách sử dụng dầu ăn Thực tế, chất lượng dầu ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng, ngay cả loại dầu mắc tiền nhất vẫn có thể nguy hại tới sức khỏe gia đình bạn. Hiện nay, đa số người tiêu dùng nghĩ rằng thay mỡ động vật bằng dầu ăn khi nấu nướng là an toàn. Nhưng trên thực tế, chất lượng dầu ăn phụ...