Điều tra lại vụ đại gia xứ Nghệ chiếm đoạt 42.000 cổ phiếu
Nhiều vấn đề “không thể làm rõ ngay” vụ án ông Thái Lương Trí chiếm đoạt tài sản của cổ đông nên tòa chưa thể tuyên án.
Sau 4 ngày xét xử, nghị án, hôm nay TAND Cấp cao tại Hà Nội đã trả hồ sơ, điều tra lại vụ án Thái Lương Trí (chủ tịch HĐQT Công ty CP khoáng sản Lào – Việt) và Dương Xuân Hải (phó giám đốc) làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Phiên tòa phúc thẩm được mở do ông Trí và Hải kháng cáo kêu oan.
Cấp phúc thẩm cho rằng, việc điều tra và xét xử giai đoạn sơ thẩm chưa đầy đủ nên hủy toàn bộ bản án của TAND Hà Nội trước đó đã tuyên phạt Trí 18 năm, Hải 15 năm tổng cộng hai tội trên.
Về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, tòa phúc thẩm đề nghị làm rõ việc con dấu đen ông Trí dùng đóng 38 văn bản của công ty có phải là thật hay không. Trong khi các bị cáo khai con dấu đen là thật, cơ quan điều tra thu thập xác định con dấu này giả. “Cần làm rõ thời gian đăng ký, khắc và cấp… con dấu màu đen này”, cấp phúc thẩm nhận định.
Về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tại các buổi thẩm vấn, tranh luận, luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn dân sự là Công ty CP dịch vụ dạy nghề Thái Dương và Công ty TNHH Thiên Phú cho rằng, thân chủ đã ký hợp tác đầu tư với ông Trí trong dự án khai thác mỏ quặng Huổi Chừn (Lào) đều thể hiện trên các giấy tờ góp vốn. Tỷ lệ cổ phần của 4 bên được chia lần lượt 37%, 18% và 10% (đối tác tại Lào giữ 35%). Việc góp vốn này là trực tiếp theo Luật Đầu tư 2005 quy định, bởi 2 doanh nghiệp này đã đóng hơn 20 tỷ đồng cho dự án (thể hiện trên các phiếu thu tiền). Trong khi đó, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho rằng việc góp vốn của hai doanh nghiệp với ông Trí là gián tiếp. Tòa thấy cần làm rõ vấn đề này.
Cùng với một số đề nghị khác của luật sư bào chữa, HĐXX thấy không thể làm rõ ngay tại tòa nên chấp nhận một phần kháng cáo, hủy án sơ thẩm, điều tra lại.
Ông Thái Lương Trí (trái) và Dương Xuân Hải tại tòa phúc thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 12/11/2004, ông Trí (giám đốc Công ty Thái Dương Nghệ An) đã ký hợp đồng với công ty khai thác khoáng sản Thảo Oong Khăm do ông Oong Khăm Sivilay (quốc tịch Lào, giám đốc) để thăm dò, khai thác và chế biến quặng tại mỏ Huổi Chừn, thời hạn 30 năm.
Sau đó, công ty ông Trí được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cấp phép đầu tư ra nước ngoài. Tại Lào, ông Trí cũng được cấp phép thành lập công ty cổ phần khoáng sản Lào – Việt. Ông Trí đã giao cho cấp dưới Dương Minh Hải (phó giám đốc) sang Lào làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh và con dấu riêng cho công ty khoáng sản.
Video đang HOT
Đầu tháng 4/2008, Hải đưa con dấu có nội dung Công ty khoáng sản Lào – Việt (con dấu đen) do một đầu mối bên Lào làm giúp, cho Trí sử dụng. Tuy nhiên, một tháng sau, công an thủ đô Viêng Chăn (Lào) thông báo xóa bỏ con dấu này và yêu cầu nộp lại do chưa có giấy phép sử dụng.
Theo tòa, ông Trí vẫn sử dụng con dấu này, đóng vào 38 văn bản chính thức của công ty khoáng sản Lào – Việt, gửi các cơ quan chức năng Lào và Việt Nam… Hành vi của Trí và Hải là làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Cũng trên cơ sở hợp đồng kinh doanh với công ty khoáng sản Thảo Oong Khăm, ông Trí đã ký kết với công ty CP Dịch vụ dạy nghề Thái Dương (ông Đoàn Văn Huấn làm giám đốc) và Công ty TNHH Thiên Phú (bà Chu Thị Thành – giám đốc, đại diện) để cùng thực hiện dự án trên, tổng vốn là 1,5 triệu USD. Đến ngày 12/11/2007, Công ty Dạy nghề Thái Dương góp hơn 10 tỷ, Thiên Phú là hơn 11 tỷ đồng.
Tại tờ trình gửi Bộ Kế hoạch đầu tư Lào, các công ty đã thỏa thuận lại tỷ lệ sở hữu, góp vốn là Công ty Thảo Oong Khăm (Lào) 35% cổ phẩn, Thái Dương Nghệ An 37%, Dạy nghề Thái Dương 18%, Thiên Phú 10%. Với tờ trình này, Bộ đã cấp giấy cho phép thành lập Công ty TNHH CP khoáng sản Lào – Việt và xác định rõ cổ đông, tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Tòa sơ thẩm quy kết, ông Trí thấy lợi ích lớn từ dự án, bản thân gia đình đã đầu tư nhiều công sức vào dự án khai thác mỏ, nên nảy sinh ý định chiếm đoạt toàn bộ cổ phần và tài sản của ông Huấn, bà Thành. Ông Trí đã mượn cổ phần của ông Huấn, bà Thành để đủ “cơ cấu” được bầu làm chủ tịch HĐQT Công ty khai thác khoáng sản Lào – Việt.
Để loại bỏ hoàn toàn tư cách cổ đông của ông Huấn, bà Thành, ông Trí chỉ đạo Hải soạn thảo tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào xin cấp phép thành lập công ty Liên doanh khoáng sản Lào – Việt. Công ty mới này do Trí làm giám đốc, nắm giữ 65% cổ phần, còn ông Khăm chiếm 35% cổ phần.
Theo chỉ đạo, Hải chỉ đưa tên ông Trí là cổ đông Việt Nam, ông Oong Khăm Sivlay đại diện phía Lào trong tờ trình này để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào. Hành vi của Hải được xác định là giúp ông Trí chiếm đoạt 42.000 cổ phiếu của ông Huấn, bà Thành.
Tòa sơ thẩm cho rằng, số cổ phần nguyên đơn đã được khôi phục, song đến nay dự án tại mỏ Huổi Chừn bị treo nên đề nghị cơ quan chức năng xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp.
Việt Dũng
Theo VNE
Đại gia xứ Nghệ kêu oan khi bị kết án 18 năm tù
Ông Trí bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới dùng thủ đoạn gian dối để "loại" hai cổ đông góp vốn khai thác mỏ.
Hôm nay, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm lần 2 xét đơn kháng cáo kêu oan của ông Thái Lương Trí (giám đốc công ty TNHH Thái Dương Nghệ An) cùng Dương Minh Hải (phó giám đốc). Vụ án đã kéo dài gần 10 năm với hai phiên sơ thẩm, một phiên phúc thẩm.
Sức khỏe yếu, ông Trí được người thân nâng đỡ phía sau.
Trước đó, ông Trí và Hải bị TAND Hà Nội tuyên phạt lần lượt mỗi người tổng cộng 18 năm và 15 năm về hai tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 12/11/2004, Công ty Thái Dương Nghệ An ký hợp đồng với công ty khai thác khoáng sản Thảo Oong Khăm do ông Oong Khăm Sivilay (quốc tịch Lào, giám đốc) để thăm dò, khai thác và chế biến quặng tại mỏ Huổi Chừn (Lào), thời hạn 30 năm.
Ông Trí chỉ đạo nhân viên soạn thảo hợp đồng liên doanh số 07 bằng tiếng Việt mang sang Lào nhưng không Khăm không ký, chỉ đóng dấu khống vào 3 tờ giấy trắng.
Theo tòa sơ thẩm, tháng 6/2006, ông Trí đã sử dụng hợp đồng liên doanh số 07 có chữ ký giả của ông Khăm để bổ sung hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Sau đó, ông Trí được Bộ Kế hoạch đầu tư Lào cấp phép thành lập Công ty cổ phần khoáng sản Lào - Việt. Do sức khỏe yếu, ông Trí đã giao cho Dương Minh Hải (phó giám đốc Thái Dương Nghệ An) sang Lào làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh và con dấu riêng cho công ty khoáng sản.
Đầu tháng 4/2008, Hải đưa con dấu của Công ty TNHH khoáng sản Lào - Việt (con dấu số 1) cho sếp Trí sử dụng. Tuy nhiên, một tháng sau, công an thủ đô Viêng Chăn (Lào) có thông báo xóa bỏ con dấu và yêu cầu nộp lại do chưa có giấy phép sử dụng.
Theo tòa, ông Trí vẫn sử dụng con dấu này đóng vào 38 văn bản chính thức của công ty khoáng sản Lào - Việt để gửi các cơ quan chức năng Lào và Việt Nam... Hành vi của Trí và Hải là làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Cũng trên cơ sở hợp đồng kinh doanh với công ty khoáng sản Thảo Oong Khăm, ông Trí đã ký kết với công ty Dịch vụ dạy nghề Thái Dương (ông Đoàn Văn Huấn làm giám đốc) và Công ty TNHH Thiên Phú (bà Chu Thị Thành - giám đốc, đại diện) để cùng thực hiện dự án trên, tổng vốn là 1,5 triệu USD. Tính đến ngày 12/11/2007, Công ty Dạy nghề Thái Dương góp hơn 10 tỷ đồng, Thiên Phú là hơn 11 tỷ đồng.
Tại tờ trình gửi Bộ Kế hoạch đầu tư Lào, các công ty đã thỏa thuận lại tỷ lệ sở hữu, góp vốn là Công ty Thảo Oong Khăm (Lào) 35% cổ phẩn, Thái Dương Nghệ An 37%, Dạy nghề Thái Dương 18%, Thiên Phú 10%. Với tờ trình này, Bộ đã cấp giấy cho phép thành lập Công ty TNHH CP khoáng sản Lào - Việt và xác định rõ cổ đông, tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Sau khi có giấy phép, thấy thời kỳ khó khăn của dự án đã qua, lợi ích từ việc khai thác mỏ Huổi Chừn lớn, nếu căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thì cổ phần của mình trong công ty khoáng sản Lào - Việt hầu như không còn, Trí nảy sinh ý định chiếm đoạt toàn bộ cổ phần và tài sản của ông Huấn, bà Thành.
Ông Trí đã mượn cổ phần của ông Huấn, bà Thành để đủ "cơ cấu" được bầu làm chủ tịch HĐQT Công ty khai thác khoáng sản Lào - Việt. Sau đó, bị cáo dùng quyền của mình để tạo ra mâu thuẫn nội bộ (không ra quyết định bổ nhiệm các chức danh của công ty), tự xưng là giám đốc để làm thủ tục giấy phép đăng ký kinh doanh, xin giấy phép khắc dấu.
Để loại bỏ hoàn toàn tư cách cổ đông của ông Huấn, bà Thành, Trí chỉ đạo Hải soạn thảo tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư Lào xin cấp phép thành lập công ty Liên doanh khoáng sản Lào - Việt. Công ty mới này do Trí làm giám đốc, nắm giữ 65% cổ phần, còn ông Khăm chiếm 35% cổ phần... Hành vi của Hải bị cáo buộc đã giúp ông Trí chiếm đoạt 42.000 cổ phiếu của ông Huấn, bà Thành.
Tuy nhiên, ông Trí đã không chiếm đoạt trót lọt khi hành vi bị lật tẩy. Cơ quan điều tra đã ngăn chặn được thiệt hại xảy ra với ông Huấn, bà Thành.
Số cổ phần nguyên đơn đã được khôi phục, song đến nay dự án đầu tư tại mỏ Huổi Chừn bị treo do chưa được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 3 ngày.
Việt Dũng
Theo VNE
Điều tra lại vụ giám đốc lừa bán nhà 'khu đất vàng' ở Sài Gòn Nhiều tình tiết phát sinh tại tòa và các bị cáo kêu oan, khiến HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ giám đốc lừa hơn 200 tỷ đồng. Ngày 21/7, sau ba ngày xét xử, TAND TP HCM quyết định trả hồ sơ cho VKSND Tối cao điều tra bổ sung đối với ông Trương Vui (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng...