Điều nguy hại gì xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều thịt đỏ?
Bạn rất thích món thịt bò bít tết? Thật đáng tiếc là bạn cần xem lại, đừng ăn quá nhiều bít tết, vì thịt đỏ có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn, theo Food News.
Việc ăn quá nhiều thịt đỏ có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bất cứ loại thực phẩm nào, cho dù là rất tốt, cũng chỉ nên ăn chừng mực, không nên ăn quá nhiều, vì khi ăn quá nhiều, dễ gây hại cho sức khỏe. Tiêu thụ thịt đỏ quá nhiều có liên quan đến các bệnh sau:
Thịt đỏ có chứa một hợp chất gọi là Carnitine, làm cứng động mạch. Nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, với các động mạch cứng và bị hẹp lại. Xơ vữa động mạch, cản trở lưu thông máu, làm tăng nghiêm trọng nguy cơ đau tim và suy tim xung huyết.
Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí y khoa Journal of Internal Medicine, cho biết tiêu thụ 100 g thịt đỏ mỗi ngày làm tăng 11% nguy cơ đột quỵ, tăng 15% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và tăng 17% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, theo Researchgate.net.
2. Bệnh tiểu đường loại 2
Tiêu thụ thường xuyên thịt đỏ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù thịt đỏ không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, nhưng nó góp phần tăng cân và béo phì, từ đó dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và tiểu đường loại 2.
3. Ung thư
Tiêu thụ thường xuyên thịt đỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư do một hóa chất gọi là heme. Khi heme bị phá vỡ trong ruột, nó kích thích sản xuất các hợp chất N-nitroso, có thể làm hỏng thành ruột. Từ đó dẫn đến ung thư đại trực tràng hoặc ruột kết, theo Food News.
Chăn nuôi thương mại thường sử dụng hoóc môn để kích thích tăng trưởng và sản xuất sữa. Khi tiêu thụ, nguồn thịt này có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng nghiêm trọng nguy cơ ung thư vú.
Nghiên cứu cho biết tiêu thụ 100 g thịt đỏ mỗi ngày làm tăng 11% nguy cơ ung thư vú và 19% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, theo Researchgate.net.
Video đang HOT
Thịt đỏ là nguồn rất giàu chất sắt, đến mức lượng sắt có thể gây ra tác hại trong não và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Lượng sắt dư thừa có thể phá hủy myelin – mô mỡ bảo vệ các sợi thần kinh và phá vỡ tín hiệu não. Từ đó, các triệu chứng của bệnh Alzheimer, như hay quên, thay đổi tâm trạng và phán đoán kém, có thể bắt đầu xuất hiện.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi cắt giảm thịt đỏ?
Với các tác động tiêu cực của thịt đỏ đối với cơ thể như vậy, thì việc cắt giảm thịt đỏ sẽ dẫn đến những cải thiện sức khỏe đáng kể sau đây
Sức khỏe tim mạch tốt hơn
Tiêu thụ nhiều thịt đỏ dẫn đến huyết áp và mức cholesterol cao, là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Nếu bạn cắt giảm thịt đỏ, chắc chắn có thể tránh được các chất béo và các chất có hại cho sức khỏe như kháng sinh, thường được người chăn nuôi sử dụng.
Giảm nguy cơ ung thư
Hầu hết các loại thịt đỏ bán trên thị trường đều chứa kháng sinh gây phá vỡ nội tiết tố, dẫn đến ung thư vú và ruột kết. Hãy tránh thịt đỏ để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Cải thiện sự trao đổi chất
Thịt có thể lưu lại một thời gian bên trong đường tiêu hóa, có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi và uể oải. Ăn ít thịt đỏ hơn khiến các enzyme tiêu hóa trong ruột có thể chuyển đổi nhiều thức ăn thành năng lượng hơn, còn có tác dụng giảm cân.
Phát triển xương khỏe mạnh
Protein động vật có thể rút canxi ra khỏi xương, có thể làm giảm mật độ xương. Tránh thịt đỏ có thể ngăn chặn được các bệnh xương mạn tính như loãng xương.
Một nguồn thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ là thịt gia cầm, hải sản hoặc nguồn protein thực vật như các loại đậu, các loại hạt. Bạn cũng có thể ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, theo Food News.
Thiên Lan
7 loại thực phẩm nên hạn chế đối với người bị viêm khớp
Bạn có biết rằng những thực phẩm bạn ăn có thể ảnh hưởng đến cơn đau và triệu chứng viêm khớp?
Thực phẩm chế biến, a xít béo omega-6, thực phẩm có chứa đường tinh luyện, thịt đỏ và đồ chiên, carbohydrate tinh chế, chất béo, rượu... là những thực phẩm mà người bị viêm khớp nên hạn chế - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn uống có thể làm giảm nhẹ bớt hoặc làm nặng thêm các triệu chứng viêm khớp, theo Athritis.
Một số thực phẩm giúp giảm viêm và giảm thoái hóa khớp và cơn đau do viêm khớp, như các loại rau xanh và rau nhiều màu sắc.
Nhưng đặc biệt, có 7 loại thực phẩm gây viêm mà người bị viêm khớp nên hạn chế sau đây, theo Athritis.
1. Thực phẩm chế biến
Hạn chế thực phẩm chế biến, như các loại bánh nướng và các bữa ăn và đồ ăn vặt đóng gói sẵn. Những sản phẩm này có chứa chất béo chuyển hóa dùng bảo quản. Nhưng chính chất béo chuyển hóa này gây ra viêm trong cơ thể.
Để tránh chất béo chuyển hóa, hãy tránh tất cả thực phẩm có nhãn là có chứa dầu hydro hóa một phần.
2. A xít béo omega-6
Bắp, đậu phộng, hạt hướng dương, nghệ tây và dầu đậu nành, cũng như hầu hết các loại thịt, đều có nhiều a xít béo omega-6 - chỉ tốt cho sức khỏe nếu liều lượng nhỏ. Tiêu thụ omega-6 quá mức có thể kích hoạt các hóa chất gây viêm.
Hãy thay thế dầu đậu nành bằng dầu ô liu khi nấu ăn, theo Athritis.
3. Đường
Thực phẩm có chứa đường tinh luyện như bánh ngọt, sô cô la, kẹo, soda và thậm chí cả nước ép trái cây, có thể kích hoạt giải phóng protein gây viêm gọi là cytokine. Các dạng xirô ngô, fructose, sucrose hoặc maltose đều là đường.
4. Thịt đỏ và đồ chiên
Thịt, đặc biệt là thịt đỏ có nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng mức cholesterol cao và gây viêm. Ngoài ra, thịt chứa hàm lượng cao các tác nhân kích thích viêm, đặc biệt là khi nướng hoặc chiên.
Không chỉ gà rán mà nên hạn chế cả các món chiên khác, như bánh rán và khoai tây chiên.
5. Carbohydrate tinh chế
Các sản phẩm bột tinh chế, như bánh mì trắng, mì gói và bánh quy, là carbohydrate tinh chế. Carbohydrate tinh chế, còn gọi là ngũ cốc tinh chế, gây tăng đột biến glucose trong máu, được chứng minh là làm tăng viêm trong cơ thể.
Thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì đen hoặc ngũ cốc tự rang xay, theo Athritis.
6. Phô mai và sữa giàu chất béo
Phô mai, bơ làm bánh, bơ thực vật và mayonnaise đều chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gây viêm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây phát hiện sữa chua có khả năng chống viêm.
7. Rượu
Các chuyên gia đồng ý rằng tiêu thụ quá nhiều rượu làm tăng viêm và rủi ro cho sức khỏe.
Nếu đang cố gắng giảm viêm, hãy thử cắt bỏ rượu hoàn toàn trong 4 - 6 tuần. Bạn có thể nhận thấy giảm đau khớp, ngủ ngon hơn, điều này có thể giúp giảm các triệu chứng đau mạn tính.
Hạn chế các thực phẩm và đồ uống gây viêm, không chỉ tốt cho bệnh viêm khớp, mà cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính khác như bệnh tim và tiểu đường, theo Athritis.
Thiên Lan
Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc 4 bệnh này Khi chế độ ăn thừa calo, kém lành mạnh có thể khiến bạn bị tích mỡ bụng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh. Vậy ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh có thể khiến bạn mắc những bệnh gì? Khi chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống không khoa học, không đồng đều, thiếu lành mạnh sẽ...