Điều quan trọng khi dùng các loại đũa ăn cơm, nếu bỏ qua dễ rước bệnh thậm chí ung thư
Đũa là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, nhưng chúng cũng là nơi chứa “mầm bệnh” rất nguy hiểm mà chúng ta chưa để ý. Vậy chúng ta nên chọn những loại đũa nào?
Đũa là vật dụng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Hiện nay con người ngày càng trở nên cầu kỳ hơn trong cách ăn uống, do đó kiểu dáng của đũa cũng rất đa dạng. Trên thị trường có rất nhiều loại đũa với các chất liệu khác nhau như đũa gỗ, đũa nhựa, đũa kim loại, đũa ngà voi… Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nói, bệnh từ miệng mà ra, việc lựa chọn đũa và sử dụng sai cách có thể gây viêm dạ dày, ung thư và các bệnh khác.
Người xưa coi cái ăn là của trời cho, trong cuộc sống hàng ngày ai cũng ăn đủ 3 bữa, và cần phải sử dụng đũa. Những đôi đũa làm bằng ngà voi bắt sớm nhất nguồn từ đầu thế kỷ 11 trước Công nguyên, có lịch sử lâu đời hơn 3000 năm, và đôi đũa cũng là vật dụng cần thiết của mỗi chúng ta. Đối với dụng cụ ăn uống, người nước ngoài sử dụng dao và nĩa nhiều hơn, hầu hết người Đông Nam Á chúng ta đều sử dụng đũa, vậy nên dùng loại đũa nào để tốt cho sức khỏe hơn?
1. Đũa kim loại
Đũa kim loại được nhiều người thích, cầm rất chắc tay, được làm từ thép không gỉ hoặc các chất liệu hợp kim khác, rất chắc chắn, bền, chống mài mòn và biến dạng, không bị ẩm mốc và dễ lau chùi. Tuy nhiên, cần biết rằng khi sử dụng đũa kim loại, bạn nên tránh tiếp xúc với giấm, kiềm, muối càng nhiều càng tốt, bởi những gia vị ăn mòn này có thể dễ dàng phá hủy lớp màng oxit trên bề mặt đũa kim loại, khiến các kim loại nặng như crom, niken xâm nhập vào cơ thể con người. Sở dĩ như vậy là do đũa kim loại có tính dẫn nhiệt mạnh, khi gắp thức ăn quá nóng rất dễ bị bỏng miệng.
2. Đũa nhựa
Đũa nhựa có màu sắc rực rỡ, dễ lau chùi, giá thành rẻ. Nếu bạn muốn sử dụng đũa nhựa, bạn có thể chọn đũa nhựa Melamin, hầu hết đũa nhựa trên thị trường là đũa melamin được làm từ chất liệu có khả năng chịu nhiệt, không độc hại, chịu được nhiệt độ thấp, dẫn nhiệt tương đối yếu. Tuy nhiên, loại đũa này tương đối dễ vỡ, dễ bị biến dạng và nóng chảy dưới nhiệt độ quá cao khiến các chất độc hại trong nhựa ảnh hưởng đến cơ thể con người, thậm chí gây ung thư. Do đó, bạn có thể dùng loại đũa này khi ăn cơm thường nhưng không được dùng khi ăn lẩu, hay các món nấu sôi trên bếp.
3. Đũa sơn
Đũa sơn có nhiều hình dáng và màu sắc tươi sáng, thực chất là đũa gỗ được phủ một lớp sơn màu, vẽ hoa văn và màu sắc rất tinh xảo, trông cao cấp và trang nhã, nhưng đũa sơn lại chứa rất nhiều sơn. Các chất độc hại như kim loại nặng và dung môi hữu cơ benzen trong sơn, một khi bề mặt sơn bóng bị mài mòn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người gây ung thư và các tổn thương khác, đặc biệt đối với trẻ em có sức đề kháng kém thì càng phải tránh xa.
4. Đũa gỗ
Video đang HOT
Đũa gỗ là loại đũa được sử dụng phổ biến hiện nay, giá thành phải chăng, hầu hết các quán ăn, nhà hàng đều sử dụng đũa gỗ, đặc biệt là loại đũa dùng 1 lần này. Tuy nhiên, đũa gỗ có một khuyết điểm rất lớn là không dễ vệ sinh, khả năng hút nước mạnh, dễ để lại cặn thức ăn. Bã thức ăn dễ sinh ra vi khuẩn như Staphylococcus aureus, E. coli …, một khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người qua đường miệng dễ gây tiêu chảy, nôn mửa và các bệnh khác, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí gây ung thư. Vì vậy, đũa gỗ khoảng nửa năm cần phải thay mới một lần, khử trùng thường xuyên, tốt nhất nên ngâm nước sôi, sau đó đem phơi nắng để khử trùng, có điều kiện dùng tủ khử trùng.
Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư, bạn cần ngăn chặn ngay từ bây giờ
Có không ít loại bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất dễ tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là ung thư.
Bệnh tật thường không chừa một ai, nhưng cũng không đến ngay như một thanh sắt rơi vào đầu bạn mà nó là một tiến trình đi theo lối sống từ chính những thói quen và hành động thường ngày. Nếu hằng ngày chúng ta thường xuyên theo dõi những dấu hiệu thay đổi của cơ thể để đi khám và điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Ngược lại, nếu chủ quan với bệnh tật, cho rằng những bệnh nhỏ không nghiêm trọng, không gây đau đớn thì sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như hai căn bệnh dưới đây, ban đầu chỉ là những bệnh lý rất phổ biến và không khó để chữa trị, nhưng nếu chủ quan, bệnh rất dễ tiến triển sang giai đoạn khó chữa hơn, thậm chí thành ung thư ảnh hưởng đến tính mạng.
1. Gan nhiễm mỡ phát triển thành ung thư gan
Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 - 4% trọng lượng của gan. Nhưng với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ là một loại bệnh khá phổ biến mà rất nhiều người có thói quen coi thường vì cho rằng nó căn bản không gây ra mối đe dọa lớn cho cơ thể, cũng không gây đau đớn hay ngứa ngáy.
Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ.
Nhưng cách nghĩ này là một sai lầm lớn, gan nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát kịp thời nó sẽ dần phát triển thành ung thư gan thông qua các giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1:
Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ đơn thuần, tức là tế bào gan có tích tụ mỡ, gan to lên có mỡ ở trong đó, gan không bị viêm, chức năng gan hoạt động gần như bình thường. Còn viêm gan nhiễm mỡ tức là cũng tích tụ mỡ nhưng gây ra tình trạng viêm gan (làm hư hoại tế bào gan).
Có rất nhiều người mắc gan nhiễm mỡ đơn thuần và hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc đặc trị.
Giai đoạn 2: Phát triển thành viêm gan nhiễm mỡ
Nếu gan nhiễm mỡ đơn giản không được kiểm soát kịp thời, các chất béo trong gan sẽ tiếp tục tăng lên và lúc này gan sẽ trở thành "kho" dự trữ chất béo. Các chất béo đi vào cơ thể đều bao phủ xung quanh gan khiến gan không thể thực hiện chức năng hô hấp bình thường, dinh dưỡng cũng không được đưa đến gan. Tình trạng này sẽ gây ra viêm gan và viêm gan nhiễm mỡ.
Giai đoạn 3: Xơ gan
Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Tình trạng viêm gan nặng hơn sẽ kích thích sự phát triển của các mô sợi trong gan. Khi các sợi xơ càng nhiều, gan càng bị tổn thương, hoại tử tế bào gan, biến đổi cấu trúc gan, hình thành mô sẹo chai cứng dẫn tới bệnh lý xơ gan. Biểu hiện của bệnh xơ gan có thể là xuất huyết tiêu hóa, phù chân, trướng bụng, hôn mê gan,... Tỉ lệ tử vong có thể lên đến 85% trong vòng 5 năm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.
Giai đoạn 4: Ung thư gan
Khi tình trạng viêm gan, xơ gan không được điều trị, các tác nhân xấu tiếp tục tấn công gan dẫn đến hệ thống miễn dịch và các chức năng trong cơ thể sẽ biến đổi bất thường. Điều này làm suy giảm chức năng giám sát sự xuất hiện của khối u trong hệ thống miễn dịch, các tế bào đột biết không được loại bỏ dẫn đến ung thư gan.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?
Khi biết mình mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ngay lập tức cần thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Trường hợp cần thiết, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn và kê đơn phù hợp tiến hành trị liệu kết hợp tái khám định kỳ để đề phòng gan nhiễm mỡ tiếp tục phát triển hình thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn.
2. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày
Theo số liệu thống kê, có 80% người Trung Quốc mắc bệnh viêm dạ dày, trong đó có từ 50-80% người bị viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày qua một quá trình khá chậm và thường trải qua 4 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1: Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém.
Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém. Từ giai đoạn này đến ung thư dạ dày là cả một khoảng cách rất xa.
Giai đoạn 2: Viêm teo niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày thoái hoá và teo dần theo độ tuổi con người. Có 20% những bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính bị viêm teo niêm mạc dạ dày. Không phải cứ viêm teo niêm mạc dạ dày là sẽ bị ung thư dạ dày, nhưng trường hợp này thường có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn người bình thường. Viêm teo niêm mạc dạ dày nếu được điều trị thích hợp sẽ không dẫn đến ung thư dạ dày.
Giai đoạn 3: Thay đổi cấu trúc dạ dày hay tiền ung thư
Viêm dạ dày thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng tới việc hồi phục của niêm mạc dạ dày. Việc này sẽ làm sản sinh một số vi khuẩn bất thường trong đường ruột, trường hợp này được gọi là tổn thương tiền ung thư.
Giai đoạn 4: Ung thư dạ dày
Khi các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hay di căn qua hệ thống bạch huyết sẽ gây ra ung thư dạ dày.
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này?
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến, có tiên lượng tốt và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày cần chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ và duy trì một thói quen ăn uống tốt, tạo một môi trường tốt cho dạ dày.
3 bệnh thường gặp cần điều trị ngay nếu không muốn ung thư ghé thăm Nếu các tổn thương tiền ung thư được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể chữa khỏi hoàn toàn và chặn đứng nguy cơ chúng diễn tiến thành ung thư. Tổn thương tiền ung thư là gì? Hiểu một cách đơn giản, tổn thương tiền ung thư là các tổn thương lành tính nhưng tiềm tàng nguy cơ "ung thư hóa....