Điều trị các bệnh về máu nhờ liệu pháp chỉnh sửa gene
Liệu pháp chỉnh sửa gene CRISPR đang mang lại nhiều hy vọng trong việc điều trị bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh tan máu bẩm sinh thể beta. Trước đó, hai bệnh này chỉ có thể được chữa trị bằng cách ghép tủy xương.
Ảnh minh họa
Theo Nature, bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh tan máu bẩm sinh thể beta xuất hiện ở hàng trăm nghìn người mỗi năm, là hai trong số những chứng rối loạn di truyền phổ biến nhất. Cả hai bệnh này đều ảnh hưởng đến việc sản xuất beta-globin, một thành phần của hemoglobin trong tế bào hồng cầu, làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu chứa oxy và dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể.
Cả hai bệnh này đều có thể được chữa khỏi bằng cách ghép tủy xương, tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh không thể tìm được người hiến tặng phù hợp.
Năm 1949, lần đầu tiên nhà hóa sinh Linus Pauling tuyên bố thiếu máu hồng cầu hình liềm là “bệnh phân tử”. Giờ đây, hơn 70 năm sau, các kỹ thuật di truyền tiên tiến có thể cung cấp phương pháp điều trị phân tử này.
Trên Tạp chí Y học New England, hai nhóm nghiên cứu riêng biệt báo cáo kết quả đầy hứa hẹn từ các thử nghiệm sử dụng hai liệu pháp gene nhắm vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Cả hai nghiên cứu đều hướng đến việc thúc đẩy sản xuất một dạng hemoglobin thay thế, được gọi là hemoglobin bào thai – loại hemoglobin được sản xuất trong bào thai và sau đó không còn được sản xuất sau khi con người chào đời nữa.
Nhìn chung, hai thử nghiệm tìm cách kích hoạt trở lại hemoglobin bào thai với giả thuyết là việc kích hoạt này có thể bù đắp lượng beta-globin bị thiếu ở bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm và -thalassemia.
Video đang HOT
Một nhóm bao gồm các nhà nghiên cứu từ hai công ty Vertex Pharmaceuticals và CRISPR Therapeutics đã sử dụng liệu pháp gene CRISPR-Cas9 để chỉnh sửa gene BC11A, vốn có nhiệm vụ làm ngừng việc sản xuất hemoglobin bào thai. Bằng cách vô hiệu hóa gene này, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể kích hoạt lại quá trình sản xuất hemoglobin bào thai trong các tế bào hồng cầu trưởng thành.
Một nhóm khác, do bác sĩ huyết học David Williams thuộc Bệnh viện Nhi Boston và các nhà nghiên cứu ở Bluebird Bio dẫn đầu, đã sử dụng một đoạn RNA có chức năng tắt sự biểu hiện của gene BC11A trong tế bào hồng cầu, khiến cho việc sản xuất hemoglobin bào thai không bị ngừng lại.
Tuy nhiên, cả hai thử nghiệm lâm sàng đều chỉ thu nhận một số ít người tham gia và còn quá sớm để kết luận tác dụng kéo dài bao lâu.
Nhóm CRISPR-Cas9 báo cáo dữ liệu từ hai người tham gia, một người bệnh -thalassemia và một người bệnh hồng cầu hình liềm. Trong khi đó, Williams công bố báo cáo dữ liệu từ sáu người tham gia mắc bệnh hồng cầu hình liềm và kể từ sau báo cáo, thử nghiệm của ông đã điều trị thêm ba người nữa.
Bác sĩ huyết học David Rees thuộc Bệnh viện Kings College London cho biết, cho đến khi các liệu pháp này được thực hiện một cách an toàn hơn, chúng sẽ chỉ được áp dụng cho những người mắc bệnh nặng và không phản ứng với các phương pháp thông thường.
Mắc phải chứng bệnh di truyền hiếm gặp từ khi còn nhỏ, cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ này trở nên đầy khó khăn và thử thách
Bệnh hồng cầu hình liềm có khả năng phá hủy dây thần kinh, các cơ quan như thận, gan và lá lách, thậm chí dẫn tới tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.
Danielle Jamison, 35 tuổi, là một trong số hàng triệu người trên thế giới không may mắn mắc bệnh hồng cầu hình liềm (hồng cầu lưỡi liềm), một chứng rối loạn di truyền phức tạp tác động đến hình dạng của các tế bào hồng cầu. Những người mắc bệnh này sở hữu một loại gen hemoglobin bất thường làm ngăn cản việc cung cấp oxy đến các cơ quan trên cơ thể. Đây cũng là lý do bệnh còn có tên gọi khác là thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Khi được khoảng 3-4 tháng tuổi, Jamison khóc liên tục đến nỗi phải nhập viện. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện ra cô mắc căn bệnh hiếm gặp này. Jamison chia sẻ: "Cơn đau hành hạ tôi từ bé đến lúc trưởng thành. Khi được hỏi về cảm giác đau, tôi mô tả chúng giống như những cơn đau khi liên tục va phải một vật gì đó sắc nhọn, lặp đi lặp lại nhiều lần".
Dưới đây là chia sẻ của Danielle Jamison về hành trình chiến đấu với căn bệnh di truyền hiếm gặp đã khiến cuộc sống của cô trở nên đầy khó khăn và thử thách này:
Theo tạp chí Public Health Reports, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là một trong những nguyên nhân cơ bản hoặc góp phần gây tử vong ở phụ nữ trẻ tuổi tại Mỹ.
Những cơn đau khủng khiếp
Nhiều người đã nói với tôi: "Trông cô chẳng giống như bị ốm". Họ thực sự không hiểu được những gì tôi đã trải qua.
Đối với tôi, những năm tháng học đại học là thử thách vô cùng khó khăn. Trong học kỳ đầu tiên của năm nhất, tôi bị ốm và phải làm phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đến năm thứ hai, bệnh này lại hành hạ tôi lần nữa. Không lâu sau, tôi chuyển sang một trường đại học khác nhưng cũng không duy trì được lâu và cuối cùng phải nghỉ học vì nằm viện. Các bác sĩ và y tá ở phòng cấp cứu quá quen với tôi đến mức họ còn nói: "Cô lại đến lần nữa à?".
Tôi quay lại trường đại học vào năm 24 tuổi và trong khoảng thời gian đó, tôi bắt đầu dùng hydroxyurea, loại thuốc duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm. Lúc đầu, tác dụng phụ của việc dùng thuốc khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Chúng gây rụng tóc, đau bụng, buồn nôn và chán ăn. Tuy nhiên, sau một thời gian, phương pháp điều trị này bắt đầu có hiệu quả.
Mang thai và làm mẹ
Những tiến bộ trong phương pháp điều trị đã cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
Một thời gian sau, tôi mang thai. Dù rất vui mừng vì sắp được làm mẹ, tôi lại phải đối mặt với vấn đề mới: Căn bệnh có xu hướng phát triển do có con. Tôi bị đau liên tục trong cả học kỳ đến nỗi phải nghỉ học lần nữa khi chỉ còn hai tuần trước khi thi tốt nghiệp. Mãi tới năm 2011, chậm hơn năm năm so với dự tính, cuối cùng tôi đã có thể bước ra khỏi cánh cửa trường đại học.
Trước đây, trở thành hiệu trưởng hoặc giảng viên là mong muốn của tôi sau khi ra trường. Để làm được điều này, tôi phải học thêm. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu với căn bệnh hồng cầu hình liềm quá dai dẳng đã phá vỡ dự định này của tôi. Sau khi có con gái, tôi ốm nhiều hơn trước nên phải vào bệnh viện thường xuyên. Nói cách khác, tôi không thể kiếm được việc làm, không thể làm việc nếu còn bị căn bệnh này hành hạ.
Đã có lúc tôi cảm thấy chán nản vì nghĩ mình đáng ra phải có một sự nghiệp để làm được nhiều điều hơn nữa cho con gái và cho chính bản thân. Dù vậy, tôi vẫn chấp nhận hoàn cảnh của mình, tìm cách thích ứng với cuộc sống khó khăn. Dường như căn bệnh này đã khiến tôi trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ hơn, cởi mở hơn. Tôi cũng cảm thấy thật may mắn khi có gia đình ở bên, những người hiểu được những gì tôi đang phải trải qua.
Tìm kiếm phương pháp điều trị
Vào thời điểm đó, tôi đã đăng ký tham gia thử nghiệm thuốc lâm sàng do tiến sĩ Julie Kanter tại trường Đại học Alabama ở Birmingham điều hành. Hiện nay loại thuốc này đã được phê duyệt.
Kể từ khi dùng thuốc mới, tôi cảm thấy tốt hơn đáng kể. Trước đây, tôi thường phải dậy sớm hơn nửa tiếng hoặc một tiếng để uống thuốc giảm đau trước khi bắt đầu ngày mới. Hiện tại, tôi đã có thể thức dậy và làm việc ngay lập tức.
Khi đại dịch bùng phát, giống những người khác, tôi dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Việc duy nhất khiến tôi phải ra ngoài là đến cửa hàng tạp hóa mua nhu yếu phẩm. May thay, phòng khám chữa bệnh vẫn mở cửa trong thời gian này nên nếu có vấn đề gì nguy cấp, tôi có thể đến đó ngay.
Bệnh tật không thể phá hủy cuộc sống của tôi và tôi cũng sẽ không để điều đó xảy ra. Làm mẹ đã thực sự thúc đẩy tôi chiến đấu với căn bệnh này. Tôi muốn nhìn thấy con gái trưởng thành, tốt nghiệp đại học, kết hôn và sinh con. Hiện tại tôi vẫn phải dùng thuốc nhưng những cơn đau không còn ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của tôi như trước đây.
Tầm soát sớm chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ Các bố mẹ thường mong muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Thế nhưng trong một vài trường hợp, trẻ không tăng trưởng chiều cao hoặc thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa khiến cho nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Tình trạng trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng...