Điều tra, xác minh thông tin rau bẩn
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) vừa có công văn yêu cầu Sở NN&PTNT TP.HCM điều tra, xác minh thông tin phản ánh về tình trạng “rau bẩn từ vườn đến bàn ăn”, người trồng chỉ bán không ăn tại khu vực trồng chuyên canh rau của xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi (TP.HCM).
Báo cáo gửi về Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trước ngày 15-5 để đánh giá nguy cơ và cung cấp kịp thời thông tin cho người tiêu dùng trong cả nước.
Theo ANTD
Mượn danh rau an toàn lừa người tiêu dùng
Kiểm tra tình hình quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn xã Bắc Hồng, Đông Anh, đoàn kiểm tra Sở NN&PTNT phát hiện nhiều tồn tại trong hoạt động này. Nổi bật nhất, HTX đã thu gom rau không rõ nguồn gốc xuất xứ, "lập lờ" đưa vào siêu thị gắn mác rau an toàn.
Video đang HOT
Ngọn rau su su được HTX Bắc Hồng thu gom tại chợ nhưng vẫn gắn mác rau an toàn
bày bán tại siêu thị Ocean mart ngày 21-4
Quy hoạch rau an toàn để trồng lúa
Mặc dù được quy hoạch và tham gia sản xuất rau an toàn từ rất sớm, nhưng đến nay, diện tích trồng rau an toàn của xã Bắc Hồng ngày một thu hẹp, đặc biệt trong thời điểm này, người dân hào hứng trồng lúa hơn trồng rau, củ.
Trên cánh đồng gắn biển khu trồng rau an toàn Thượng Phúc và Quan Âm của xã Bắc Hồng, diện tích trồng các loại rau, củ chỉ lác đác, còn lại được người dân trồng lúa. Đáng lưu ý, phân chuồng vẫn được người dân sử dụng phổ biến tại đây. Bà Đức Thị Hoa, chuyên viên Trạm bảo vệ thực vật Đông Anh nhìn nhận, mặc dù được quy hoạch là vùng sản xuất rau an toàn nhưng người dân phần lớn chỉ trồng rau về vụ đông, còn lại là cấy lúa.
Ông Trương Văn Thoa, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Thượng Phúc, xã Bắc Hồng phân trần, từ năm 1999 tại đây đã bắt đầu sản xuất rau an toàn nhưng không có đầu ra nên người dân bỏ dần. Dù được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích 13,86ha nhưng chỉ trồng rau thời vụ, chiếm đến 80% diện tích cấy lúa. Đối với sản lượng rau, HTX cũng không tổ chức thu mua mà hộ gia đình tự sản xuất, tự bán tại chợ Vân Trì. Trong những năm qua, HTX cũng không kiểm tra hay lấy mẫu rau để phân tích, kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. "Không thể bắt buộc các hộ xã viên phải sản xuất rau, họ trồng gì mang lại lợi ích hơn thì sẽ trồng. Từ bấy đến nay, không hộ xã viên nào tiêu thụ rau an toàn và xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của HTX", ông Trương Văn Thoa cho hay.
Tương tự, trên cánh đồng được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng, diện tích trồng rau, củ cũng rất khiêm tốn còn lại người dân cấy lúa. Tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Bắc Hồng có thể nói đang bị buông lỏng quản lý.
Quy hoạch sản xuất rau an toàn để trồng ngô và lúa?
Rau chợ vào siêu thị gắn mác rau an toàn
Đặc biệt, ngày 16-4 vừa qua, Đoàn thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội (Đội 2) phối hợp với UBND huyện Đông Anh, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh rau an toàn tại xã Bắc Hồng đã phát hiện tình trạng làm ăn gian dối tại đây. Cụ thể, HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bắc Hồng (HTX Rau an toàn Bắc Hồng) đã lợi dụng Giấy chứng nhận được cấp để sản xuất rau an toàn rồi thu gom rau các loại từ nhiều nguồn khác nhau, không rõ nguồn gốc xuất xứ cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng lớn trên địa bàn Hà Nội như Big C Garden, hệ thống siêu thị Ocean Mart (số 4 Láng Hạ), Công ty CP đầu tư Myway, siêu thị Co.op mart, và nhiều bếp ăn của các công ty lớn trên địa bàn.
Tại thời điểm kiểm tra, HTX Rau an toàn Bắc Hồng cung cấp rất nhiều chủng loại rau trên địa bàn xã Bắc Hồng không thể sản xuất được như quả và ngọn rau su su, bí xanh, bắp cải tím, khoai lang Nhật, dứa, riềng... Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm HTX thừa nhận, sau khi các đơn vị phân phối có nhu cầu đặt hàng một số chủng loại rau mà HTX không có nên HTX đi thu gom ở các nơi như bí xanh, dứa, quả và ngọn su su... HTX chỉ là đơn vị thu mua hộ!
Đại diện đoàn kiểm tra khẳng định, hành động này của HTX Rau an toàn Bắc Hồng là lợi dụng giấy phép để thu lời. "HTX không sản xuất ra một số chủng loại rau củ mà đi thu gom rau củ không rõ nguồn gốc, bỏ mối cho nhiều siêu thị. Trong khi đó, sản phẩm rau củ này được bày bán tại các siêu thị vẫn có bao bì, đóng gói với nguồn gốc nhà cung cấp là HTX Rau an toàn Bắc Hồng", một cán bộ đoàn kiểm tra cho biết.
Mặc dù đã được đoàn kiểm tra lập biên bản, nhắc nhở nhưng vi phạm tại HTX này vẫn tái diễn. Sáng 21-4, ghi nhận của phóng viên An ninh Thủ đô tại siêu thị Ocean Mart trên đường Phạm Ngọc Thạch cho thấy, nhiều chủng loại rau của HTX Rau an toàn Bắc Hồng vẫn được bày bán, đặc biệt ngọn rau su su dưới có bao bì tên nhà cung cấp là HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bắc Hồng. Chị Nguyễn Ngọc Yến nhà ở ngõ 98, Chùa Bộc cho hay, với cách đóng gói sản phẩm như thế này, tất cả người tiêu dùng sẽ hiểu và tin, ngọn rau su su được sản xuất tại HTX Rau an toàn Bắc Hồng. Trong khi thực tế lại không phải như vậy. "Đây rõ ràng là hành vi lừa dối người tiêu dùng, mượn danh HTX sản xuất rau an toàn, thu mua rau ở ngoài, không rõ nguồn gốc rồi bao bì, đóng gói với danh HTX để bán", chị Ngọc Yến bức xúc.
Trong thời gian tới, Thanh tra Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các lực lượng liên quan, kiểm tra, chấn chỉnh lại công tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên toàn thành phố, từ sản xuất, tiêu thụ tới quản lý Nhà nước. Với những đơn vị làm ăn gian dối, Thanh tra sẽ kiến nghị Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
Theo ANTD
Bà lão đi lạc ở Quảng Nam mang gần 50 triệu trong người Nhà ở TP.HCM, nhưng bà Đỗ Thị Sáu (1937, trú P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú) bắt xe khách về Quảng Nam - Đà Nẵng để "thăm quê". Tuy nhiên, trong lúc đi, bà Sáu đã bị lạc tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Lúc 21h ngày 22/4, người dân phát hiện bà Sáu nằm tại ghế đá trước quán cơm Mai Tú...