Điều tra viên vụ án oan 10 năm giải trình thế nào?
Theo như báo cáo của công an tỉnh Bắc Giang gửi tỉnh ủy Bắc Giang thì các điều tra viên liên quan đến vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn đều cho rằng không hề ép cung, tra tấn.
Ngày 10/11, trao đổi với báo chí, ông Thân Văn Khoa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Giang cho biết: Tỉnh ủy vừa triệu tập cuộc họp với Ban giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo các ngành liên quan để nghe báo cáo về vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Tại cuộc họp, Đại tá Phạm Văn Minh – Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: các điều tra viên trực tiếp tham gia điều tra, xét hỏi ông Chấn hơn 10 năm trước đã hoàn tất việc giải trình.
Giây phút ông Chấn được tha tù sau 10 năm lĩnh án chung thân. (Ảnh: VietNamNet)
Theo đó thì tất cả các điều tra viên đều phủ nhận viết ép cung, dọa dẫm ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trong số những cán bộ điều tra phải làm giải trình có Đại tá Thái Xuân Dũng, Chánh thanh tra Công an tỉnh Bắc Giang. Ông Dũng từng là Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, Phó phòng Cảnh sát điều tra; là người ký kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ sang VKSND tỉnh Bắc Giang đề nghị truy tố ông Nguyễn Thanh Chấn tội “Giết người”.
Người trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án liên quan đến vụ ông Chấn là Đại tá Lê Văn Dũng, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Bắc Giang. Thời điểm xảy ra vụ án này cách đây hơn 10 năm về trước, ông Dũng là Phó phòng Cảnh sát điều tra.
Ngoài ra, công an tỉnh Bắc Giang cũng nhận được bản giải trình của ông Nguyễn Đình Dung, Phó trưởng Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (điều tra viên chính của vụ án).
Các ông Trần Nhật Luật, Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, Bắc Giang; Đào Văn Biên – Phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Nguyễn Trung Thành – Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng Công an tỉnh Bắc Giang cũng phải làm giải trình gửi cơ quan công an tỉnh Bắc Giang.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ án này, ông Nguyễn Thanh Chấn từng khẳng định rằng mình bị các điều tra viên ép cung, dọa dẫm để khai báo theo một “kịch bản” đã vạch sẵn. Trong các bức thư gửi về gia đình cũng như đơn thư kêu oan gửi các cơ quan chức năng, ông Chấn đều khẳng định: dù mình không giết người nhưng do các điều tra viên đã dọa dẫm nên đành nhận tội.
Cũng theo ông Thân Văn Khoa, sắp tới, đoàn công tác của VKSND Tối cao, Bộ Công an sắp tới sẽ về Bắc Giang để tìm hiểu, điều tra vụ việc. Kết luận cuối cùng về việc có vi phạm trong tố tụng, điều tra, xét hỏi hay không thuộc các cơ quan cấp trên.
“Trong cuộc họp vừa diễn ra, Tỉnh ủy Bắc Giang cũng đã nghiêm túc yêu cầu các ngành rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời để tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc tương tự” – ông Khoa khẳng định.
Liên quan đến việc xem xét và xử lý các điều tra viên liên quan đến vụ án, nhiều ý kiến cũng cho rằng: Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang – Đại tá Phạm Văn Minh cũng phải chịu trách nhiệm.Thời điểm xảy ra vụ án oan, ông Minh là Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra
Theo VietNamNet
Tiết lộ của người "nuôi hổ như nuôi lợn"
Ông chủ nuôi hổ trái phép ở Nghệ An tiết lộ, ngoài việc nuôi dạy chúng, những người nuôi hổ phải thể hiện được vai trò của một "bảo mẫu" chăm hổ như con, và kiêm luôn vai trò của bác sỹ thú y để chữa khi ốm đau bệnh tật.
Và rủi ro trong nghề nuôi Chúa sơn lâm này rất lớn, có thể mất hàng trăm triệu bất cứ lúc nào.
Tiếp tục trò chuyện sau khi dẫn chúng tôi mục sở thị đàn hổ, ông chủ C. tiếp tục kể về những vất vả trong cái nghề "chẳng giống ai" này.
"Làm cái nghề này lãi lớn nhưng cũng cực và nhiều rủi ro lắm. Vốn lớn, chi phí thức ăn thì cực nhiều và nếu không cẩn thận thì sẽ mất hàng trăm triệu trong phút chốc nếu hổ bị bệnh mà không có kinh nghiệm chăm sóc", C. nói.
Vừa là người nuôi nhưng C. cũng đã phải học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi. Anh vừa là bảo mẫu chăm sóc nhưng cũng vừa là bác sỹ thú y.
Bốn con hổ tạ tại nhà C. được nuôi nhốt trong căn phòng chưa đầy 15m2.
C. bảo, nguy hiểm nhất là bệnh đi ngoài ra phân trắng. Khi đó thì coi như hết phương cứu chữa. Những lúc đó chỉ còn cách chuẩn bị đá để ướp xác hổ rồi tìm cách bán.
"Nhiều người nuôi cũng đã phải khóc ròng khi hổ chết, nhiều nhà mới đưa về một cặp hổ, mới được ba bữa thì chết, cũng có nhà chết 6 - 7 con rồi. Mất tiền tỷ đấy. Nuôi con ni khó lắm. Cũng ít nhà dám nuôi vì vốn nhiều mà dễ chết. Đã có nhiều hộ bại sản vì hổ chết liên tục, mà tiền vốn thì lại vay ngân hàng. Không có duyên không nuôi được con này đâu. Giờ to như thế này thì không sợ chết nữa. Mà có chết thì cũng bỏ vào đá rồi bán rẻ", C. tâm sự.
Theo H., em trai C. thì rủi ro trong nghề này là rất cao. Hổ dưới 3kg chết khá nhiều nên nguồn hàng hổ con đông đá dành cho khách có nhu cầu ngâm rượu ở đây khi nào cũng có.
Mỗi con hổ giống có giá vài trăm triệu, thế nhưng khi chết đi, đông đá thì chỉ bán được từ 20 đến 30 triệu đồng. "Có nhà bắt 2 con chết cả 2, khóc cả nhà, khiếp tới giờ luôn" - C. bảo.
"Con ni cũng bị cảm suốt. Những lúc đó chúng tôi cho uống thuốc như người. Cũng tự chữa bằng kinh nghiệm chứ ai mà dám mời bác sỹ. Và những lần chữa theo cách đó thì chúng đều khỏi bệnh cả", em trai C. nói thêm.
Theo C., nuôi hổ đưa lại nguồn thu nhập cao nhưng độ rủi ro rất cao. Có nhiều gia đình tan gia bại sản vì hổ chết liên tục.
Theo C. giai đoạn từ 5kg đến dưới 30kg thì hổ dễ chết nhất vì mới nuôi, sức đề kháng còn yếu. Con nào nuôi lên quá 30kg thì gần như ổn.
Khi đi mua hổ giống, C. là người trực tiếp liên hệ với đầu nậu bán hổ con. Giá mỗi con hổ giống từ 3-5kg khoảng 180 triệu. Những con hổ lớn hơn thì lại có giá rẻ hơn vì khó nuôi hơn. "Đưa hổ ra khỏi nhà họ thì là của mình, có chết thì chủ bán cũng không chịu trách nhiệm. Thế nên nhà nào nuôi cũng phải nuôi ít nhất 2 con, đề phòng có con chết còn gỡ được vốn".
Theo C., hổ là loài vật rất phàm ăn. Mỗi tháng hết khoảng 6 triệu tiền thức ăn. Chủ yếu là thịt bò, lợn, gà. Đến giai đoạn hổ trưởng thành thì chi phí thức ăn sẽ giảm đi vì lúc này chỉ mua các loại đầu, chân, cánh gà từ các siêu thị. Trung bình mỗi tháng một con tăng được 5kg.
"Bốn con hổ này tôi mới nuôi được hơn 1 năm nay. Chúng lớn khá nhanh. Giờ đã đạt trọng lượng trên 1 tạ rồi. Có thể xuất chuồng được rồi" - C. tiếp tục nói.
C. bảo, hổ trưởng thành thường được bán cho nhu cầu nấu lấy cao. Giá hổ sống khoảng 4- 5 triệu/kg, bao gồm cả phí vận chuyển. Khách mua thường là những doanh nghiệp giàu có và giới quan chức. Khi xuất chuồng thì buộc phải bắn thuốc mê rồi vận chuyển vào ban đêm.
C. cho hay. đợt này chắc do khó khăn chung nên khách mua hổ nấu cao cũng giảm hẳn.
Việc nuôi nhốt hổ cả năm trời cũng khiến cho C. gặp nhiều chuyện bi hài.
C. bảo, do anh chăm sóc hổ từ nhỏ nên chẳng rời được chúng lâu. Trong nhà còn có bố và em trai nhưng không ai thay anh chăm chúng được vì sợ hổ vồ. Thế nên, ngày nào cũng phải ở trong nhà để chăm sóc, cho chúng ăn, tắm rửa. Chỉ ra ngoài khi đi mua thức ăn, nhưng cũng chỉ vài ba tiếng rồi về.
Theo anh em nhà C., cũng có nhà có lần hổ bị sổng chuồng ra ngoài do quên cài chốt cửa. Nhưng rất may là khi đó hổ còn nhỏ, và phát hiện ngay nên người nuôi đã bắt chúng quay trở lại.
Điều quan trọng hơn và có tính chất quyết định là việc giữ kín được thông tin về việc nuôi nhốt trái phép này. Chỉ có người nhà và anh em thân thiết mới biết. Còn chuyện làm sao có thể nuôi mà không bị phát hiện và khi vận chuyển không bị bắt thì không phải lo...
Theo Dantri
Vụ vỡ đập thủy điện: Chủ đầu tư chối bay Ông Mai Xuân Huế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy điện Trường Sơn khẳng định chô vỡ chỉ là môt bức tường dựng tạm. Trưa 16/10, đại diên UBND xã Tà Long, huyện Đakrông - Quảng Trị phải thông báo với 13 hộ dân thôn La Hy viêc hoãn cuộc họp với Công ty CP Thủy điện Trường Sơn - chủ đâu...