Điều trị bệnh xơ cứng bì toàn thể
Xơ cứng bì toàn thể là bệnh nặng, có nhiều biểu hiện và diễn biến phức tạp. Tùy từng tình trạng, mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, nhằm giảm triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống…
1. Các phương pháp điều trị xơ cứng bì toàn thể
Xơ cứng bì toàn thể là một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, hô hấp và thận. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho xơ cứng bì toàn thể.
Mục tiêu điều trị chủ yếu tập trung vào giảm thiểu triệu chứng xơ cứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Đối với từng trường hợp, sẽ áp dụng các phác đồ điều trị khác nhau, kết hợp một hay nhiều phương pháp sau:
1.1. Dùng thuốc
Hiện vẫn chưa có loại thuốc điều trị khỏi hay ngăn chặn quá trình sản xuất collagen quá mức của bệnh. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Các thuốc thường dùng:
- Điều trị hay làm chậm sự thay đổi da: Kem hay thuốc steroid giúp cải thiện tình trạng sưng và đau khớp, làm chậm quá trình làm cứng da.
Trường hợp có canxi hóa dưới da có thể điều trị bằng colchicin, có tác dụng giảm viêm tại chỗ hoặc thuốc chẹn kênh canxii như diltiazem. Khi canxi hóa da gây khó chịu nhiều có thể phải phẫu thuật lấy bỏ mảng canxi.
Do tình trạng canxi hóa cũng như xơ cứng da dễ dẫn đến loét da, nên cần chú ý chăm sóc và điều trị để hạn chế mọi tổn thương tới da. Nếu có loét da, cần được chăm sóc cẩn thận bằng thuốc rửa sát trùng hay cắt lọc ngoại khoa. Mọi nhiễm khuẩn da cần được điều trị bằng các thuốc kháng sinh thích hợp.
Video đang HOT
- Ức chế hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như thuốc được dùng sau khi cấy ghép nội tạng, có khả năng giúp giảm những triệu chứng xơ cứng bì.
Hiện nay, D-penicillamin là thuốc được sử dụng nhiều nhất, rộng rãi nhất trong điều trị xơ cứng bì. Đây là một loại thuốc điều hòa miễn dịch có tác dụng ức chế quá trình liên kết của các sợi chất tạo keo. D- penicillamin có thể làm giảm độ dày của da và phòng ngừa các tổn thương nội tạng. Liều dùng bắt đầu từ thấp, sau đó tăng liều dần đến liều hiệu quả. Khi ở liều điều trị này đạt hiệu quả, không còn các biểu hiện ở da thì giảm chậm liều cho đến khi đạt liều duy trì.
Tác dụng phụ thường gặp như sốt, chán ăn, nôn, phát ban, hạ bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu do suy tủy, hội chứng thận hư… Các tác dụng phụ nặng thường dẫn đến phải ngừng dùng thuốc điều trị.
Do đó, khi dùng thuốc điều trị bệnh nhân cần tuân thủ, tái khám định kỳ đúng hẹn để được làm các xét nghiệm, theo dõi lượng bạch cầu, tiểu cầu trong máu và protein niệu.
Thuốc điều trị xơ cứng bì toàn thể cần được sử dụng đúng loại và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giãn mạch: Nếu bệnh nhân xuất hiện hội chứng Raynaud – một trong các biểu hiện đặc trưng của bệnh lý xơ cứng bì toàn thể, bác sĩ có thể kê thuốc chẹn kênh canxi, như amlodipine,, nifedipine, diltiazem. Bệnh nhân cần lưu ý giữ ấm tay, chân trong mùa lạnh bằng cách đi găng tay, đi tất; tránh căng thẳng tâm lý; không được hút thuốc lá…
- Giảm đau : Thuốc giảm đau giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức. Các loại thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng cho người bệnh xơ cứng bì toàn thể gồm thuốc giảm đau không steroid (NSAID), thuốc chống viêm corticoid…
- Điều trị triệu chứng ngứa: Trường hợp bệnh nhân ngứa nhiều có thể dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng. Một số thuốc dầu chứa lanolin bôi ngoài da cũng hạn chế một phần triệu chứng ngứa.
- Đối với người có bệnh lý trào ngược thực quản : Để giúp giảm tình trạng trào ngược và ngăn ngừa sẹo thực quản do trào ngược, bệnh nhân cần tránh ăn uống muộn vào ban đêm. Khi ngủ nâng cao đầu giường và dùng các thuốc ức chế tiết acid như omeprazol hoặc lansoprazol. Không nên ăn no mà nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày.
1.2. Điều trị vật lý phục hồi chức năng
Ngoài biện pháp dùng thuốc, sử dụng các phương pháp điều trị vật lý phục hồi chức năng hỗ trợ cho bệnh nhân. Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để duy trì độ mềm dẻo của chi, ngón tay và độ nhạy cảm của da. Hạn chế tiếp xúc với xà phòng để tránh tổn thương da…
- Điện xâm nhập: Sử dụng dòng điện nhẹ để kích thích các cơ và dây thần kinh, giúp cải thiện chức năng cơ bắp và giảm triệu chứng co cứng
- Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cơ bắp, tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt độ để làm giãn cơ và mô liên kết, giảm triệu chứng co cứng, tăng cường sự linh hoạt.
1.3. Phẫu thuật
Trường hợp người bệnh bị xơ cứng bì toàn thể quá nặng tổn thương nghiêm trọng đến các hệ cơ quan khác sẽ cần can thiệp phẫu thuật, cụ thể:
- Phẫu thuật cắt bỏ tổn thương: Trong trường hợp xơ cứng bì toàn thể gây ra tổn thương lớn ảnh hưởng đến chức năng khớp hoặc gây đau đớn nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ tổn thương có thể được thực hiện để giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Cấy ghép phổi: Đối với những bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể có tổn thương phổi nghiêm trọng, cấy ghép phổi có thể được xem là một phương pháp điều trị khả thi để cải thiện chức năng hô hấp.
2. Lưu ý khi điều trị xơ cứng bì toàn thể
Xơ cứng bì là bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động của người bệnh. Tuy hiện nay chưa có thuốc chữa dứt điểm, nhưng bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo dõi lâu dài để hạn chế sự phát triển bệnh.
Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc thay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, tránh tự dùng thuốc bởi có nguy cơ gia tăng tác dụng phụ không mong muốn hoặc tương tác thuốc bất lợi.
Ngoài việc dùng thuốc, chế độ tập luyện, sinh hoạt… thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khỏe.
Thuốc phòng COVID-19 của AstraZeneca cho hiệu quả bảo vệ cao ở nhóm suy giảm miễn dịch
Liệu pháp phòng ngừa COVID-19 của AstraZeneca được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu trong giai đoạn thử nghiệm cuối.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong thông báo đưa ra ngày 16/5, AstraZeneca cho biết liệu pháp kháng thể có tác dụng lâu dài sipavibart đã cho kết quả giảm đáng kể nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng trong nhóm các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Nhóm này gồm các bệnh nhân ung thư máu, cấy ghép nội tạng, bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối cần lọc máu, những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch... Nhóm bệnh nhân này chiếm 25% tổng số ca mắc COVID-19 phải nhập viện, điều trị tích cực và tử vong kể cả đã được tiêm nhiều mũi vaccine phòng bệnh.
AstraZeneca đã mua công nghệ điều chế sipavibart từ RQ Bio tháng 5/2022. Theo Phó Chủ tịch phụ trách mảng vaccine và liệu pháp miễn dịch của AstraZeneca, Iskra Reic, những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hiện có rất ít hoặc không có lựa chọn nào để được bảo vệ trước bệnh COVID-19. Nhóm này vẫn chịu nguy cơ lớn từ bệnh tật kể cả khi được tiêm phòng đầy đủ. AstraZeneca sẽ làm việc với giới chức quản lý của các nước để đưa thuốc sipavibart đến với nhóm bệnh nhân dễ chịu tổn thương này.
Thông tin về loại thuốc mới được đưa ra 1 tuần sau khi AstraZeneca buộc phải rút vaccine phòng COVID-19 của hãng khỏi thị trường với lý do đã có quá nhiều loại vaccine mới.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca là một trong những vaccine được phát triển đầu tiên và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.
Vài tháng gần đây, sản phẩm của AstraZeneca trở thành tâm điểm chú ý của dư luận liên quan tác dụng phụ hiếm gặp là xuất hiện các cục máu đông và số lượng tiểu cầu trong máu thấp sau khi tiêm vaccine. Hiện AstraZeneca đang bị kiện ở Anh, trong đó hơn 50 nguyên đơn và người thân đã kiện hãng này vì chịu các tác dụng phụ của vaccine.
"Cấy ghép đen" - nỗi ám ảnh của y học Trên thế giới, buôn bán nội tạng người là một trong những hoạt động kinh doanh được cho là có lợi nhuận cao nhất, ngang hàng với buôn bán ma túy, vũ khí và buôn người. Điều này là do số người có nhu cầu cấy ghép nội tạng lớn gấp nhiều lần số lượng nội tạng cung cấp thông qua các kênh...