Điều trị bệnh tim bằng ánh sáng mặt trời
Nghiên cứu mới đây của Đại học Edinburgh (Scotland) cho thấy ánh sáng mặt trời giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ bị đau tim và nhồi máu cơ tim, giúp tăng tuổi thọ.
Theo các nhà khoa học, nếu biết tận dụng, ánh sáng mặt trời đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh (Scotland) cho biết tia UV khi được chiếu với cường độ phù hợp sẽ giúp cơ thể sản sinh một hợp chất làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ đau tim và nhồi máu cơ tim, giúp bệnh nhân tim mạch kéo dài tuổi thọ.
Ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D có lợi cho da, ngoài ra còn giúp hạ huyết áp, điều trị bệnh tim mạch. Ảnh: BBC.
Bệnh tim và đột quỵ do huyết áp cao là nguyên nhân gây ra tử vong cao gấp 80 lần so với bệnh ung thư da ở nước Anh. Để điều trị bệnh này, các bác sĩ bổ sung hợp chất nitric oxide vào cơ thể người bệnh để làm giảm huyết áp. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chất nitric oxide trong cơ thể bệnh nhân tăng lên rõ rệt.
Cụ thể, các bác sĩ da liễu theo dõi huyết áp của 24 tình nguyện viên và cho họ lần lượt tiếp xúc với tia cực tím (UV) và đèn nhiệt. Ở phiên đầu tiên, các tình nguyện viên tiếp xúc với cả tia UV và ánh sáng đèn. Đến lần thứ hai, họ không được tiếp xúc với tia UV mà chỉ được chiếu ánh sáng đèn.
Kết quả theo dõi cho thấy huyết áp của các tình nguyện viên giảm đáng kể trong một giờ tiếp xúc với tia UV, nhưng hiện tượng này không xảy ra trong thời gian chỉ tiếp xúc với ánh đèn. Lượng Vitamin D của họ vẫn duy trì bình thường, không hề bị tác động trong cả 2 lần chiếu ánh sáng.
Qua nghiên cứu lâm sàng trên, các nhà khoa học cho rằng, tia UV của ánh sáng mặt trời có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người. Song để xác định được khoảng thời gian nào là lý tưởng để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì sẽ có một nghiên cứu sâu hơn.
Tiến sĩ Richard Weller, giảng viên cao cấp của khoa Da liễu, Đại học Edinburgh khẳng định, các bác sĩ điều trị nên nhấn mạnh về những lợi ích mà ánh sáng mặt trời đem lại cho các bệnh tim mạch hơn là chỉ nói về nguy cơ gây ung thư da. “Nghiên cứu này cũng cho thấy nếu uống thốc bổ sung Vitamin D cũng không thể bù đắp tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời”.
Nghiên cứu này sẽ được các chuyên gia của Đại học Edinburgh trình bày tại Hội nghị Da liễu Quốc tế tổ chức vào giữa tháng 5.
Theo TNO
Mát trời đi ăn lẩu mắm 'chuẩn' Nam bộ
Thưởng thức "bản giao hưởng" của nước lẩu đậm đà, tươi ngon của hải sản, tươi nhuận của hơn 16 loại rau trong tiết thu Sài Gòn buổi trưa cũng hợp mà buổi tối càng tuyệt.
Video đang HOT
Tọa lạc trong một con hẻm nhỏ trên đường Sư Vạn Hạnh, lẩu mắm Quán Vy là điểm đến quen thuộc của những thực khách kết đậm các món miền Tây hội đủ bốn yếu tố hương, vị, thanh, sắc. Dùng từ như thế, bởi những ai yêu thích hay từng thưởng thức các món ăn của vùng đất này đều công nhận mỗi món ăn ở đây đều thể hiện đầy đủ nét thẩm mỹ và sự khoáng đạt của người dân nơi đây.
Mắm kho đủ hương, dậy sắc.
Cá kho tô tươi ngon, đậm đà.
Bún mắm đầy đủ trong đơn giản.
Bún mắm Thái thịt luộc lạ mắt ngon miệng.
Điều đó thể hiện qua sự kết đôi của lát cá kho tộ vàng ươm, đĩa giá xào tôm đất tươi ngon, cái dân dã của chén canh khoai mỡ. Vị đậm đà của tô mắm kho với cá tươi, thịt ba chỉ và đĩa rau tím biếc cọng súng, xanh tươi thèo nèo, đắng ngọt của rau đắng... Phần mắm Thái, thịt luộc tinh tế về màu sắc, mùi vị... Nổi bật nhất là lẩu mắm - món lẩu đặc trưng của vùng đất này.
Không ai biết chính xác nguồn gốc,cách thưởng thức của món lẩu này. Người ta chỉ có thể đoán định, lẩu mắm là một biến thể khác của món mắm kho, một trong những món ăn của Campuchia gia nhập vào ẩm thực Nam bộ và trở thành món ăn đặc trưng của vùng đất này.
Lẩu mắm là bản hòa ca của hương vị
Các loại rau màu sắc rực rỡ.
Trong phương pháp chế biến truyền thống, cách nấu lẩu mắm khá đơn giản. Con mắm sặc/linh hay trèn nấu rục trong nước sôi, lọc lấy phần nước, nên nếm thêm gia vị vừa ăn là có ngay nồi nước dùng. Phần "thịt thà" tùy theo sở thích, khẩu vị hay điều kiện gia đình mà thêm bớt. Rau trong vườn, ngoài sông, kiếm được loại nào là mang về sơ chế, rửa sạch là có thể nhúng và thưởng thức.
Mô tả giản đơn nhưng để có một nồi lẩu mắm khiến thực khách khi ăn lại nhớ đến quê hương, nhớ nồi lẩu rau tập tàng mẹ nấu trong những ngày mưa không dễ. Song Quán Vy đã làm được điều đó.
Để làm được điều này, nước dùng của món lẩu mắm tại đây không chỉ được nấu từ một mà từ ba loại mắm khác nhau để tăng mùi, vị. Đó là mắm sặc để có mùi thơm, mắm trèn để tăng vị ngọt đậm và màu sắc thắm đượm, mắm linh với cái hơi nhân nhẩn béo của cá đồng. Sau khi nấu cho ra hết hương vị của mắm, lọc lại thật kỹ; hỗn hợp mắm được cho thêm nước dừa tươi để mắm nương theo nước dừa dịu lại và dậy mùi thơm lừng. Tiếp đó, pha với nước dùng nấu bằng xương heo để tăng vị ngọt, nêm sả để tăng vị thơm, thịt ba rọi. và cà tím để tăng vị.
Để tăng vị cho đồ tươi, sa tế sả cũng được cho vào.
Sự cầu kỳ và tinh tế ấy còn thể hiện qua những lát cá bông lau tươi ngon, chả cá ba sa béo mềm, tôm, mực dậy hương phù sa. Thú vị hơn cả là rổ rau với hơn 16 loại rau xanh khác nhau với đủ hương vị chua, đắng, ngọt, chát như bắp chuối, rau muống, rau nhút, rau đắng, bông súng, kèo nèo, bông bí, cải xanh, đậu rồng, bông so đũa... Cứ thế, sự kết hợp giữa hương thơm, vị dậm đà của nước dùng, tươi xanh của rau, tươi ngọt của hải sản được nước chấm me dùng kèm nâng lên thêm một bậc, khiến món ăn càng đậm đà, thi vị.
Bì cuốn.
Gỏi cuốn.
Mắm chưng.
Chả giò.
Địa chỉ: Lẩu mắm Quán Vy, 190/19 Sư Vạn Hạnh, P. 9, Q. 5, TP. HCM.
Mở cửa: 10h sáng đến 10h tối.
Giá: Lẩu mắm (210.000 đồng/ phần 2 người, 320.000 đồng/ phần 4 người), bún mắm (55.000 đồng/ tô). Ngoài ra, quán có phục vụ cơm văn phòng với thực đơn phong phú. Giá cơm là 35.000 đồng.
Theo Tapchiamthuc
Xem 'mặt trời' mọc Những tình huống 'râu ông nọ cắm cằm bà kia' khó đỡ luôn mang đến cho mọi người những tràng cười vỡ bụng. Theo TNO