Điều phụ nữ bị ‘khô hạn’ cần biết
Khô âm đạo có thể do cơ địa hoặc là dấu hiệu của viêm nhiễm. Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp.
Khô âm đạo là hiện tượng giảm tiết hoặc không tiết dịch nhầy âm đạo, gây khó khăn cho việc quan hệ vợ chồng, làm giảm khoái cảm tình dục, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Khô âm đạo thường xảy ra ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên cùng với áp lực cuộc sống ngày càng lớn, ngày nay nhiều phụ nữ trẻ cũng bị chứng bệnh này.
Để điều trị triệt để được chứng khô âm đạo, cần phải xác định được đúng nguyên nhân gây nên với mỗi cá nhân. Từ đó sẽ có giải pháp điều trị hợp lý, tận gốc.
Một số nguyên nhân dẫn tới chứng khô âm đạo thường gặp nhất gồm:
- Viêm nhiễm phụ khoa: Biểu hiện thường là khí hư có mùi lạ, hôi, có màu trắng vàng thậm chí màu xanh, khí hư không trong dính mà dạng bột như bã đậu.
- Căng thẳng: Stress tâm lý là một yếu tố khá quan trọng, stress góp phần ức chế buồng trứng tiết hoóc-môn estrogen hỗ trợ cho việc tăng tiết dịch nhờn âm đạo khi quan hệ. Đồng thời chứng khô âm đạo lại tác động ngược gây tâm lý ức chế, sợ hãi ‘ngại’ quan hệ tình dục tạo nên một vòng xoáy luẩn quẩn khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Do vệ sinh chưa đúng cách: Vệ sinh vùng kín quá mức hay dùng dung dịch rửa phụ khoa không phù hợp.
- Thiếu hụt vitamin nhóm B: Ngoài vấn đề khô âm đạo, nếu người phụ nữ kèm theo tình trạng viêm miệng, khô da, bong vảy, thì có thể thiếu vitamin nhóm B. Trường hợp này sẽ khiến âm đạo bị khô, niêm mạc sung huyết, thậm chí lở loét.
Video đang HOT
- Các bệnh lý mãn tính đi kèm như viêm gan mãn tính, suy thận mạn, tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp ít nhiều ảnh hưởng tới việc tiết dịch của âm đạo.
- Lỗi từ màn dạo đầu: Màn dạo đầu vụng về hoặc thậm chí không có màn dạo đầu khiến chị em chưa đủ hưng phấn, hụt hẫng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây chứng khô âm đạo.
- Suy giảm chức năng buồng trứng.
- Do dùng thuốc: Một số thuốc có tác dụng đối kháng estrogen cũng gây nên tình trạng khô âm đạo như thuốc tránh thai, thuốc nội tiết progestin trong điều trị một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, các thuốc kháng histamin, chống trầm cảm…
- Hoóc-môn nữ giới estrogen thấp: Nhiều phụ nữ trẻ có lượng estrogen thấp như buồng trứng đa nang, kinh nguyệt thưa. Sản phụ sau sinh, cho con bú cũng gây nên tình trạng khô âm đạo.
Không phải tất cả phụ nữ mắc chứng khô âm đạo cũng có một công thức chung để điều trị. Thực tế trên mỗi cá thể có nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên việc điều trị cũng khác. Quan trọng là tìm được nguyên nhân chính xác, từ đó mới điều trị tận gốc được. Do vậy, việc đi khám phụ khoa sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.
Song song với các phương pháp điều trị, chị em nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu estrogen như các sản phẩm từ lúa mạch, mè, các loại đậu đỗ như sữa đậu nành, mầm đậu nành cũng rất hiệu quả. Các thực phẩm giàu vitamin cũng góp phần không nhỏ cải thiện tình trạng khô hạn này.
Ngoài ra, các đức lang quân có thể chuẩn bị một số dung dịch bôi trơn khi quan hệ với vợ. Các sản phẩm bôi trơn gốc nước dễ dàng tương thích với cơ thể và bao cao su (nếu có sử dụng), bán ở hầu hết các hiệu thuốc Tây. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bôi trơn bằng dung dịch bôi trơn không làm giảm cảm giác mà ngược lại càng giúp gia tăng khoái cảm trong sinh hoạt vợ chồng.
Theo VNE
Giải mã tình trạng 'khô rát' của cô bé
Khô rát vùng kín không những gây cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, mà còn cản trở chuyện &'chăn gối' ở nữ giới.
Khô rát vùng kín không những gây cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, mà còn cản trở chuyện &'chăn gối' ở nữ giới. Trước khi có bất cứ quyết định điều trị nào, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Khô âm đạo khiến cuộc sống vợ chồng gặp nhiều cản trở. Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Một số nguyên nhân sau là hung thần gây nên những cơn đau rát, đặc biệt hay gặp ở nữ giới thời kỳ mãn kinh:
Thời kỳ mãn kinh: Estrogen giúp duy trì độ ẩm và bôi trơn âm đạo tự nhiên. Tuy nhiên, ở thời kỳ mãn kinh, mức hoóc-môn này giảm mạnh, gây khô âm đạo, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy. Các triệu chứng này còn gọi là bệnh teo âm đạo, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt chăn gối ở tuổi mãn kinh.
Các vấn đề sức khoẻ phụ nữ khác: Sinh con, cho con bú, phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc một số loại thuốc cũng có thể làm giảm estrogen - nguyên nhân chính gây khô âm đạo.
Ung thư: Xạ trị hoặc hoá trị cũng gây khô âm đạo ở nữ giới.
Bệnh tự miễn (Autoimmune disorder): Bệnh tự miễn là tình trạng bệnh lý xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Trong trường hợp này, rối loạn gây ra tình trạng tự tấn công vào các tế bào tiết độ ẩm, hậu quả xảy ra tình trạng khô âm đạo.
Thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm và dị ứng cũng có thể gây khô âm đạo.
Màn dạo đầu: Rất nhiều cặp đôi xem nhẹ màn dạo đầu. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt giúp hoà hợp cả về tâm hồn lẫn thể xác với bạn đời của mình. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho màn mở đầu bắt buộc này để giúp bôi trơn âm đạo và ngăn ngừa khô rát do ma sát khi quan hệ.
Căng thẳng: Mọi hình thức căng thẳng, áp lực, suy nghĩ quá mức đều gây ra tình trạng tụt mạnh estrogen trong cơ thể, từ đó gây ra chứng khô âm đạo khó chịu cho nữ giới.
Theo SKĐS
7 tuyệt chiêu giúp cải thiện tình trạng "cúp nước" khi yêu Khi môi trường âm đạo trở nên "khô hạn", chuyện gối chăn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc "tiếp nước" cần được quan tâm đúng mức. Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín của phụ nữ bị "cúp nước" đột ngột như bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng của thuốc... Khi đó, phụ nữ sẽ...