Điều tra, xử lí nghiêm đường dây móc nối, môi giới đưa tàu cá ra nước ngoài đánh bắt trái phép
“Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài.
Đây là vấn đề quan trọng số 1 trong khuyến nghị của Uỷ ban châu Âu (EC), sớm gỡ “thẻ vàng” cho thuỷ sản Việt Nam” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống IUU mới đây.
Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) với các bộ ngành và các địa phương ven biển.
Số tàu cá vi phạm giảm, song vẫn phức tạp
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, tính đến 31/8, số lượng tàu cá cả nước đã lắp thiết bị giám sát hành trình là 24.851/30.851 tàu từ 15m trở lên, đạt tỷ lệ 80,61%. Trong đó, số tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên là 2.204/2.600 tàu, đạt tỷ lệ 84,77%.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến trình bày báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: M.H
Tuy nhiên, rất nhiều tàu khi ra khơi đã gỡ thiết bị giám sát bỏ xuống biển, còn tàu thì di chuyển ra chỗ khác để đánh bắt, hoặc tàu cá thường xuyên mất tín hiệu, sơn màu khác, gắn biển số tàu của nước khác…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, qua kết quả theo dõi xử lý hình ảnh tàu cá ra ngoài vùng biển Việt Nam từ đầu năm đến nay, số tàu cá từ 24m trở lên vi phạm vượt ranh giới là 188 tàu, các tỉnh có số tàu vi phạm nhiều là Kiên Giang 103 tàu, Tiền Giang 26 tàu, Quảng Ngãi 24 tàu, Bến Tre 18 tàu…
Video đang HOT
Trung bình mỗi ngày phát hiện 90 tàu cá thường xuyên mất tín hiệu giám sát hành trình (VMS).
Đáng lo là từ đầu năm đến nay, vẫn xảy ra 57 vụ/92 tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 53 vụ/89 tàu. Các địa phương có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý tập trung chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang (34 vụ/58 tàu), Cà Mau (5 vụ/8 tàu), Bến Tre (6 vụ/7 tàu)…
Về nguyên nhân, theo Thứ trưởng Tiến là do công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để xử lý vi phạm khai thác IUU qua dữ liệu VMS chưa đạt hiệu quả; tỉ lệ các vụ việc được xử lý vẫn còn rất thấp so với thực tế. Hầu hết các tỉnh chưa hoàn thành việc lắp đặt VMS, đánh dấu tàu cá theo quy định; hiện mới chỉ có tỉnh Bình Định, Ninh Bình, Phú Yên hoàn thành 100%.
Tàu cá của ngư dân Bình Định hoạt động trên biển Đông (ảnh minh họa). Ảnh: Vũ Đình Thung
Về lâu dài, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ NNPTNT cần chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, tăng cường nuôi trồng, nhất là nuôi biển.
Nếu không phát triển được nuôi biển thì không xử lý được tận gốc vấn đề, làm sao để đời sống ngư dân bớt phụ thuộc vào khai thác, đánh bắt.
Hạ quyết tâm gỡ thẻ vàng
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau gần 3 năm bị EC phạt thẻ vàng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị, các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã hoàn thành được khối lượng công việc lớn theo 4 nhóm mà EC khuyến nghị.
Cụ thể là đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, ban hành các nghị định thông tư, các văn bản pháp lý, rất nhiều hoạt động được triển khai tích cực, nghiêm túc từ đăng kí tàu thuyền, lắp thiết bị định vị, quản lý bến cảng, tổ chức khai báo truy xuất nguồn gốc hải sản…
“Từ sau lần kiểm tra thứ 2 đến nay, EC đánh giá tích cực những nỗ lực của Việt Nam, song vẫn chưa đồng tình cao, vì 6 tháng vừa qua vẫn còn ngư dân vi phạm vùng đánh bắt hải sản. EC nói, nếu còn vi phạm thì sẽ kiên quyết không rút thẻ vàng” – Bộ trưởng Cường lo ngại.
Liên quan vấn đề này, đại diện Bộ Công an cho biết, thời gian qua lực lượng công an đã điều tra xử lý việc môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và phát hiện 8 nhóm đối tượng nghi vấn đưa tàu và người dân đi khai thác trái phép.
Tuy nhiên việc thu thập tài liệu, chứng cứ rất khó khăn vì những đối tượng này có thủ đoạn rất tinh vi, ra ngoài khơi thường tắt thiết bị định vị hoặc lấy thiết bị định vị đặt lên tàu khác.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Bình – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay, qua kinh nghiệm của các nước, chỉ có gắn thiết bị điện tử, định vị, giám sát thì mới có thể kiểm soát được tình trạng đánh bắt trái phép. Tuy nhiên, phải nâng cao độ tin cậy, chất lượng của thiết bị định vị.
Lực lượng kiểm ngư tiếp cận tàu cá kiểm tra giấy tờ, thủ tục đánh bắt thủy sản. Ảnh minh hoạ
Phát biểu tại cuộc họp, ông Dương Thành Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Cương quyết xử lý vẫn là giải pháp số 1. Thời gian qua Bạc Liêu xử lý rất tốt việc tàu cá không có bảo hiểm, không có chứng chỉ thuyền trưởng, không có nhật ký ghi chép… Chúng tôi còn cài đặt luôn phần mềm theo dõi trong điện thoại, có gì nắm bắt được ngay để phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời. Nhờ đó 6 tháng đầu năm, tỉnh Bạc Liêu chỉ có 1 trường hợp phải xử lý”.
Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra lúc này đã rất cấp bách, cần tiếp tục có các giải pháp phù hợp, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để sớm đạt được những biện pháp mà EC đặt ra, gỡ “thẻ vàng” cho thuỷ sản Việt Nam.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương từ nay đến cuối năm cần tập trung quán triệt, tổ chức triển khai nghiêm túc các chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NNPTNT. Các địa phương ven biển cần chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, kịp thời báo cáo những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền, nhất là việc xử lý hành vi vi phạm khai thác IUU.
Phó Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và 28 tỉnh, thành phố ven biển kiểm soát chặt chẽ tàu cá trước khi xuất, cập bến, kiên quyết không để các tàu cá không có giấy tờ, trang thiết bị theo quy định được xuất bến.
Bộ Công an tiến hành điều tra, xử lý dứt điểm các vụ việc có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
“Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài. Đây là vấn đề quan trọng số 1 trong khuyến nghị của EC và cũng chính là nguy cơ dẫn tới thẻ đỏ” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ động phòng, chống thiên tai, giảm thiệt hại về người và tài sản
Chiều 1-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành bàn giải pháp cấp bách về phòng, chống thiên tai.
Tham dự có Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Ban chỉ đạo), lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban chỉ đạo, các cấp, ngành, địa phương đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quan trọng này. Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến phòng, chống thiên tai để giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản cho nhân dân. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả theo phương châm "4 tại chỗ". Thủ tướng cũng lưu ý công tác vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập. Các địa phương phải rà soát phương án sơ tán dân cư để bảo đảm an toàn, phòng, chống thiên tai cũng như phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo giám sát, tổ chức vận hành an toàn hồ đập, nhất là hệ thống hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà, các hồ chứa nước có dung tích lớn, các hồ đập xung yếu. Tuyệt đối không cho tích nước đối với các hồ chứa không bảo đảm an toàn; tăng cường lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, thông tin cảnh báo an toàn cho vùng hạ du khi xả lũ. Ban Chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương phải chủ động chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, làm rõ trách nhiệm nếu tình huống xấu xảy ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp, cân đối, đề xuất bố trí dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 và các nguồn vốn khác để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Không chỉ Trung ương, các địa phương phải ưu tiên cân đối, bố trí các nguồn vốn, gồm cả đầu tư công trung hạn, nguồn dự phòng ngân sách cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện một số nhiệm vụ phòng, chống thiên tai cấp bách.
Gỡ "thẻ vàng" của EU: Mạnh tay xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài Ông Nguyễn Quang Hùng (ảnh) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong cuộc họp trực tuyến về việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định và không có báo cáo (IUU), Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các giải pháp...