Điều tra nghi án chuyển lậu 10 kg vàng
Chiều qua (10/5), nguồn tin từ Công an Quảng Ninh cho biết, cơ quan điều tra công an tỉnh này đang chờ kết quả giám định để có hướng xử lý người vận chuyển 10 kg vàng qua trạm kiểm soát liên hợp.
Theo thông tin từ công an, 13 giờ 30 ngày 24.4, tại Km 15, đoạn trước cửa Trạm Kiểm soát liên hợp (TP.Móng Cái, Quảng Ninh), Hải quan Quảng Ninh đã phát hiện Phạm Văn Hòa (45 tuổi, thường trú tại Phú Hải, Hải Hà, tạm trú tại Trần Phú, TP.Móng Cái) vận chuyển 10 miếng vàng có trọng lượng 10 kg (1 miếng/1 kg) bằng mô tô.
10 thỏi vàng (1 kg/thỏi) có xuất xứ từ Trung Quốc được bọc trong túi ni lông màu đen
Qua điều tra ban đầu, tại cơ quan công an Hòa trình bày vận chuyển số vàng trên cho Bùi Thị Phương (là em họ của Hòa, 33 tuổi, ở Hòa Lạc, TP.Móng Cái). Phương là chủ cửa hàng vàng kinh doanh vàng bạc và đá quý, có giấy phép bán lẻ.
Ngoài ra Phương còn được phép chế tác vàng bạc. Theo trình bày của Phương, số vàng trên Phương giao cho Hòa mang về Hải Phòng để chế tác thành đồ trang sức mang về bán.
Được biết, số kim loại nghi là vàng trên đang được trưng cầu ngân hàng để xác định số kim loại có chính xác là vàng hay không, trọng lượng, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ xem xét các quy định của pháp luật về việc kinh doanh, chế tác vàng bạc để xác định Phương có được phép vận chuyển vàng đem chế tác thành đồ trang sức về bán lẻ hay không. T
ừ đó mới có căn cứ để xử lý. Một cán bộ tham gia xử lý vụ vận chuyển vàng cho biết theo những ký hiệu được khắc trên các thỏi vàng thì 10 kg vàng trên được nghi là có xuất xứ từ Trung Quốc. Giá vàng 9999 trong nước hiện cao hơn so với bên Trung Quốc là khoảng 5-6 triệu đồng/lượng.
Mỗi kilogram vàng tương đương với khoảng 26,6 lượng vàng. Như vậy, nếu toàn bộ 10 kg vàng trên là vàng nhập lậu và được tiêu thụ tại Việt Nam, số tiền chênh lệch người buôn vàng được hưởng dao động từ 1,3 -1,6 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo vietbao
Các chiêu trò qua mặt công an của "quái xế" chở lậu tê tê
Hàng tê tê được cho lên xế hộp đắt tiền để đưa từNghệ AnraHà Nội. Trên quãng đường dài này, lái xe phải dùng nhiều "phép biến hóa" để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng.
Hùng lái xe thuê cho "trùm" Hường đã khá lâu. Hùng hiểu rõ từng cung đường, từng ngõ ngách qua các tỉnh để đi từ Nghệ An ra Hà Nội. Đoạn đường nào cần tránh công an, kiểm lâm, đoạn đường nào cần đi tắt cho nhanh hơn, Hùng nắm trong lòng bàn tay.
Đổi biển số, phun sơn xe
"Trùm" Hường khá căng thẳng, lo lắng cho chuyến đi dài đầy nguy hiểm. Hường sợ bị bắt thì số tài sản lớn mất trắng. Mắt Hường sâu, thâm quầng vì những chuyến đi không ngủ.
Qua trạm kiểm soát giao thông 5/1 (Diễn Châu, Nghệ An), "bà trùm" nhấp nhổm không yên vì sợ bị công an phát hiện. Hùng trấn tĩnh chủ hàng: "Chị yên tâm, đang lúc giao ca nên mình qua không bị kiểm tra đâu. An toàn nhất lúc này đấy chị ạ".Vượt qua trạm mà không bị dừng xe lại, Hường nhẹ nhõm uống nước và chợp mắt một lúc.
Nhiều biển kiểm soát giả được tìm thấy trong các vụ vận chuyển tê tê trái phép.
Hùng vẫn cho xe chạy thẳng đường với tốc độ cao. Hùng cho biết, trước đây công an, kiểm lâm làm chặt, vận chuyển loại hàng này qua trạm kiểm soát giao thông 5/1 rất nguy hiểm. "Trùm" Hường đã nhiều lần bị bắt hàng ở đây nên ám ảnh trạm kiểm soát này.
Hùng là dân Nghệ An. Ngày trước, hắn gom góp được ít tiền mua con xe 4 chỗ chạy thuê cho khách VIP hoặc làm xe cô dâu. Hùng tình cờ quen "trùm" Hường tại nhà một người bạn cũng là quái xế chở thuê tê tê cho Hường.
Hàng bị bắt nhiều, "trùm" Hường quyết định thuê Hùng chở. Để đảm bảo an toàn cho chủ hàng, Hùng đã phải bỏ công sức theo dõi, nghiên cứu kỹ càng đường đi, lối rẽ trên lộ tuyến phải chạy. Hùng hiểu rõ giờ giao ban, giao ca của công an, kiểm lâm các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam... như ở cùng đơn vị.
Mỗi chuyến hàng thành công ra Hà Nội, Hùng được "trùm" Hường trả công 10 triệu đồng, nếu lãi nhiều còn được thưởng thêm. Hùng đổi xe mới, làm nhà to từ những chuyến chở thuê loại động vật được coi là "thần dược" của các quý ông.
Khoảng 12 giờ đêm, Hùng đột ngột rẽ vào một ga-ra ô tô lớn ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) rồi gọi chủ hàng dậy. Hùng gọi điện cho chủ ga-ra mở cửa cho xe vào. Mấy công nhân trong ga-ra bật dậy lấy máy móc, rửa xe, thổi khô và phun sơn lên xe ô tô. Chỉ trong vòng 10 phút, chiếc xe màu đen đã chuyển thành màu trắng như mới. Hùng lấy biển số giả để sẵn trong xe ra thay biển số cũ. Trả tiền cho ga-ra xong, chuyến hàng tê tê lại tiếp tục lên đường.
Hùng giải thích, mấy hôm trước đã đi một chuyến bằng xe và biển số này rồi, giờ phải thay đổi màu sắc, biển số để tránh công an chú ý. Nếu chẳng may có kẻ chơi xấu báo với công an xe mình chở hàng thì cũng yên chí lớn vì mọi thứ đã được "thay da đổi thịt" hoàn toàn. Phun sơn chỉ là phun tạm, hôm sau về có nước tẩy sạch loại sơn này, xe sẽ trở lại như cũ.
Hường lo nhất là đoạn đường qua tỉnh Thanh Hóa, dài và nhiều trạm kiểm soát. Nhờ con xế hộp mới coóng, đắt tiền, mang biển kiểm soát 36, Hùng đã đưa chuyến hàng qua các trạm kiểm soát của công an tỉnh này trót lọt mà không bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Qua xứ Thanh, Hùng tiếp tục dừng xe để thay biển kiểm soát. Lần này là biển 80B...
Thêm một chuyến hàng trót lọt
Gần 3 giờ sáng, xe hàng lăn bánh đến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. "Trùm" Hường gọi điện cho đầu mối tại Hà Nội, bảo cho người ra đón hàng.
Theo quy định của các chủ hàng, khi tê tê được vận chuyển vào địa bàn TP.Hà Nội, các chủ hàng Hà Nội phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo vệ hàng. Vào đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai), 2 gã đàn ông tướng tá bặm trợn ra đón xe hàng của Hường. Hai tên này chỉ cho Hùng đi con đường an toàn để đưa hàng về chỗ chủ hàng Hà Nội đã sắp xếp. Một tên đi trước dẫn đường, tên khác áp tải phía sau xe hàng. Đi lòng vòng qua mấy tuyến phố, xe chở tê tê đến một ngôi nhà rộng gần khu vực ga Hà Nội.
Tê tê được vận chuyển bằng ô tô ra Hà Nội.
Các đối tượng mau lẹ chuyển hàng vào nhà, kiểm đếm và cân đo. Chủ hàng ở Hà Nội cũng là một phụ nữ. Hường gọi tên là Lan. Lan có giọng nói đanh thép đúng chất buôn bán. Lan kiểm tra kỹ càng từng con tê tê xem có bị thương hoặc ốm hay không.
Kiểm hàng xong, Lan ngã giá với Hường: "Đợt này bên kia (?) hàng bán không chạy, lại bị kiểm tra chặt chẽ. Giá thấp hơn trước mấy giá. 36,9 nhé?". Hường không đồng ý, cho rằng số hàng này đẹp, khỏe giá phải đúng 37 mới bán, không sẽ gọi chủ khác đến mua. Sau một hồi cò kè qua lại, hai bên thống nhất giá là 36,95 triệu/1 tạ tê tê. Bị lỗ giá nhưng Hường dễ dàng chấp nhận vì vẫn lãi lớn nhờ bơm tê tê nặng lên. Cuộc ngã giá xong xuôi, Hường lấy tiền ra về không cần đếm. Lan cho người chở tê tê đến một địa điểm khác để cất giấu.
Lên ô tô về, "trùm" Hường phớ lớ cười với Hùng. Thêm một chuyến hàng lãi lớn. Buôn tê tê cũng có khi lãi, khi lỗ, nhưng hầu hết các chuyến hàng đưa được ra Hà Nội bán đều lãi. Hường kể tại Hà Nội có 4 đầu mối bán hàng nhưng Hường thích bán cho Lan nhất vì không bị ép giá nhiều, mua bán nhanh gọn. Các chủ buôn ở Hà Nội tiếp tục chế biến "thần dược" của các quý ông rồi vận chuyển xuống Hải Phòng, Quảng Ninh hoặc Lạng Sơn để bán ra nước ngoài
Nhiều vụ buôn lậu tê tê bị phát hiện
Vụ buôn lậu tê tê lớn nhất mà lực lượng công an phát hiện là vào ngày 27.2.2008. 24 tấn tê tê đông lạnh và 920kg vảy tê tê nhập từ Indonesia vào Việt Nam đã bị bắt giữ khi chuẩn bị tái xuất đi Trung Quốc. Gần đây nhất, khoảng 22 giờ ngày 26.12.2012, tại cổng B, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, lực lượng hải quan Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng chức năng huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt giữ vụ vận chuyển trái phép 100 con tê tê từ Lào về Việt Nam. Lợi dụng trời tối, đối tượng vận chuyển đã chạy thoát.
Theo vietbao
Phát hiện thêm một công trường khai thác đá xây Thành nhà Hồ Thông tin từ Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ cho biết, vừa phát hiện thêm một công trường khai thác đá cổ có diện tích khoảng 23 km2. Những phiến đá được chế tác tương đối nhẵn - Ảnh: N.M Khu vực phát hiện công trường khai thác đá là ở sườn đông - bắc núi...