Điều tra vụ thương lái Trung Quốc quỵt nợ
Trong số những thương lái Trung Quốc quỵt nợ tiền cua của người dân tại tỉnh Cà Mau, có bà Wang Juan Mei (tự A Kiều, 38 tuổi), một thương lái quốc tịch Trung Quốc đến địa phương thu mua cua và biến mất cùng món nợ hơn 10 tỉ đồng.
Theo lời các chủ nợ thì A Kiều không chỉ nợ tiền cua mà còn nợ tiền vay, tiền hụi. Trước khi bỏ trốn, A Kiều đã vay mượn hàng tỉ đồng của người dân trong Xóm Miễu (thị trấn Năm Căn, H.Năm Căn).
Ngày 11.5, đại úy Mã Thiện Hùng, Phó trưởng Công an thị trấn Năm Căn, cho biết: “Sau khi nhận được đơn tố cáo của các chủ nợ, chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến A Kiều cho Công an H.Năm Căn”. Cùng ngày, đại tá Lê Thanh Sơn, Trưởng Công an H.Năm Căn, thông tin: “Chúng tôi đã tiếp nhận thụ lý hồ sơ các chủ nợ tố cáo A Kiều nợ tiền cua và tiền vay. Nhưng hiện tại vẫn chưa tìm được người bị tố cáo nên vẫn chưa nói được gì, bởi chỉ mới có thông tin từ một phía. Nếu A Kiều có hành vi lừa đảo thì sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật”.
Nhiều người dân đã bị thương lái Trung Quốc quỵt tiền cua – Ảnh: Gia Bách
Còn ông Nguyễn Hồng Quang, Phó giám đốc Sở Công thương, cho hay “đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra vụ việc trên toàn tỉnh”. Ông Huỳnh Vũ Phong, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, cho biết thêm: “Huyện chỉ đạo công an kiểm tra hộ khẩu, không cấp phép cho thương lái Trung Quốc vào địa bàn nữa. Phát động tuyên truyền người dân nếu không phải là người quốc tịch Việt Nam thì mình không bán nữa”.
Cho đến nay, vẫn chưa thống kê được có bao nhiêu người là nạn nhân của các thương lái Trung Quốc, bởi nhiều người không muốn nói ra sự nhẹ dạ cả, tin của mình. Nhưng theo phản ánh của bà con, tất cả các huyện ven biển của Cà Mau đều có vết chân của thương lái Trung Quốc.
Tối ngày 11.5, ông Lê Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: “Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc, trong đó đề nghị công an chỉ đạo các huyện điều tra làm rõ thông tin về việc các thương lái địa phương tố thương lái Trung Quốc quỵt nợ”.
Theo Thanh Niên
Thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ
Hàng chục thương lái Trung Quốc đang núp bóng khách du lịch thu mua cua ở Cà Mau và có người đã bỏ trốn, mang theo số nợ tiền tỉ của nông dân địa phương.
Những thương lái Trung Quốc thu mua cua ở H.Năm Căn
Ngày 6.5, đại úy Mã Thiện Hùng, Phó trưởng công an thị trấn Năm Căn, H.Năm Căn (Cà Mau) cho biết: "Hiện đã có nhiều đơn tố cáo đối với Wang Juanmei, tự A Kiều (SN 1974), một thương lái quốc tịch Trung Quốc đến địa phương thu mua cua và biến mất cùng món nợ hơn 10 tỉ đồng".
Dù A Kiều đã bỏ trốn từ sau tết, nhưng đến nay, nhiều người dân Xóm Miễu (thị trấn Năm Căn) vẫn chưa hết bàng hoàng. Chị Võ Thị Loan (khóm 1, thị trấn Năm Căn) kể: "Trong quá trình làm ăn, tôi có giao dịch và A Kiều nợ tôi 900 triệu đồng cùng 7 chỉ vàng; nhưng mấy tháng nay không liên lạc được". Còn chị Trần Kim Tươi, láng giềng chị Loan cũng bị A Kiều nợ trên 500 triệu đồng. Hầu như các điểm thu mua cua ở Xóm Miễu đều bị A Kiều nợ tiền, có người bị nợ vài chục triệu đồng, cũng có người lên đến vài tỉ đồng. Như ông Trần Ngọc Đạt, bị A Kiều nợ 1,8 tỉ đồng tiền mua cua. Hôm chúng tôi đến, em gái ông Đạt cho biết ông đã sang Trung Quốc tìm A Kiều để đòi nợ.
Theo ông Mã Thiện Hùng thì A Kiều đến thu mua cua ở H.Năm Căn từ 4 - 5 năm nay. Ban đầu, ông này trả tiền rất "ngọt", thậm chí trả tiền trước, nhưng sau cứ lần lượt gối đầu, rồi sang nợ và cuối cùng trốn mất.
Anh Đỗ Chí Hùng, một chủ vựa cua ở H.Năm Căn than: "Ban đầu, tôi chỉ bán cua cho bạn hàng ở TP.HCM, sau có mấy người Trung Quốc đến hỏi mua để chuyển thẳng về Trung Quốc với giá cao. Trong đó có A Mao, thời gian đầu họ thanh toán tiền rất nhanh nhưng sau đó thì rất chậm, cuối cùng họ nói không khả năng trả và không mua cua nữa. Hiện A Mao còn nợ tôi 1,7 tỉ đồng từ năm 2011 đến nay và bóng dáng A Mao cũng mất hút".
Dùng hộ chiếu du lịch đi gom cua
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hiện các thương lái Trung Quốc không chỉ mua thông qua các chủ vựa, mà còn đến các lái nhỏ để thu gom, thậm chí còn vào tận vuông nuôi để thu mua. Họ sẵn sàng mua giá cao để nông dân "mê" bán cho họ mà không bán cho lái địa phương.
Riêng ở địa bàn H.Năm Căn hiện có 20 thương lái Trung Quốc (chưa tính những thương lái đến, đi không trình báo), có lúc cao điểm lên đến 60 -70 người và họ đều sử dụng hộ chiếu du lịch, tạm trú rồi đi thu mua cua. Họ còn thuê xe ôm vào tận nhà dân để đặt mối "quan hệ" làm ăn lâu dài. Thu gom hàng rất "nhiệt tình" nhưng trả tiền lại rất ì ạch. "Khi đã tạo được uy tín, họ bắt đầu chây ì trong việc trả nợ. Mình bán cho họ 300 triệu đồng tiền cua, thì họ trả một ít rồi nợ lại. Mình đòi, họ nói bán tiếp thì họ trả, không bán tiếp thì thôi. Bán tiếp thì họ lại nợ tiếp, rồi cuối cùng mất tăm luôn. Họ chỉ dùng hộ chiếu du lịch nhưng đến địa phương ngang nhiên thu mua cua. Họ không đăng ký kinh doanh, núp bóng các vựa cua ở địa phương để sử dụng hóa đơn, chứng từ... họ làm như thế là một cách trốn thuế an toàn. Trong khi chúng tôi đóng các khoản thuế đầy đủ nhưng không có hàng để thu mua và không được ban ngành địa phương bảo vệ", anh Đỗ Chí Hùng bức xúc.
Trong khi đó, Phó trưởng công an thị trấn Năm Căn Mã Thiện Hùng cho biết: "Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị về trên, vì thực trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như tình hình an ninh trật tự tại địa phương".
Theo Lao Động
Trái non cứ "ngậm" thuốc là chín Trái cây chưa tới lứa thu hoạch, chỉ cần ngâm hóa chất qua 1-2 đêm là vàng ươm. Rất khó xác định hóa chất đó gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe. Nhiều nhà vườn trồng mít, sầu riêng, chuối... ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ cho biết nhiều thương lái đến tận vườn "săn" cả trái sống, thậm...