Điều nông dân muốn gửi gắm đến Thủ tướng
Tính đến thời điểm này, đã có hơn 1.500 câu hỏi của nông dân gửi đến Thủ tướng và đại diện các bộ, ngành chờ đợi được giải đáp tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 – năm 2020 dự kiến tổ chức tại Đắk Lắk vào tháng 8 tới.
Điều nông dân muốn gửi gắm
Sau khi biết thông tin Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 sẽ được tổ chức ở Đắk Lắk, ông Nguyễn Tấn Công, HTX Dịch vụ nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, xã Nam Yang (huyện Đắk Đoa, Gia Lai) rất vui mừng.
Là người quyết tâm theo đuổi lĩnh vực trồng tiêu sạch, ông Công muốn được tham dự hội nghị này và trực tiếp gửi câu hỏi đến Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng nông sản của nông dân TP.Cần Thơ trong khuôn khổ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 2. Ảnh: Nguyễn Chương
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 3 năm 2020 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 8, tại TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Hội nghị do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Lăk chủ trì; Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt được giao tổ chức thực hiện.
Video đang HOT
“Theo đuổi mô hình trồng tiêu sạch bao nhiêu năm, tôi rất trăn trở với nỗi vất vả của nông dân trồng tiêu hiện nay khi giá rớt sâu. Không chỉ tiêu, giá cà phê, cao su… cũng giảm mạnh. Nếu được tham dự tôi mong muốn Thủ tướng, ngành chức năng có giải pháp để khôi phục giá nông sản, giúp nông dân Tây Nguyên có cuộc sống ổn định” – ông Công nói.
Trong khi đó, ông Trần Huy Đường, nông dân trồng hoa, rau công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng) lại quan tâm đến chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên, bởi vùng này có rất nhiều tiềm năng.
Anh A Thi ở xã Pô Kô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum cho biết, những năm qua, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Nhờ đó, đời sống của đồng bào ngày càng ấm no.
Ông Nguyễn Tấn Công, xã Nam Yang, Đắk Đoa, Gia Lai bên vườn tiêu sạch của gia đình. Ảnh: K.N
Tuy nhiên, anh A Thi cũng rất trăn trở vấn đề phá rừng ở Tây Nguyên còn diễn biến phức tạp, tranh chấp đất rừng giữa các công ty nông lâm nghiệp và người dân chưa được giải quyết dứt điểm.
Ông Lê Minh Quyền ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa), một nông dân chuyên nuôi trồng thủy sản thì quan tâm đến vấn đề bảo vệ ngư trường, quyền lợi của ngư dân khi đánh bắt xa bờ, vấn đề phát triển nuôi biển để giảm áp lực lên khai thác hải sản tự nhiên.
1.500 câu hỏi gửi Thủ tướng
Tính đến thời điểm này, Ban tổ chức đã tiếp nhận được hơn 1.500 câu hỏi khác nhau đến từ: Trực tiếp bà con nông dân, Hội Nông dân các cấp, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, các phóng viên báo chí…
Với chủ đề: “Miền Trung – Tây Nguyên – Vượt thách thức, tăng trưởng giá trị nông sản, giúp nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại” – Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 3 năm 2020 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 8, tại TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).
Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Lăk chủ trì; Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt được giao tổ chức thực hiện.
Tham dự hội nghị dự kiến sẽ có khoảng 600 đại biểu do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cùng lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Thường trực Chính phủ; đại diện các Ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các Bộ trưởng, Trưởng ngành; Thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các ban, đơn vị của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; các Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo Hội Nông dân 63 tỉnh, thành của cả nước.
Tham dự hội nghị còn có đại diện các chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, hội nghị có sự tham dự của hơn 300 nông dân xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho hơn 14 triệu hộ nông dân của cả nước.
Đại diện Ban tổ chức – ông Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt, Phó Trưởng ban Tổ chức hội nghị cho biết: Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 3 sẽ là nơi để đại diện nông dân trên cả nước tiếp tục phản ánh với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những thành tựu đạt được và những khó khăn trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình tái thiết nông nghiệp sau đại dịch Covid-19.
Trên cơ sở đối thoại, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định các giải pháp, chỉ đạo ngay tại hội nghị nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục những bất cập trước diễn biến của đại dịch Covid-19, phát huy sự sáng tạo của nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phục hồi sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu thẩm định, thanh tra việc mua máy xét nghiệm Covid-19
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh VGP).
Xét đề nghị của Bộ Công an về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch Covid-19 tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh... phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc mua sắm máy xét nghiệm Covid-19, vào ngày 22/4, Bộ Công an thông báo: Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an về đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tiến hành điều tra, xác minh làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và một số đơn vị liên quan. Quá trình điều tra bước đầu xác định các đối tượng đã câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với: Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và 6 bị can khác.
28 tỉnh, thành phố nào phải tiếp tục thực hiện cách ly xã hội? Chiều nay (16/4), Văn phòng Chính phủ đã phát Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4/2020 về phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh VGP). Theo Thông báo, nhóm địa phương có nguy cơ cao gồm 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...