Điều tra mở rộng vụ án ở cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Bộ Công an vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về kết quả điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), BQL dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và một số đơn vị.
Nhiều ổ gà xuất hiện trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sau khi đưa vào sử dụng.
VEC là chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Tuyến đường có tổng chiều dài 139,2 km với kinh phí được phê duyệt là hơn 34.500 tỷ đồng và chia làm 2 giai đoạn. Cơ quan điều tra xác định khi thực hiện dự án, VEC và nhà thầu thi công, tư vấn giám sát cùng đơn vị liên quan đã không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng, gây hư hỏng khi vận hành khai thác.
Theo kết quả trưng cầu từ Bộ GTVT, 7/7 gói thầu giai đoạn 1 (chiều dài 65 km) từ các lớp nền, móng và mặt đường đều không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đây là nguyên nhân gây hư hỏng công trình, đặc biệt khi gặp nắng nóng kéo dài hay mưa nắng đột ngột kết hợp tác động của tải trọng.
Ngoài việc xác định sai phạm về kỹ thuật, Bộ Công an cũng chỉ ra một số bất cập, sơ hở của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quản lý và đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này. Cơ quan chức năng kết luận khi thi công cao tốc, nhà thầu và đơn vị tư vấn đã điều chỉnh một số hạng mục, đề nghị thay đổi khối lượng, đơn giá để được thanh toán chi phí phát sinh nhưng không có sự tham gia của đơn vị thiết kế kỹ thuật, tiềm ẩn nguy cơ có sự thông đồng, móc ngoặc hoặc làm thiệt hại tài sản Nhà nước…
Video đang HOT
Về công tác thi công, cơ quan điều tra cho rằng chủ đầu tư đã chọn được nhiều nhà thầu nước ngoài có năng lực và kinh nghiệm cho dự án. Song khi triển khai, chủ đầu tư lại cho phép hàng loạt nhà thầu phụ (doanh nghiệp trong nước) được thi công những hạng mục chính; chia nhỏ một gói thầu cho nhiều đơn vị thực hiện.
Trong báo cáo, Bộ Công an cũng đề cập đến việc cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bắt đầu sử dụng từ tháng 9/2018 nhưng có 58 đường gom, đường mượn của dân để thi công và đường mở rộng chưa được VEC và nhà thầu hoàn trả cho địa phương, ảnh hưởng đến việc lưu thông, buôn bán, trao đổi hàng hóa của người địa phương.
Để xảy ra những sai phạm trên, Bộ Công an đánh giá nguyên nhân do chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị liên quan đã buông lỏng quản lý và giám sát; đề ra các quy định chưa rõ ràng, thiếu tính ràng buộc trách nhiệm ở từng khâu trong dự án. Hậu quả, nhà thầu và chủ đầu tư tuyến cao tốc đã sửa chữa và dự kiến khắc phục 291 vị trí hư hỏng trên toàn tuyến.
Cũng theo Bộ Công an, cơ quan điều tra đã khởi tố 19 bị can ở VEC, BQL dự án và các nhà thầu thi công về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 224 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, Bộ Công an đang chỉ đạo cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng vụ án, cùng các đơn vị liên quan giám định chất lượng công trình xây dựng đối với gói thầu thuộc giai đoạn 2 của dự án tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (dài 72,4 km từ TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Quảng Ngãi), xử lý triệt để sai phạm của những người liên quan.
Bão Vamco sắp đổ bộ vào miền Trung
Bão số 13 (Vamco) đã tiến vào vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với sức gió mạnh cấp 8-9. Các tỉnh Trung Trung Bộ đang có mưa lớn.
Sáng 15/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 13 đã giảm xuống còn cấp 8-9, giật cấp 12. So với thời điểm có cường độ mạnh nhất, bão giảm đến 4 cấp. Lúc 4h, tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Ảnh hưởng của bão số 13, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10.
Trên đất liền ven biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Các tỉnh, thành Trung Trung Bộ đã có mưa to lớn với lượng phổ biến 100-150 mm.
Những giờ tới, bão đi theo hướng tây tây bắc, vận tốc 15-20 km/h và đi vào đất liền các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Hình thái này sau đó sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 15/11, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực thượng Lào.
Dự báo đường đi của bão số 13 chuẩn bị đổ bộ đất liền. Ảnh: VNDMS .
Cơ quan khí tượng cảnh báo gió mạnh, sóng lớn xảy ra trên biển và nguy cơ nước dâng do bão vùng ven biển. Cụ thể, vùng hiển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao 4-5 m, biển động rất mạnh.
Tại phía bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ), gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10. Sóng biển cao 2-4 m.
Đáng lưu ý, ven biển từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao 0,5-1 m. Ngập úng nguy cơ xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng.
Trên đất liền từ phía nam Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13 cũng gây một đợt mưa lớn từ ngày 15/11 đến 16/11. Trong đợt này, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị hứng lượng mưa 100-150 mm, có nơi trên 200 mm.
Vùng nguy hiểm do bão trên biển nằm từ vĩ tuyến 14 đến 19 độ vĩ bắc và phía tây kinh tuyến 109 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Bão Vamco đổ bộ miền Trung rạng sáng mai Tối 14/11, tâm bão cách Đà Nẵng-Thừa Thiên Huế khoảng 130 km, cách Quảng Trị 270 km về phía đông đông nam. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết sức gió mạnh nhất của bão hiện 115 km/h, cấp 11, giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 170 km...