Điều trị chứng huyết hư
Theo Đông y, huyết hư là một chứng hậu, nguyên nhân bao gồm tất cả các yếu tố dẫn đến sự thiếu hụt huyết lưu hành trong tạng phủ, kinh mạch, biểu hiện là sự thiếu nuôi dưỡng.
Ảnh minh họa
Huyết là “tinh” của đồ ăn, thức uống, được nạp vào Vị, được Tỳ hóa ra, rồi vận lên Tâm, Tâm dùng chân âm Hỏa mà hóa sắc đỏ cho “tinh” tạo ra huyết. Huyết lại nương vào Phế để lưu thông khắp cơ thể, rồi lại về tàng trữ ở Can. Thận thuộc Thủy, chủ về tất cả Thủy – mà huyết là một loại thủy, nên Thận tinh cũng sinh huyết. Đây là con đường tạo ra và vận hành của huyết trong cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Huyết hư, trong đó, Hư lao là một trong những nguyên nhân chính. Hư lao là tên gọi chung của “ngũ lao, thất thương, lục cực”. “Ngũ lao” chỉ sự hoạt động quá sức của cơ thể làm tổn thương ngũ tạng, gồm tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao. Nội Kinh viết: nhìn lâu hại huyết (Tâm) vì huyết dựa vào mạch chứa đựng, các mạch lại quy về mắt, nằm lâu hại khí (Phế) do khí thuộc Dương, Dương chủ động, tĩnh làm khí trở trệ, ngồi lâu hại cơ nhục (Tỳ) vì Tùy chủ cơ nhục, chủ vận động, đứng lâu hại cốt (Thận) vì Thận chủ cốt tuỷ, cốt vững thì đứng được, đi lâu hại cân (Can) vì Can chủ cân, cân mạnh thì đi được, đó là thương tổn về ngũ lao.
Đông y có những bài thuốc vị thuốc điều trị chứng huyết hư. Điển hình trong số đó là bài thuốc Tứ vật thang.
Bài thuốc Tứ vật thang được ghi trong tác phẩm Thái bình huệ dân- Hoà tễ cục phương, được Danh y Chu Đan Khê trọng dụng. Bài thuốc gồm: thục địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung. Đây là bài thuốc chủ đạo trong điều trị huyết hư, bổ huyết mà không trệ, hành huyết mà không phá, trong bổ có tán, trong tán có thu, giúp điều hòa kinh nguyệt, nên còn được xem là phương thuốc quý của Phụ nữ.
Thục địa là quân dược trong bài thuốc, là vị thuốc được chế từ tiên địa hoàng (rễ tươi của cây địa hoàng), qua cửu chưng cửu sái (chín lần chưng, chín lần phơi) mà thành. Tiên địa hoàng có vị ngọt, đắng, tính hàn- tác dụng thanh nhiệt là chính, còn thục địa có vị ngọt, tính ấm, quy ba kinh âm, bổ huyết là chính. Qua chưng – phơi, thục địa có tác dụng tư bổ Can âm, ích Thận tinh, dưỡng Tâm huyết, là vị thuốc hàng đầu bổ Hạ nguyênĐương quy có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào ba kinh âm. Toàn đương quy tác dụng bổ dưỡng toàn cơ thể. Quy thân có sức bổ huyết mạnh nhất, dùng cho huyết hư nhiều mà không có huyết ứ. Quy vĩ (đuôi của Đương quy) có tác dụng tiêu ứ mạnh, dùng khi huyết hư kèm huyết ứ. Đương quy tu (nhánh bên của củ Đương quy), bổ âm huyết kém hơn, chủ yếu thông kinh lạc
Bạch thược có vị đắng, chua, hơi hàn, quy kinh Can, Tỳ, có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hoà Can chỉ thống. Bạch thược nếu được chế với rượu và sao vàng với cám thì sẽ khử được tính hàn, tăng tác dụng bổ Can, Tỳ.
Xuyên khung có vị cay, tính ôn, quy kinh Can, Đởm. Xuyên khung có vị cay nên có khả năng tán kết, là thuốc “trị huyết trong khí”. Sách Bản thảo hội ngôn có ghi: “vị xuyên khung, thượng hành đầu mục, hạ điều kinh thủy, trung khai uất kết, huyết trung khí dược”, nên dùng cho bệnh khí huyết đều tốt.
Video đang HOT
Huyết là một phần vật chất quan trọng của cơ thể, để tránh làm huyết hư, đạt được đời sống khoẻ mạnh và lâu dài, chúng ta hãy lựa chọn một lối sống tĩnh tại, bớt căng thẳng, bớt áp lực, hoà mình vào thiên nhiên…
Theo kinhtedothi
2 cách nấu Trà Bí Đao giải nhiệt cho mùa hè
Bí đao vốn là một loại rau quả mát nhất, chỉ đứng sau dưa chuột, bắp cải, tương đương với cà chua
Trà bí đao không chỉ là thức uống giải khát thơm ngon, nó còn có tác dụng làm mát gan, giải độc, cung cấp năng lượng cho cơ thể nữa đấy. Chị em thường xuyên dùng trà bí đao sẽ có một làn da khỏe mạnh, sáng đẹp và một vóc dáng cân đối.
NGUYÊN LIỆU NẤU TRÀ BÍ ĐAO
1kg bí đao già
10 lá dứa
100g đường phèn
6g thục địa
2500ml nước lọc
CÁCH LÀM TRÀ BÍ ĐAO
- Bí đao mua về rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ, bỏ ruột và hạt. (Nếu cẩn thận các bạn có thể gọt bỏ vỏ nhé). Lá dứa rửa sạch, buộc thành bó.
- Cho bí đao, thục địa, lá dứa và đường phèn vào nồi cùng nước lọc. Đậy nắp nấu cho sôi, tính từ thời gian sôi đun khoảng 30 phút, cho bí đao và thục địa mềm ra hết chất thì tắt bếp.
- Vớt hết phần cái đi, đợi nước trà bí đao nguội thì lọc nước một lần, cho vào chai thủy tinh để bảo quản trong ngăn mát.
CÁCH NẤU TRÀ BÍ ĐAO ĐƠN GIẢN
1kg bí đao già
10 lá dứa
100g đường phèn
2 khúc mía
1/2 muỗng cafe muối
2500ml nước lọc
THỰC HIỆN NẤU TRÀ BÍ ĐAO ĐƠN GIẢN
- Bí đao rửa sạch, bỏ ruột và hạt, cắt thành các miếng nhỏ. Lá dứa rửa sạch, buộc gọn. Mía rửa sạch, chẻ tư, đập dập.
- Lót mía và lá dứa xuống đáy nồi, cho bí đao, đường phèn và 1/2 muỗng cafe muối vào cùng nước lọc. Đậy vung và nấu sôi. Tính từ thời điểm sôi đung thêm khoảng 30-45 phút nữa là được.
- Vớt bỏ hết phần cái ra, đợi nước nguội, lọc lấy nước trà bí đao sau đó cho vào chai thủy tinh hay dụng cụ chứa, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Trà bí đao dùng hàng ngày rất tốt cho cơ thể. Trà chỉ bảo quản được 2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh do nguyên liệu từ tự nhiên và không dùng chất bảo quản, nên khi nấu trà bí đao chúng ta chỉ nên nấu một lượng vừa đủ dùng cho gia đình mình thôi nhé.
Theo kenhphunu.com
15 phút có ngay cốc trà bí đao sâm dứa vừa mát lại detox cực tốt Mùa nắng nóng đã đến, chị em cập nhật ngay công thức làm trà sâm cực ngon và mát này. Nguyên liệu: 1,5-2kg bí đao (loại đặc ruột) 15 gram la hán 100 gram táo đỏ 15 gram thục địa 3 khúc mía ngọt 1 bó lá dứa 100 gram đường phèn 2 lít nước. 1/4 thìa cà phê muối Cách làm: -...