Điều tốt đẹp không bao giờ chết
Nhà tù Shawshank là một bộ phim gần như hoàn mỹ, vượt qua thử thách của thời gian.
NHÀ TÙ SHAWSHANK: NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP SẼ KHÔNG BAO GIỜ CHẾT
Nhà tù Shawshank là bộ phim có chỉ số IMDb cao nhất (9.3/10) tính từ năm 1994 đến nay, được mệnh danh là bộ phim hay nhất mọi thời đại, đứng thứ nhất trongtop 100 phim điện ảnh.
Nhà tù Shawshank được mệnh danh là bộ phim hay nhất mọi thời đại.
Nhà tù Shawshank được chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng năm 1982, Rita Hayworth and Shawshank Redemption của nhà văn Stephen King – ông hoàng của những tiểu thuyết kinh dị. Nhiều tác phẩm của ông được chuyển thể thành những bộ phim ăn khách trên toàn thế giới như The Shinging, IT, Doctor Sleep… Tuy nhiên tác phẩm chuyển thể được yêu thích nhất của Stephen King chính là Nhà tù Shawshank . Bộ phim này được đề cử đến 7 giải Oscar nhưng cuối cùng lại ra về tay trắng khiến nhiều nhà phê bình và khán giả nuối tiếc. Tuy vậy, điều này không làm khán giả ngừng yêu thích bộ phim cho đến ngày nay.
Nha tu Shawshank đạt được sự tuyệt vời, thực sự hoàn hảo, không phải vì các hiệu ứng đặc biệt mà bởi nó chạm đến tâm hồn người xem với trải nghiệm điện ảnh đơn giản cùng những đoạn hội thoại xuất sắc, màn trình diễn không thể chê vào đâu. Đặc biệt, bộ phim đã truyền tải thông điệp cộng hưởng sâu sắc về hy vọng ngay giữa thời điêm đen tối nhất và ngày càng mãnh liệt hơn trong mỗi lần xem lại bộ phim.
Bộ phim thuộc thể loại hình sự, trinh thám với sự tham gia của nam diễn viên gạo cội Morgan Freeman và Tim Robbins.
Phim kể về hành trình vượt ngục của Andy, một nhân viên nhà băng, bị kết án chung thân và bị giam tại nhà tù Shawshank sau khi giết vợ và nhân tình của cô vào năm 1947.
Chiếm 80% nội dung phim, là câu chuyện về 20 năm trong tù của Andy với những mẫu chuyện rời rạc nhưng mang đầy những ý nghĩa và ẩn dụ.
Sau khi nhận bản án, Andy vào tù và dần làm quen với cuộc sống nơi đây với không ít lần bị chèn ép và làm nhục. Bản thân Andy lúc đầu tỏ ra cứng nhắc theo kiểu thông thường, thích nghi một cách cẩn thận và vụng về với môi trường mới.
Nhân vât chinh thich nghi môt cach vung vê vơi môi trương mơi.
Tại đây, thế giới ngầm của các phạm nhân, sự hà khắc của hệ thống quản giáo xung đột và giành nhau quyền thống trị.
“Tôi đã phải vào tù để trở thành kẻ lừa đảo,” Andy nhanh chóng nhận ra. Tại đây, Andy gặp Red (Morgan Freeman) và sau đó họ trở thành những người bạn người thân thiết giúp anhvượt qua quãng thời gian thăng trầm tại trại giam trong suốt hai thập kỷ.
Và những câu chuyện trong tù không thể khác, như Andy bị nhóm The Sisters quấy rối. Dù hoàn cảnh trớ trêu nhưng Andy vẫn cố gắng thực hiện những việc tử tế nhất có thể, như giúp những người bạn tù được uống bia, viết thư xin hội đồng thành phố xây dựng thư viện cho nhà tù, giúp anh bạn tù trẻ lấy bằng tốt nghiệp, …
Diễn biến phim cứ như thế, cực kì đơn giản, thông minh, không lắt léo đánh đố nhưng lại vô cùng logic và cuốn hút mà chúng ta quên rằng mình đang xem một bộ phim về nhà tù.
Cuộc sống trong tù bớt cô đơn khi Andy có Red: “Tôi hiểu anh là một người đàn ông biết cách lấy đồ”. Red: Thỉnh thoảng tôi biết xác định vị trí những thứ nhất định”. Đây là phiên bản hội thoại trong tù của một “cuộc gặp gỡ dễ thương”.
“ Xã hội” thu nhỏ giữa bôn bức tường nhà tù mục rỗng.
Sống trong cái “xã hội” thu nhỏ giữa 4 bức tường nhà tù, thối nát và mục rỗng đó 20 năm, tưởng rằng Andy sẽ giống như những kẻ khác, bị đồng hóa và học cách thích nghi để sinh tồn. Nhưng không, Andy luôn nuôi một hy vọng để rồi sau 20 năm nó đã biến thành kỳ tích, giúp Andy vượt ngục chỉ bằng…1 cái búa.
Để thực hiện kế hoạch, Andy nhanh chóng bắt tay giúp đỡ người quản giáo quanh co với ngân hàng và tích trữ tiền một cách bất hợp pháp bằng cách bỏ qua các chương trình nhà tù, cũng như giúp tất cả các cai ngục trốn thuế và tìm cách lách tài khoản tiết kiệm cho con cái của họ. Đổi lại, Andy được giao quyền quản lý thư viện nhà tù và được lính canh chăm sóc để ngăn chặn sự ngược đãi.
Có thể nói, hành trình 20 năm trong tù trở thành một bài kiểm tra tuyệt vời về sự kiên trì, công lý và tình bạn.
Hành trình 20 năm trong tù trở thành một bài kiểm tra vê tình bạn.
Ngay cả khi Andy bị biệt giam, anh đã chứng minh rằng nhà tù không phải là quá nhiều bức tường bê tông vì nó là một trạng thái của tâm trí. Thậm chí, có những giây phút Andy hoàn toàn tự do, thả lỏng hoàn toàn với trạng thái của mình, nghe một bản Opera, và phát cho toàn bộ tù nhân cùng nghe
“Hy vọng là một điều tốt. Thậm chí có thể là điều tốt nhất. Và những điều tốt đẹp không bao giờ chết “.
Nhà tù Shawshank cũng được coi là một thành tích ngoạn mục của đạo diễn Frank Darabont. Với những màn trình diễn xuất sắc, một cốt truyện xoay chuyển tài tình, nhà tù Shawshank là một bộ phim gần như hoàn mỹ, vượt qua thử thách của thời gian, là một tác phẩm nghệ thuật đầy hy vọng và đầy cảm hứng.
Có rất nhiều cảnh đáng nhớ trong Nhà tù Shawshank , tuy nhiên, cảnh kết thúc chắc chắn là một trong những cảnh kết thúc hay nhất mà tôi từng được chứng kiến. Nó như một sự rũ bỏ hoàn toàn giữa đầm bùn đen, nó như là tiếng nói tự do mạnh mẽ nhất.
Cảnh kết là môt tiếng nói tự do mạnh mẽ nhất.
Chuyển động, rực rỡ, đầy cảm hứng, hy vọng và tiếp thêm sức mạnh là tất cả những từ mô tả Nha tu Shawshank . Với những màn trình diễn xuất sắc từ dàn diễn viên toàn diện và một tác phẩm điện ảnh vô cùng thơ mộng của đạo diễn Frank Darabont. Nhà tù Shawshank tạo ra một tầm nhìn tuyệt vời dạy dỗ, thách thức, truyền cảm hứng và khơi gợi nhiều cảm xúc và suy nghĩ nhằm nhắc nhở chúng ta rằng trong những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời, luôn có một ánh sáng chiếu rọi bên trong.
Tôi không nhớ chính xác mình đã xem bộ phim này bao nhiêu lần, nhưng mỗi lần đều như một trải nghiệm mới sâu sắc hơn. Phải chăng vì vậy, dù không có bất kì giải thưởng nào nhưng bộ phim vẫn luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong nền điện ảnh thế giới, trở thành biểu tượng của hy vọng và tự do.
Trailer phim
'Seven' - phim mẫu mực của thể loại giật gân
"Seven", tác phẩm mẫu mực cho dòng phim giật gân của đạo diễn David Fincher, đã bước sang tuổi 25.
Seven (1995) là tác phẩm thuộc thể loại tội phạm, giật gân của đạo diễn David Fincher. Phim xoay quanh cuộc điều tra của hai thám tử William Somerset (Morgan Freeman) và David Mills (Brad Pitt) về chuỗi giết người liên quan tới Bảy mối tội đầu.
Tác phẩm gây ám ảnh khán giả bởi cốt truyện u tối, nhiều nút thắt với cao trào là câu hỏi "What's in the box?" của David Mills lặp đi lặp lại đầy ám ảnh.
Năm 1996, Seven nhận một đề cử Oscar cho Bản dựng phim xuất sắc. Phim thu về hơn 237,3 triệu USD từ kinh phí ban đầu 33 triệu USD. Sau 25 năm, bộ phim vẫn giữ nguyên sức cuốn hút.
Xung quanh Seven là những câu chuyện hậu trường mà không phải khán giả nào cũng biết.
Dàn diễn viên chính có nhiều thay đổi
Trong khâu tiền kỳ của dự án, nam diễn viên Al Pacino từng được nhắm cho vai thanh tra lão làng Somerset. Nhưng ông đã từ chối để góp mặt trong một dự án khác. Sau Al Pacino, những cái tên khác được cân nhắc vào vai Somerset còn có Robert Duvall và Harrison Ford.
Hai vai chính phim ban đầu được nhắm cho Al Pacino và Denzel Washington. Ảnh: Warner Bros.
Vai David Mills ban đầu được giao cho Denzel Washington. Nhưng ngôi sao da màu đã từ chối vì bộ phim quá đen tối và độc ác. Nhiều năm sau, Washington thừa nhận anh hối hận vì đã từ chối vai diễn ngay khi thưởng thức bộ phim.
Bóng hồng của Seven, Gwyneth Paltrow ban đầu cũng từ chối vai Tracy, vợ của Mills. Phương án thứ hai của nhà sản xuất, Christina Applegate, cũng nói lời từ chối, dẫn đến việc nhà sản xuất phải một lần nữa phải tìm cách thuyết phục Paltrow.
Guillermo del Toro từ chối ghế đạo diễn
Trước David Fincher, nhiều tên tuổi đã được nhắm vào vị trí đạo diễn của Seven gồm David Cronenberg, Jeremiah S. Chechik và Guillermo del Toro. Trong đó, del Toro là người đã thẳng thắn từ chối lời đề nghị trở thành đạo diễn bộ phim.
Năm 1993, Guillermo del Toro ra mắt phim dài đầu tay tựa đề Cronos. Bộ phim kinh dị đã giúp vị đạo diễn gây dựng tên tuổi tại Hollywood cũng như cho thấy phong cách của ông phù hợp với một bộ phim như Seven.
Năm 2008, del Toro tiết lộ trong một bài phỏng vấn với Slash Film rằng ông đã từ chối lời đề nghị ngồi vào ghế đạo diễn Seven. Theo del Toro, kịch bản phim rất hay, nhưng nó mang đến một cái nhìn quá hoài nghi về thế giới.
"Tôi rất yêu kịch bản bộ phim. Tôi muốn xem thành phẩm được làm từ nó. Nhưng tôi chỉ là một lão mập lãng mạn không thể hòa mình vào góc nhìn ấy", del Toro chia sẻ.
Khán giả tin họ đã nhìn thấy đầu của Gwyneth Paltrow
Một câu chuyện hậu trường nổi tiếng của Seven là đạo diễn David Fincher đã được trao nhầm kịch bản phim. Câu chuyện trong kịch bản sai khép lại bằng cái kết trứ danh vẫn còn ám ảnh khán giả tới ngày hôm nay.
Tất cả là nhờ Fincher đã đấu tranh quyết liệt để cái kết này được giữ lại. Đây là cảnh phim đầy cảm xúc khi giọng độc thoại lạnh lùng của John Doe (Kevin Spacey) thủ vai hòa với vẻ kinh hoàng dần hiện ra trên khuôn mặt Morgan Freeman đã đủ tiết lộ cho khán giả thứ đang được giấu trong chiếc hộp tội lỗi.
Nhân vật của Gwyneth Paltrow không phải con mồi mà chỉ là công cụ trong âm mưu của John Doe. Ảnh: Warner Bros.
David Fincher không bao giờ tiết lộ trên màn ảnh, nhưng khán giả đã được cung cấp đủ thông tin để khẳng định bên trong chiếc hộp là đầu của Gwyneth Paltrow. Cô đã bị John Doe giết và biến thành công cụ cho kế hoạch tội ác của hắn.
Tuy nhiên, rất nhiều khán giả vẫn nhớ sai và khẳng định chắc như đinh đóng cột họ đã thấy cảnh phim tiết lộ hình ảnh chiếc đầu người vợ xấu số của Mills bị giấu trong hộp. Đây là một ví dụ rùng rợn của Hiệu ứng Mandela - ký ức sai tập thể.
Chí có một vụ giết người được thể hiện trên màn ảnh
Dù Seven khiến khá rúng động bởi chuỗi án mạng kinh hoàng xuyên suốt tác phẩm, chỉ có duy nhất một vụ giết người được dàn dựng trên màn ảnh. Đó là cảnh Mills bị dẫn dụ tới chỗ hạ sát John Doe ở cuối phim.
Tác phẩm của đạo diễn David Fincher tập trung khai thác hậu quả của hành vi bạo lực thay vì kể lể nó xảy ra như thế nào. Dù phơi bày trên phim những hiện trường án mạng kinh dị, phim đã cắt bỏ phần lớn các cảnh nạn nhân phải chịu đựng đau đớn.
Tương tự những gì đạo diễn Tobe Hooper làm với The Texas Chainsaw Massacre, Seven của Fincher không mô tả hành vi bạo lực từ đầu chí cuối. Phim cố ý để lại những khoảng trống thông tin để trí tưởng tượng của khán giả thỏa sức hù dọa chính họ.
Chấn thương của Brad Pitt gây trở ngại cho việc ghi hình
Năm 1995, khi thực hiện một cảnh truy đuổi trong mưa trên phim trường Seven tại Los Angeles, Brad Pitt đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi cánh tay anh đập vỡ cửa kính một chiếc xe hơi. Hậu quả, Brad Pitt phải bó bột một bên tay.
Vụ tai nạn trên phim trường của Brad Pitt khiến phim phải thay đổi kịch bản. Ảnh: Warner Bros.
Cánh tay bó bột của Brad Pitt sau đó được hợp thức hóa thành một chi tiết trong kịch bản. Theo đó, Mills đã bị gãy tay trong một tai nạn nghiêm trọng giữa lúc làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, khi thực hiện những cảnh quay diễn ra trước thời điểm cánh tay của Mills trên phim, đoàn phim đã phải chật vật tìm cách giấu cánh tay bị thương của Brad Pitt khỏi khung hình.
Màu phim cường điệu sự ảm đạm và bi quan
Không chỉ cốt truyện, từng khung cảnh trong Seven đều được thiết kế và sắp đặt để toát ra sự ảm đạm và bi quan. Trong khâu hậu kỳ, các kỹ thuật viên sử dụng một kỹ thuật được gọi là giữ bạc - từng được sử dụng trong Pitch Black của Vin Diesel.
Nhờ kỹ thuật này, những mảng tối trên phim sẽ trở nên sâu hơn, phủ lên tác phẩm một sắc màu u ám. Các thiết bị tạo mưa cũng thường xuyên được sử dụng nhằm xây dựng bối cảnh một thành phố ngập tràn khói bụi và bóng tối.
Fincher từng nói các góc máy trong Seven được sắp đặt để phản ánh góc nhìn về sự suy đồi của thế giới. Phong cách thực hiện các cảnh điều tra hiện trường hay truy đuổi tội phạm trong Seven cũng được truyền cảm hứng từ Cops, một chương trình ăn khách trên truyền hình Mỹ thời điểm đó.
Kế hoạch làm hậu truyện đổ bể
Năm 2015, tác phẩm bí ẩn, giật gân Solace đã ra mắt và nhanh chóng chìm vào quên lãng. Bộ phim xoay quanh hành trình truy đuổi một tên giết người hàng loạt với không khí na ná Seven chỉ thu về 23,5 triệu USD tại phòng vé.
Tin đồn về việc hậu truyện của Seven sẽ được sản xuất với tựa đề Ei8ht đã lan truyền trên Internet từ cuối thập niên 1990. Tuy nhiên, đạo diễn Fincher đã tuyên bố như đinh đóng cột rằng ông sẽ tránh thật xa bất cứ phần phim ăn theo nào của Seven.
Ban đầu, Solace được lên kế hoạch trở thành hậu truyện của Seven. Hãng New Line Cinema hy vọng có thể chắp nối kịch bản của biên kịch Ted Griffin với bộ phim của Fincher và tiếp tục phát triển câu chuyện theo góc nhìn của thanh tra Somerset.
Tuy nhiên, ý tưởng này đã đổ bể và Solace trở thành một bộ phim độc lập theo đúng tinh thần kịch bản gốc. Đáng tiếc, dù có sự góp mặt của nam diễn viên gạo cội Anthony Hopkin, phim vẫn không thể thành công.
Cảm xúc của Brad Pitt và Jennifer Aniston trước ngày hợp tác Một nguồn tin cho biết cả Brad Pitt lẫn Jennifer Aniston đều háo hức trước ngày cùng tham gia đọc kịch bản bộ phim nổi tiếng "Fast Times at Ridgemont High" (1982). Ngày 21/8, tài tử Sean Penn sẽ tổ chức buổi đọc kịch bản bộ phim tuổi teen nổi tiếng Fast Times at Ridgemont High (1982) trên mạng Internet với sự tham...