Điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đường Thái Lan
Hôm nay, 21/9, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước.
Lượng nhập khẩu gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành mía đường trong nước
Thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN liên quan tới việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo WTO, Việt Nam đã bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN kể từ ngày 1/1/2020.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến, đạt gần 950.000 tấn, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, đạt gần 860.000 tấn (so với cùng kỳ năm 2019 là 145.000 tấn và cả năm 2019 là 300.000 tấn).
Video đang HOT
Theo đại diện ngành sản xuất trong nước, lượng nhập khẩu gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành mía đường trong nước.
Sản lượng đường mía trong nước niên vụ 2019/2020 ước tính chưa tới 800.000 tấn, sụt giảm so với 1,2 triệu tấn của niên vụ 2018/2019.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.
Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều tra theo đúng quy định của pháp luật để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh tới từ bên ngoài.
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời.
Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng có thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước.
Viettel là nhà mạng đứng đầu Đông Nam Á về giá trị thương hiệu
Nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố danh sách 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới 2020 (Telecoms 150), trong đó Viettel xếp thứ 28 trên bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đồng thời đứng thứ 1 tại Đông Nam và thứ 9 tại châu Á.
Viettel xếp thứ 28 trong top 30 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Ảnh: Viettel cung cấp
Báo cáo này cũng cho biết, Viettel là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (34%), đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia châu Á có nhà mạng nằm trong Top 30 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Ba hãng viễn thông có thứ hạng cao nhất bao gồm Verizon (Mỹ), AT&T (Mỹ) và China Mobile (Trung Quốc).
Viettel cũng là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu đạt tương đương 16,3%, vượt nhà mạng Korean Telecoms của Hàn Quốc. Chỉ số sức mạnh thương hiệu được đánh giá dựa trên các yếu tố gồm: Danh tiếng thương hiệu, sự hài lòng của nhân viên đối với thương hiệu và mức đầu tư của thương hiệu vào hoạt động marketing. Theo đánh giá của Brand Finance, đây là một yếu tố quan trọng để tạo nên giá trị của thương hiệu.
Với chiến lược kinh doanh hiệu quả và chú trọng đầu tư vào công nghệ, Viettel tiếp tục khẳng định sức mạnh của mình trên bản đồ viễn thông thế giới. Theo bảng danh sách, Viettel xếp trên hạng các nhà viễn thông lớn như SK Telecoms (Hàn Quốc), Airtel (Ấn Độ), AIS (Thái Lan), Singtel (Singapore) hay MTN .
Trong báo cáo của mình, Brand Finance cũng chỉ ra rằng tổng giá trị thương hiệu của nhóm các thương hiệu viễn thông lớn nhất toàn cầu giảm 11% - tổng giá trị năm 2020 đạt 692 tỷ USD so với 777 tỷ USD năm 2019. Cũng trong năm nay, toàn bộ các thương hiệu viễn thông châu Âu trong top 50 đều giảm giá trị thương hiệu trong năm 2020 với mức giảm trung bình là 13%. Nguyên nhân do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành khi các đối thủ liên tục đưa ra các dịch vụ giá cạnh tranh giá và chấp nhận giảm lợi nhuận biên.
Trước đó, đại diện Brand Finance cũng đánh giá rất cao những đóng góp của Viettel trong tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thiết bị 5G. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng đưa thương hiệu của Việt Nam nằm trong Top đầu những nhà mạng viễn thông có giá trị lớn nhất thế giới.
Báo cáo của Brand Finance được thực hiện trên 10 lĩnh vực tại 29 quốc gia, với quy mô mẫu trên 50.000 người lớn trên 18 tuổi. Ngoài ra, sức mạnh thương hiệu được tính dựa trên hiệu quả của hiệu suất của thương hiệu về các biện pháp vô hình, so với các đối thủ cạnh tranh.
Triển khai IFRS, chủ động là lợi thế cho doanh nghiệp Theo Đề án "Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam", bắt đầu từ năm 2026, IFRS mới bắt buộc phải áp dụng cho một số đối tượng doanh nghiệp. Nhưng ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần xắn tay chuẩn bị lộ trình áp dụng bộ chuẩn mực này. Sớm chuẩn bị để triển khai tối ưu ề...