Điều nguy hiểm khi mắc thủy đậu ít ai biết
Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt đỏ rất lâu khỏi và dẫn đến nhiều biến chứng.
Một số người bị biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu có thể yếu đến mức phải nhập viện. Ảnh: Labbompastor.
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em do virus varicella-zoster gây ra.
Trẻ thường dễ mắc bệnh thủy đậu vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 5. Khi thanh thiếu niên và người lớn mắc bệnh này, họ có thể bị bệnh nặng.
Nguồn lây duy nhất là người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc do virus từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh bắn sang khi nói, ho, hắt hơi.
Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi và họng, theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt…), gây nên những nốt phỏng ở đó.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thủy đậu gây phát ban đỏ, ngứa, biến thành mụn nước chứa đầy chất lỏng. Sau đó, chúng đóng vảy, cuối cùng bong ra.
Một số trẻ chỉ xuất hiện một vài đốm, nhưng ở nhiều trẻ khác, đốm có thể bao phủ toàn bộ cơ thể. Những vết này thường xuất hiện trên mặt, tai và da đầu, dưới cánh tay, trên ngực và bụng, trên cánh tay và chân. Thường mất khoảng một tuần để tất cả mụn nước đóng vảy.
Các triệu chứng điển hình khác có thể bắt đầu xuất hiện 1-2 ngày trước khi phát ban bao gồm: Sốt, mệt mỏi, ăn mất ngon, đau đầu.
Các biến chứng do thủy đậu có thể xảy ra, nhưng không phổ biến ở những người khỏe mạnh mắc bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng do thủy đậu bao gồm:
Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn ở trẻ em, bao gồm nhiễm trùng liên cầu nhóm A.
Nhiễm trùng phổi (viêm phổi).
Video đang HOT
Nhiễm trùng hoặc sưng não (viêm não, mất điều hòa tiểu não).
Các vấn đề về chảy máu (biến chứng xuất huyết).
Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).
Một số người bị biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu có thể yếu đến mức phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Mặc dù hầu hết người bệnh mắc thủy đậu đều nhẹ và tự khỏi, một số trường hợp có thể dẫn đến một căn bệnh nghiêm trọng gọi là viêm cân hoại tử (hay “bệnh ăn thịt”).
Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng?
CDC cho hay bất cứ ai chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine thủy đậu đều có thể mắc bệnh. Trẻ em thường phải nghỉ học từ 5 đến 6 ngày do bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Những người có thể mắc bệnh thủy đậu nghiêm trọng và có nguy cơ cao bị biến chứng bao gồm:
Trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai.
Những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh tật hoặc thuốc men (bị HIV/AIDS hoặc ung thư; bệnh nhân được cấy ghép; đang hóa trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc sử dụng steroid lâu dài).
Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể truyền sang con trước và sau khi sinh. Em bé bị lây từ mẹ trước khi sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như sẹo da, các vấn đề về mắt, tổn thương não hoặc tay và chân không được hình thành đầy đủ.
Trẻ sau khi sinh mắc thủy đậu có thể rất nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng trong tháng đầu đời.
Các trường hợp tử vong do thủy đậu rất hiếm do tiêm phòng vaccine có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, một số trường hợp tử vong do thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, chưa được tiêm phòng.
Bệnh zona không điều trị đúng nguy hiểm thế nào?
Nhiều người cho rằng zona là bệnh ngoài da và chủ quan không điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng các bệnh zona có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, đau sau zona...
Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona
Nếu người mắc zona thấy có những dấu hiệu như đau theo dây thần kinh hay đau giật từng cơn cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Tránh trường hợp không điều trị gây ra những biến chứng của zona.
- Với những người suy giảm miễn dịch nếu không điều trị zona có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi.
- Khi tổn thương zona lan rộng sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Biến chứng thường gặp nhất của zona là đau sau zona. Những cơn đau này có thể kéo dài cả tháng thậm chí cả đời.
- Trong trường hợp xuất hiện tổn thương ở quanh mắt, virus có thể tấn công vào cấu trúc của nhãn cầu gây ảnh hưởng đến giác mạc. Người bệnh có thể bị mỏi mắt, đau nhói ở mắt, giảm thị lực thậm chí là mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
Nhiều người hiện nay vẫn chủ quan với bệnh zona vì cho rằng đây là bệnh ngoài da. Sau đó người bệnh thường tự ý sử dụng các loại không theo chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc không rõ nguồn gốc để tắm, chà xát.
Tuy nhiên điều này gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh bởi bệnh zona là do virus gây ra và cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Vì vậy, người mắc zona không nên tự ý điều trị tại nhà.
Vì sao bị zona?
Bệnh thủy đậu và zona đều do virusVaricella Zoster Virus (VZV). Tuy nhiên bệnh zona là do sự tái hoạt động của virus. Ban đầu, khi đi vào cơ thể virus sẽ gây ra bệnh thủy đậu.
Sau khi mắc thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể người ở các hạch giao cảm sống. Nếu miễn dịch của cơ thể suy giảm, virus sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona.
Biểu hiện mắc zona
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh zona:
- Người bệnh có biểu hiện đau mỏi theo dây thần kinh khoảng 2-3 ngày. Tiếp đến, cơ thể xuất hiện mụn nước trên nền da đỏ khoảng 7-10 ngày. Sau đó mụn nước bắt đầu đóng vảy lại. Người bệnh thường có dấu hiệu đau rát, mệt mỏi, khó chịu kèm theo sốt.
Bệnh zona diễn ra trong vòng 20-24 ngày kể từ khi ủ bệnh tới lúc khỏi bệnh.
Nếu không điều trị đúng cách, zona thần kinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Các tổn thương của zona thường xuất hiện theo chùm, theo dây thần kinh và không lan tỏa toàn thân như thủy đậu. Các tổn thương thường xuất hiện một bên của cơ thể: liên sườn trái hoặc phải, nửa đầu, tổn thương một bên tai...
Ai dễ bị mắc zona? Bệnh zona dễ gặp ở các đối tượng suy giảm miễn dịch và người cao tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ em.
Bị zona nên kiêng ăn gì?
Người mắc zona nên ăn gì? Khi bị zona người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin B12 nhằm giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Bên cạnh đó người bệnh nên kiêng một số đồ cay nóng, chất kích thích hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Một số đồ ăn có nguy cơ hình thành sẹo cũng nên hạn chế như rau muống, đồ nếp...
Bệnh zona có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine. Điều này cũng giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Có khoảng 80-90% những người tiêm vaccine zona sẽ không có nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc thì đa phần là trường hợp nhẹ.
Tổn thương do zona thần kinh thường ít khi để lại sẹo.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh zona
- Bệnh zona có gây sẹo không? Tổn thương do zona thường ít để lại sẹo.
- Mắc zona rồi có bị lại không? Những trường hợp đã mắc zona thường hiếm khi tái mắc nhưng vẫn có những trường hợp suy giảm miễn dịch có khả năng mắc lại.
- Bệnh zona có lây không? Do zona biểu hiện tổn thương qua các mụn nước. Khi mụn nước vỡ virus có thể phát tán ra môi trường bên ngoài và lây cho người lành.
- Mắc zona có phải kiêng tắm không? Người bệnh không cần kiêng tắm nhưng lưu ý nên tắm rửa nơi kín gió và tắm bằng nước nóng. Tuyệt đối không nên chà sát hoặc gãi để tránh các mụn nước bị tổn thương hoặc vỡ ra. Sau khi tắm nên lau khô người bằng khăn mềm rồi bôi dung dịch/thuốc đã được kê đơn để vết thương nhanh lành, không bị bội nhiễm.
- Bị zona bôi thuốc gì? Ngoài các thuốc đường uống, người mắc zona có thể bôi một số loại thuốc sát khuẩn như xanh methylen, dung dịch Eosine hay thuốc mỡ kháng sinh...
Cứu sống bệnh nhân bị nhiễm trùng máu Tự ý bẻ gai trong vườn nhà để chích, nặn vết thương đang mưng mủ, ông V.Q.T (49 tuổi), ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, vào 15 giờ ngày 27/12/2023, bệnh nhân V.Q.T nhập viện trong tình trạng bàn chân trái sưng...