Điều tra mạng lưới trốn thuế tại sân bay Liège và cảng Zeebruges của Bỉ
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 28/3, Văn phòng Công tố châu Âu ( EPPO) đã tiến hành 10 cuộc khám xét ở sân bay Liège và cảng Zeebrugge (Bỉ), đồng thời bắt giữ 4 nghi phạm.
Các nghi phạm này bị cáo buộc liên quan một mạng lưới gian lận thuế, dẫn đến thất thu ít nhất 303 triệu euro tiền thuế từ năm 2019 đến 2022.
Cảnh sát Europol làm việc tại trụ sở ở Hague, Hà Lan. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Việc khám xét được thực hiện tại các kho và văn phòng tại Sân bay Liège và cảng Zeebrugge, cũng như tại nhà của các nghi phạm ở Ans, Liège và Visé. Các nghi phạm này bị cáo buộc làm sai lệch thông tin, gian lận thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT), rửa tiền và tham gia vào một tổ chức tội phạm. Theo yêu cầu của EPPO, lực lượng chức năng cũng tịch thu máy tính và thiết bị điện tử, cũng như bất kỳ tài sản nào trị giá hơn 1.000 euro mà các đối tượng này sở hữu.
Theo điều tra, 3 cơ quan hải quan tư nhân của Bỉ và một số công ty giả mạo ở một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã khai báo rằng hàng hóa nhập vào Sân bay Liège như thiết bị điện tử, đồ chơi, phụ kiện,… là dành cho các quốc gia thành viên EU khác, theo đó được miễn thuế VAT nhập khẩu theo thủ tục CP42 (Thủ tục Hải quan 42) của châu Âu. Thủ tục Hải quan 42 miễn cho nhà nhập khẩu nộp thuế VAT tại nước nhập khẩu, nếu hàng hóa được dành cho một quốc gia thành viên châu Âu khác, theo đó tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới.
Video đang HOT
Để hưởng lợi từ việc miễn trừ, EPPO nghi ngờ mạng lưới đã lấy danh nghĩa các công ty bình phong ở Pháp, Đức, Hungary, Italy, Ba Lan và Tây Ban Nha, sử dụng hóa đơn giả và chứng từ vận tải giả. Trong một số trường hợp, tên của các công ty thực đã được sử dụng mà không biết rằng mã số thuế VAT và thông tin định danh của họ đã bị chiếm đoạt.
Lượng hàng hóa này được bán cho người tiêu dùng với chi phí bao gồm VAT. Tuy nhiên, điều tra cho thấy khoản thuế mà người tiêu dùng trả không bao giờ được khai báo hoặc nộp cho cơ quan thuế.
Theo ước tính, ít nhất 303 triệu euro VAT và 6,6 triệu euro thuế xuất, nhập khẩu đã bị thất thu trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2022.
EPPO tiến hành điều tra trên cơ sở thông tin do cơ quan hải quan Bỉ cung cấp và từ cuộc điều tra của Văn phòng chống gian lận châu Âu (OLAF). Các cuộc khám xét được thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol), cơ quan quản lý hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt của Bỉ, cũng như cảnh sát địa phương và liên bang Bỉ.
Kiến nghị giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2023
Nhiều hiệp hội kiến nghị giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2023. Các hiệp hội cho rằng việc kéo dài chính sách giảm VAT 2% sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xem xét gia hạn chính sách giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% đến 31/12/2023.
Theo FFA, dù đối mặt với khó khăn, thách thức nhưng trong năm 2022, các doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm TP.HCM vẫn cố gắng duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động; cung ứng đầy đủ thực phẩm thiết yếu cho xã hội, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đó là nhờ Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những chỉ đạo và chính sách hỗ trợ kịp thời, đặc biệt chính sách giảm thuế VAT 2% áp dụng từ ngày 1/1-31/12/2022 đã phát huy hiệu quả cao, tác động nhanh và trực tiếp tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, FFA kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét gia hạn chính sách giảm thuế VAT 2% đến 31/12/2023.
Các doanh nghiệp, hiệp hội kiến nghị cần tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2023 (Ảnh: Hoàng Hà)
Tương tự, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế VAT 2% tới năm 2023.
Theo VBA, năm 2022, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, cùng với đó là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ thông qua chính sách giảm thuế VAT, các doanh nghiệp trong ngành đã có dấu hiệu phục hồi tích cực. Việc giảm thuế VAT được coi là biện pháp trợ lực tài chính mạnh mẽ của Chính phủ đối với nền kinh tế, tạo động lực tốt cho sự phục hồi của doanh nghiệp, khuyến khích tiêu dùng.
Vì vậy, VBA đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% đến hết 31/12/2023, có thể xem xét áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp.
Trước đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm 2% thuế suất VAT xuống còn 8%, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất VAT 10%. Thời gian áp dụng từ 1/2/2022 đến hết 31/12/2022.
Thực tế, năm qua, người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hỗ trợ nhiều bởi mức giảm thuế này tác động trực tiếp lên mặt bằng giá cả hàng hóa, giúp kìm được giá thành và kéo theo giá bán hàng hóa không tăng sốc.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2023, Nghị định 15 về việc giảm 2% thuế VAT sẽ hết hiệu lực. Trong khi đó, hàng loạt những khó khăn, thách thức vẫn đang bủa vây các doanh nghiệp.
EU yêu cầu Twitter và Facebook tuân thủ các quy tắc Ủy viên tư pháp của Liên minh châu Âu (EU), ông Didier Reynders sẽ tới Ireland để gặp gỡ các quản lý cấp cao của Meta - chủ sở hữu mạng xã hội Twitter và Facebook. Ảnh: Tech Crunch Ủy viên Tư pháp Liên minh châu Âu Didier Reynders sẽ đến Ireland để gặp gỡ các giám đốc điều hành của Twitter và...