Điều trị bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến chủng mới có khác biệt?
Việc các ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng mới của SARS-CoV-2 mang đến nhiều lo ngại về diễn biến bệnh và khó khăn trong điều trị.
Việt Nam vừa chính thức có kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2 của 16 mẫu bệnh phẩm từ người mắc Covid-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh. 11/16 mẫu có kết quả tương tự chủng virus B117 lần đầu được phát hiện tại Anh vào tháng 12/2020. Điều này cho thấy biến chủng này đang lưu hành và bùng phát tại nước ta.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đội ngũ y tế đã chuyển một bệnh nhân điển hình ở Hải Dương về Hà Nội để xét nghiệm chuyên sâu và nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, số lượng mẫu còn khá nhỏ nên chưa thể có kết luận chắc chắn.
“Thông qua kết quả nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi cảm thấy với biến chủng này, diễn biến lâm sàng của người bệnh xảy ra sớm hơn các bệnh nhân nhiễm chủng cũ”, bác sĩ Cấp nhận định.
Do chưa có khẳng định về sự khác biệt, các bác sĩ khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm chủng mới vẫn phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc các bệnh nhân nhiễm chủng mới diễn biến lâm sàng nhanh yêu cầu đội ngũ y tế phải theo dõi sức khỏe người bệnh sâu sát hơn, từ đó có thể xử trí theo từng tình huống.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết chủng mới của SARS-CoV-2 có thể khiến diễn biến lâm sàng xảy ra sớm hơn. Ảnh: Việt Hùng.
Ngoài ra, chúng ta cũng chưa đủ thông tin để khẳng định liệu biến chủng mới của virus có khiến bệnh nhân diễn biến trầm trọng hay tỷ lệ tử vong cao hơn không.
Hiện khoa Virus – Ký sinh trùng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Hà Nội) tiếp nhận và điều trị một số trường hợp từ Hải Dương và Quảng Ninh chuyển lên với nghi ngờ nhiễm virus biến chủng mới ở Anh.
Bác sĩ Trần Văn Giang, Phó trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, cho biết: “Chúng tôi chưa nhìn thấy tình trạng nặng nhiều hơn trước. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi được phát hiện trên phim CT có cao hơn. Ngoài ra, các triệu chứng lâm sàng cũng rõ ràng hơn”.
Dù vậy, bác sĩ Giang nhận định tỷ lệ bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, phải can thiệp kỹ thuật cao chưa có sự chênh lệch với trước đây.
Theo bác sĩ Giang, khi tiếp nhận ca bệnh, các bác sĩ đều phải đánh giá tổng thể mọi yếu tố của bệnh nhân như bệnh nền, diễn biến.
“Chúng tôi không được phép chủ quan. Mọi trường hợp đều được các bác sĩ đánh giá cùng sự có mặt của hội đồng bệnh viện. Một số ca bệnh đặc biệt còn yêu cầu hội chẩn với hội đồng quốc gia. Việc chuẩn bị chu đáo trong chẩn đoán và điều trị giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng hoặc tử vong”, bác sĩ Giang nói.
Tiến trình nCoV tấn công làm đông máu cơ thể
nCoV tấn công cơ thể qua thụ thể ACE2 trên tế bào ở đường hô hấp, thận, não, tim, gan..., làm rối loạn đông máu, suy hô hấp, suy đa tạng.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, giải thích thụ thể là các phân tử protein, nằm trên màng tế bào hay nằm trong tế bào chất của tế bào. Nó là nơi gắn kết nhiều loại phân tử tín hiệu khác nhau. Tế bào nào mang ACE2 đều dễ bị nCoV tấn công.
Các tế bào mang thụ thể ACE2 có nhiều ở đường hô hấp, trong thận, não, tim, gan. Vị trí tế bào mang ACE2 nhiều hơn cả là các vi mạch, thành mạch máu. Virus tấn công vào những vị trí này sẽ tạo thành phản ứng. Một trong những phản ứng tệ hại là đông máu trong các vi mạch.
"Tình trạng đông máu trong các vi mạch phổi gây suy hô hấp nghiêm trọng. Nếu đông máu ở cơ quan phủ tạng khác, cơ quan phủ tạng ấy mất tưới máu sẽ mất chức năng do không được nuôi dưỡng, dẫn đến hội chứng suy đa phủ tạng", bác sĩ phân tích.
nCoV cũng có thể gây tổn thương và suy đa phủ tạng ở tất cả mọi người dù có bệnh nền hay không. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có bệnh nền, ví dụ suy thận mạn, virus tấn công vào thận khiến suy thận nặng hơn.
nCoV (màu cam) đang bám vào tế bào, cố gắng xâm nhập cơ thể người. Ảnh: EPA-EFE
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết những bệnh liên quan tới hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, bình thường có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào, đặc biệt là bệnh lý suy tim hay là suy thận mạn. Trên nền các cơ quan bị suy chức năng, tình trạng mất cân bằng sẽ xảy ra, có thể dẫn đến rối loạn đông máu.
Một người nhiễm nCoV, trong ngày thứ 7, 8, thậm chí ngày thứ 15, virus tấn công mạnh nhất vào các cơ quan cơ thể. Nhiều trường hợp mắc kèm bệnh nền nặng, không thể cứu được.
Thời gian qua, nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng kèm nhiều bệnh nền. 24 ca tử vong, độ tuổi 33 đến 87, đều mắc các bệnh nền như suy tim, ung thư, suy thận mạn tính, đái tháo đường, tăng huyết áp... và Covid-19. Suy thận là bệnh lý nền phổ biến nhất ở các bệnh nhân Covid-19 tử vong. Trong 24 người, có tới 14 người suy thận mạn.
"Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cứu sống được bệnh nhân. Thực sự đó là nỗi đau!", bác sĩ Cấp, đang chi viện Bệnh viện Trung ương Huế điều trị bệnh nhân Covid-19, chia sẻ.
Hôn mê sau khi uống thuốc chữa viêm gan mua trên mạng Sau thời gian ngắn uống thuốc, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Ngày 29/9, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết bệnh nhân là T.T.C. (40 tuổi, ngụ tại Bắc Giang). Trước đó, người này được gia đình chuyển đến cấp cứu trong tình...