Điều tra: Trật tự đô thị “làm luật” người bán hàng rong – Trả xe nhưng giữ lại “rơmoóc” tự chế
Tổ Trật tự đô thị tạm giữ xe lôi tự chế của người dân chở hàng rau củ nhưng không lập biên bản, hẹn hôm sau lên giải quyết.
Trên số báo trước, chúng tôi thông tin về việc nhiều tiểu thương buôn bán tự phát xung quanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (gọi tắt là chợ đầu mối Hóc Môn) bị tổ Trật tự đô thị (TTĐT) bắt giữ xe lôi tự chế nhưng không lập biên bản, hẹn miệng lên giải quyết, trong đó có ông Q bị bắt giữ xe lôi tự chế.
Sau khi thu thập tư liệu, thông tin về việc tổ TTĐT có dấu hiệu làm việc sai quy định, theo sự chỉ đạo của tòa soạn, PV báo Pháp Luật TP.HCM đã hướng dẫn người dân đến Công an huyện Hóc Môn trình báo.
Ngày 28-8, ông Phan Ngọc Sơn làm việc với người vi phạm.
Buổi làm việc tại chốt của vị cán bộ TTĐT
Trở lại vụ việc ông Q bị bắt giữ xe lôi tự chế, theo lời hẹn miệng của ông Phan Ngọc Sơn, tổ phó tổ TTĐT, khoảng 8 giờ ngày 28-3, ông Q lên chốt của tổ TTĐT để làm việc.
Trong chốt lúc này có khoảng 10 người mặc sắc phục của lực lượng TTĐT và hai người mặc sắc phục xanh lá cây của cảnh sát trật tự. Phía trước chốt có xe tải của UBND xã Xuân Thới Đông và ô tô, mô tô chuyên dụng của cảnh sát trật tự.
Khi trong chốt có nhiều cán bộ trật tự đô thị, cảnh sát trật tự làm việc thì bên ngoài việc “họp chợ” dưới lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra bình thường. Ảnh trong bài: TÂN – YÊN
Thấy ông Q tới, ông Sơn hướng dẫn ra phía cửa sổ tôn của chốt tạm để nói chuyện. Lúc này có nhiều người vi phạm tới xếp hàng, chờ lấy biên bản, nộp tiền…
Khi ông Sơn thông báo giải quyết cho cái đầu xe, ông Q liền hỏi: “Vậy tuần sau lấy cái lôi luôn hả?” thì ông Sơn nói ngay: “Cái lôi là của tao, tao nói vậy là mày biết rồi!”.
Một số người được hướng dẫn đến ngân hàng trên địa bàn nộp 400.000 đồng vi phạm hành chính với lỗi “họp chợ, mua bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; vi phạm Nghị định 100/2019 NĐ-CP…”. Nhưng với trường hợp của ông Q, ông Sơn nói: “Xe mày làm gì có giấy tờ, tao nhìn mặt mày là tao biết rồi”.
Nghe vậy, ông Q than: “Xe trong chợ làm gì có giấy tờ, anh làm khó em. Xe chỉ chạy chở đồ”. Ông Sơn thản nhiên: “Xe chạy lòng vòng, tao bắt hết”.
Theo ghi nhận, trong chốt lúc này có một cán bộ mặc sắc phục TTĐT, đứng khoanh tay tên Nghĩa (qua xác minh đây là tổ trưởng tổ TTĐT xã Xuân Thới Đông, cán bộ thuộc Phòng TTĐT huyện Hóc Môn).
Đơn vị thường xuyên tuần tra, xử lý các tuyến đường xung quanh chợ nhưng người dân vẫn tụ tập buôn bán, bất chấp việc xử phạt. Khu vực này có lực lượng TTĐT với hàng chục người túc trực 24/24 giờ để xử lý nhưng không hiểu lý do gì không thể xử lý dứt điểm tình trạng bán buôn bát nháo này.
Việc tạm giữ tài sản, phương tiện đều phải lập biên bản và khi trả lại phương tiện, tài sản cũng phải theo đúng quy định chứ không thể tự ý trả được.
Một cán bộ CSGT Công an huyện Hóc Môn
Lập biên bản giữ móc lôi, trả lại đầu xe
Trong lúc ông Q đang làm việc với ông Sơn thì một cán bộ TTĐT phát loa yêu cầu người dân không được buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường. Thời điểm này, rất đông người dân đứng đợi, dù trong chốt có nhiều cán bộ TTĐT nhưng chỉ có mình ông Sơn đứng ra giải quyết.
Khi đến lượt mình, ông Q liền than với ông Sơn về hoàn cảnh khó khăn và nhờ giúp đỡ. “Đây là phương tiện mưu sinh, xe cũ vừa mất, mới đóng lại xe khác, chạy mấy chuyến thì đã bị bắt…, anh giải quyết giúp” – ông Q nói.
Ông Sơn nói: “Giờ giải quyết cho cái đầu (tức trả xe, còn móc lôi tự chế sẽ bị giữ lại – PV)”.
Địa phương nói gì?
Theo ông Vương Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Xuân Thới Đông, dư luận về tổ TTĐT xã Xuân Thới Đông ở chợ đầu mối Hóc Môn có các biểu hiện tiêu cực đã có khoảng hai năm nay.
Cũng theo ông Thống, một số người trong tổ TTĐT thuộc Phòng Quản lý đô thị đưa về xã hỗ trợ và xã phân công nhiệm vụ cho anh em làm. Các tổ sẽ đi tuần tra, phát hiện vi phạm thì lập biên bản và đưa về xã ra quyết định xử phạt. Riêng những trường hợp lập biên bản mà không đưa cho xã thì xã không thể nắm bắt được.
Kho bãi mà tổ TTĐT đang sử dụng là kho tạm. Người trực ở kho này cũng là người xã thuê ở bên ngoài.
Về phương tiện của người dân bị tạm giữ, nếu có giấy tờ thì xã sẽ ký quyết định xử phạt (300.000-400.000 đồng) rồi trả lại phương tiện cho người dân. Riêng việc một cán bộ TTĐT trả lại xe không có giấy tờ cho người dân để lấy tiền thì ông Thống nói hiện công an đang điều tra.
Lúc này, một người cũng bị bắt xe như ông Q đứng đợi, cùng xin và cũng được cho lấy đầu xe, để lại giấy tờ và móc lôi. “Còn cái thùng (tức móc lôi – PV) tính sau. Tao giải quyết được tao giải quyết rồi, tụi bây khỏi xin, đàn ông gì mà xin hoài” – ông Sơn nói.
Ông Q than thở, xin lại chiếc xe lôi thì ông Sơn cho biết là “giờ lập biên bản, giải quyết cho lấy đầu xe về”. Tiếp đó, ông viết biên bản “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”, giữ CMND của ông Q với lý do chờ ra quyết định, rồi yêu cầu ký tên.
Ông Sơn thông báo là giải quyết cho cái đầu xe, tuần sau quay lại đóng phạt, lấy đầu xe về. Nghe vậy, ông Q liền hỏi: “Vậy tuần sau lấy cái lôi luôn hả?”. Ông Sơn phản ứng ngay: “Cái lôi là của tao. Tao nói vậy là mày biết rồi!”.
Sau đó, ông Sơn thông báo qua bộ đàm rồi gọi điện thoại, thông báo cho người nào đó ở kho tạm giữ, xong thông báo với ông Q: “Liên hệ với kho lấy cái đầu xe về”.
Ông Q bày tỏ: “Tôi bức xúc là tại sao tổ TTĐT bắt xe tôi mà không lập biên bản, xong họ lấy CMND lập biên bản thì ông Sơn giữ hết cả, tôi không được giữ giấy tờ gì?”.
(Kỳ sau: Cận cảnh việc nhận tiền của người vi phạm. Khoảng 21 giờ, khi cán bộ TTĐT ra giá, lấy tiền để trả xe lôi tự chế tại chốt thì bị trinh sát Công an huyện Hóc Môn bắt quả tang).
Khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn thông thoáng hơn
Ngày 6-9, Pháp Luật TP.HCM khởi đăng loạt điều tra “Trật tự đô thị “làm luật” người bán hàng rong” phản ánh tổ TTĐT đóng chốt tại chợ đầu mối Hóc Môn thường xuyên bắt giữ xe, hàng hóa của các tiểu thương xung quanh chợ rồi “làm luật”.
Chốt trật tự đô thị thường ngày có nhiều cán bộ làm việc nhưng trong ngày 6-9 khóa cửa.
Trong ngày, trao đổi với PV, ông Vương Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Xuân Thới Đông, cho biết xã đã có chỉ đạo chấn chỉnh tình hình trật tự tại khu vực mà báo phản ánh. Hiện xung quanh chợ đã chuyển biến tốt so với thời điểm trước đây. Tuy nhiên, ông Thống đánh giá việc giải quyết dứt điểm tình trạng bán hàng rong, lấn chiếm còn khó khăn. Có lực lượng chức năng túc trực thì người bán hàng giãn ra, khi không có thì bán lại.
Ông Phan Ngọc Sơn (cán bộ TTĐT mà báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh) là cán bộ thuộc Đội TTĐT huyện Hóc Môn, được huyện trả lương, quản lý. Xã chỉ có nhiệm vụ phân công, phân ca cho nhóm này làm việc.
Ghi nhận tại chợ đầu mối Hóc Môn vào sáng 6-9, tình trạng lấn chiếm lòng đường tại khu vực đã được cải thiện. Các hộ buôn bán đã dời hàng hóa lên vỉa hè để tiếp tục kinh doanh. Chỉ còn một vài người buôn bán nhỏ vẫn tự ý kê hàng hóa xuống đường để bán.
Theo ghi nhận, khu vực này hầu như không còn bóng dáng của các loại xe máy kéo tự chế mà chủ xe đã “dạt” sang các tuyến đường cách xa khu vực chợ.
Mặc dù tình hình TTĐT có cải thiện, song trên nhiều tuyến đường xung quanh chợ đầu mối, rác thải vẫn chất thành đống.
Trong buổi sáng, chốt an ninh trật tự trên đường số 4 có sự túc trực của lực lượng TTĐT, bảo vệ chợ đầu mối. Tại đây còn có xe chuyên dụng của UBND xã Xuân Thới Đông. Riêng chốt làm việc của tổ TTĐT ở cổng B3 chợ đầu mối đã khóa cửa, đóng kín.
'Cơm bình dân' cổng Bệnh viện Bạch Mai 160.000 đồng, chủ quán nói 'giá phù hợp'
UBND phường Phương Mai cho biết đã giao công an xác minh thông tin một quán cơm bình dân trên địa bàn 'chặt chém' một đĩa cơm giá 160.000 đồng.
Bán đĩa cơm 160.000 đồng, chủ quán ở Hà Nội bị 'tố' chặt chém, công an đang xác minh
Suất cơm bị khách tố bán giá 160.000 đồng - Ảnh: MXH
Mạng xã hội mới đây đăng tải thông tin một quán cơm bình dân ở ngõ 4 Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội (gần cổng sau Bệnh viện Bạch Mai) bị khách tố bán với giá "cắt cổ" 160.000 đồng/suất cơm.
Bài viết đính kèm bức ảnh chụp đĩa cơm có sườn, chả cuốn lá lốt và rau.
Bài viết trên sau khi đăng tải nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người cho rằng 160.000 đồng là quá đắt so với suất cơm bình dân như trong ảnh.
Nhiều ý kiến thậm chí đề cập đến việc giá cả quá đắt đỏ ở nơi khám chữa bệnh, trong đó bệnh nhân lẫn người thân chăm nuôi bệnh đều đang gặp chuyện hao tốn tài chính.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 6-7, một lãnh đạo UBND phường Phương Mai cho biết chính quyền giao Công an phường vào cuộc xác minh thông tin trên.
Vị này cho biết đây không phải lần đầu quán cơm trên bị tố bán giá "chát", mà đã xảy ra ít nhất một lần từ năm 2019.
Khi đó, khách tố suất cơm có miếng sườn, rau xào, hai miếng đậu rán có giá 70.000 đồng.
"Tôi đã giao công an đi xác minh, cử người ở mảng khác đi xác minh, chứ không cử người thuộc trật tự đô thị đi sẽ bị chủ quán biết mặt.
Về kiểm tra an toàn thực phẩm, giấy phép, chúng tôi cũng đã thực hiện. Tại thời điểm kiểm tra, quán ăn này cũng có đầy đủ giấy tờ. Nếu đĩa cơm đăng tải trên mạng mà giá 160.000 đồng thì đắt thật.
Chúng tôi sẽ tăng cường hơn kiểm tra việc này. Nếu xác minh có xảy ra việc bán đắt hơn so với giá trị thực tế thì chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý" - vị lãnh đạo trên nói.
Chủ quán nói gì?
Sáng 7-7, bà V.T.H. (chủ quán cơm bị tố) đã có phản hồi về sự việc. Bà cho biết Công an phường Phương Mai đã mời bà lên làm việc trong ngày 6-7.
Liên quan tới suất cơm 160.000 đồng lan truyền trên mạng chiều 4-7, bà H. cho biết hôm đó mình đi vắng, nhân viên ở nhà bán cơm cho khách.
Khi được hỏi về việc suất cơm trên bán với giá 160.000 đồng có đắt hơn so với giá trị thật, bà H. cho rằng giá như vậy là phù hợp, "không chặt chém".
"Nhân viên quán tôi kể lại là khách vào gọi cơm. Khi cắt sườn ra, nhân viên bảo khách là nếu nhiều sườn là nhiều tiền đó. Sau nhân viên báo 160.000 đồng, khách bê cơm vào bàn.
Sau đó người này ra kêu đắt, làm ầm lên rồi nhân viên bỏ ra vài miếng thịt và thu giá 100.000 đồng. Suất cơm đến 16-17 miếng thịt, chưa kể thịt băm, rau như vậy là không đắt" - bà H. thanh minh.
Thanh niên 17 tuổi mặc áo quần thể thao gục chết trên đường Nam thanh niên mặc bộ đồ thể thao chuẩn bị đi đá bóng thì gục chết trong con hẻm trên địa bàn xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Đến hơn 18 giờ ngày 2-7, Công an xã Bà Điểm vẫn phối hợp với Công an huyện Hóc Môn xử lý hiện trường, lấy lời khai, lập hồ sơ điều tra vụ TKĐ (17...