Điều tối kỵ khi ăn thanh long ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bệnh nhân tiêu chảy hoặc chị em phụ nữ có thể trạng lạnh, đang đến kỳ kinh nguyệt… đều không nên ăn loại quả này.
Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới ngày càng trở nên nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn khắp nơi trên thế giới. Hầu hết chúng ta ăn thanh long vì vẻ ngoài xinh đẹp và hương vị có phần độc đáo của nó cũng như lợi ích sức khỏe dồi dào mà loại quả này mang lại.
Theo Healthline, thanh long chứa một lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó không thể không kể đến sắt, magiê và chất xơ.
Chưa hết, thanh long còn chứa lượng chất oxy hóa dồi dào. Theo Webmd, Betalains được tìm thấy trong cùi thanh long đỏ được chứng minh có thể bảo vệ cơ thể tránh nguy cơ cholesterol xấu tấn công. Hydroxycinnamates trong thanh long là hoạt chất được chứng minh chống ung thư hiệu quả. Flavonoid dồi dào trong loại quả này giúp não bộ hoạt động tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng nhận định, trong Đông y, quả thanh long có vị ngọt, hơi chua, được xem là loại quả mát, có tác dụng thanh nhiệt, ngoài ăn trực tiếp có thể chế biến các món chè, nộm rất ngon và bổ…
Đó là lý do nhiều người đặc biệt ưu ái dành cho thanh long một tình yêu không thể thay thế. Nhưng cuộc đời có một nguyên lý bất di bất dịch “cái gì nhiều quá cũng không tốt”. Do đó đừng cho rằng lúc nào cũng nên ăn nhiều thanh long thì bạn sẽ đẹp da đẹp dáng lại khỏe mạnh từ trong ra ngoài.
Thanh long có vị ngọt, hơi chua, được xem là loại quả mát, có tác dụng thanh nhiệt, ngoài ăn trực tiếp có thể chế biến các món chè, nộm rất ngon và bổ…
Dưới đây là một số điều cấm kỵ khi ăn thanh long, hãy chú ý tuân thủ nếu bạn không muốn biến loại quả vừa ngon vừa đẹp mắt này thành thuốc độc nhé!
Bệnh nhân tiêu chảy, người thể trạng lạnh, đến kỳ kinh không nên ăn thanh long
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bệnh nhân tiêu chảy hoặc chị em phụ nữ có thể trạng lạnh, đang đến kỳ kinh nguyệt đều không nên ăn loại quả này. Nguyên nhân là người có thể chất hư hàn thường bị tiêu chảy, chân tay mỏi mệt, sắc mặt nhợt nhạt khi ăn thanh long tùy tiện sẽ làm cho tình trạng thêm nặng nề.
Video đang HOT
Tương tự như vậy, chị em có thể tạng người luôn lạnh hoặc đến kỳ kinh nguyệt cần hết sức chú ý bởi ăn thanh long vào thời điểm này dễ khiến bụng lạnh hơn, tình trạng “đèn đỏ” thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.
Bệnh nhân tiêu chảy hoặc chị em phụ nữ có thể trạng lạnh, đang đến kỳ kinh nguyệt đều không nên ăn loại quả này.
Nhai không kỹ đã vội nuốt
Ăn chậm nhai kỹ là nguyên tắc ăn uống hàng đầu. Khi ăn thanh long, bạn cũng phải đảm bảo nguyên tắc này. Nhiều người chăm chỉ ăn thanh long vì biết những hạt đen li ti trong loại quả này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không nhai vỡ được đám hạt này.
Theo Health, hạt thanh long chứa rất nhiều axit béo có lợi như omega-3 và omega-6, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng sức dẻo dai cho thành mạnh. Lớp vỏ của hạt thanh long tương đối khó phân hủy ngay cả khi đã nằm gọn trong dạ dày, được co bóp tiêu hóa. Và hầu hết, chúng đều “ra ngoài” hết chứ không đem lại dinh dưỡng do thói quen ăn nhanh, nuốt chửng của nhiều người.
Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần chú ý nhai thật chậm từng miếng thanh long nhỏ để hạt vỡ ra, để cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ bên trong hạt. Bạn cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay thanh long thật nhuyễn để thu được giá trị dinh dưỡng tối đa từ loại quả này.
Hạt thanh long chứa rất nhiều axit béo có lợi như omega-3 và omega-6, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng sức dẻo dai cho thành mạnh.
Không rửa vỏ quả thanh long trước khi ăn
Nhiều người cho rằng, vỏ quả thanh long rất dày, lại không có khả năng “hút” những loại sâu bọ nên đảm bảo an toàn, hiếm có nguy cơ nhiễm dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Xuất phát từ nguyên nhân này, nhiều người chủ quan thường bỏ qua việc rửa sạch quả trước khi ăn.
Theo giới chuyên gia, điều này thực sự không tốt. Mặc dù vỏ thanh long dày và chúng ta chỉ ăn ruột quả nhưng không ngoại trừ trường hợp hóa chất thôi nhiễm, rồi cầm nắm quả dẫn chất độc vào miếng thanh long tận miệng.
Tốt nhất, chúng ta vẫn nên rửa sạch loại quả này trước khi ăn, giống như bất cứ loại quả nào khác để tránh rước họa vào thân nhé!
Theo afamily
Chỉ cần ấn vào điểm này trên bàn chân thì kỳ "đèn đỏ" của chị em khó chịu đến mức nào cũng sẽ dịu luôn
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định xoa bóp đúng huyệt vị trên gan bàn chân kiểu này sẽ giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực hiệu quả.
Cách bấm huyệt vị ở bàn chân giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt
Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em phải vật lộn với cơn đau, chuột rút dày vò, thậm chí có người phải nghỉ làm, nghỉ học... lăn lóc trên giường. Chúng ta có nhiều cách khác nhau để giảm đau trong kỳ kinh nguyệt như chườm nóng, sử dụng đồ ăn thức uống làm dịu cơn đau bụng kinh... Nhưng ít ai biết, Đông y còn có tuyệt chiêu giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực kì tuyệt vười với cách xoa bóp, bấm huyệt.
Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em phải vật lộn với cơn đau, chuột rút dày vò, thậm chí có người phải nghỉ làm, nghỉ học... lăn lóc trên giường.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), chúng ta hoàn toàn có thể day bấm huyệt vị ở chân để giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, miễn là xác định đúng huyệt vị và day bấm đúng cách. Thậm chí, cách làm này còn chữa chuột rút trong kỳ kinh nguyệt cực hiệu quả.
Cụ thể, chị em có thể làm như sau: Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình) giúp thư giãn tử cung và giảm đau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em muốn giảm đau trong kỳ kinh nguyệt hay chữa chứng chuột rút trong giai đoạn nhạy cảm này có thể bấm huyệt kiểu này để giảm đau, chữa chuột rút.
Vì sao day bấm huyệt ở chân lại có khả năng giảm đau trong kỳ kinh nguyệt?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bàn chân có những huyệt vị vô cùng quan trọng với toàn bộ cơ thể. Việc day bấm huyệt đúng cách ở khu vực này sẽ giúp phòng chống, chữa nhiều bệnh nguy hiểm chứ không chỉ riêng việc giảm đau, chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
Lương y Bùi Hồng Minh
Lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân.
Lương y khẳng định: "Y học cổ truyền nhận định, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận".
Bàn chân có những huyệt vị vô cùng quan trọng với toàn bộ cơ thể.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong y học cổ truyền, chứng đau bụng kinh được xếp vào chứng thống kinh. Chứng này gây ra sự đau đớn, khó chịu cho chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, nếu chịu khó day, xoa, bấm huyệt đúng vị trí có thể giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực tốt, đồng thời khắc phục được cả chứng chuột rút khi đến ngày "đèn đỏ".
Ngoài việc day bấm huyệt vị ở bàn chân giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, bạn cũng có thể thực hiện một số cách xoa bóp sau cũng đem lại tác dụng giảm đau cực tốt:
- Xoa bụng: Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, từ nhẹ đến nặng trong 1 - 2 phút với cường độ chịu đựng được. Nếu có cảm giác lạnh bụng và tay chân có thể dùng một chút dầu nóng thoa bụng và lòng bàn tay, bàn chân trước khi xoa bóp.
- Chà xát bụng: Dùng một bàn tay với các ngón tay khép chặt xát bên phải bụng dưới sang bên trái bụng dưới rồi xuống điểm giữa bờ trên xương mu rồi lại xát lên trên bên phải bụng dưới sao cho thành hình "tam giác", cứ luân phiên như vậy trong 1 - 2 phút với cường độ chịu được sao cho vùng bụng dưới nóng lên là được.
Theo Helino
Cách ăn tỏi và mật ong để thay đổi cơ thể chỉ sau 7 ngày Lợi ích sức khỏe của cả tỏi và mật ong đã được biết đến từ lâu, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu kết hợp cả hai với nhau? Shutterstock Đầu tiên, hãy xem xét những lợi ích của việc tiêu thụ tỏi. Tỏi chứa một hợp chất hóa học tự nhiên gọi là allicin, là một...