Điều nàng cần biết để ‘yêu’ giỏi hơn
Phụ nữ cứ tìm kiếm những điều xa vời để hâm nóng “chuyện ấy”, nhưng thực tế, có nhiều điều lại rất đơn giản mà bạn cần biết để “yêu” giỏi hơn.
Ảnh minh họa
1. Mỗi người phụ nữ đều có thế mạnh riêng
Bạn có thể trao đổi, tâm tình với bạn bè, đồng nghiệp về chuyện “chăn gối” của vợ chồng mình, nhưng đừng tự ti khi thấy họ thường xuyên “lên đỉnh” trong khi mình hiếm khi mới đạt cực khoái.
Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, nhiệm vụ của bạn là khai thác thế mạnh của mình, cùng chồng tìm cách thức “gặp gỡ” riêng, phù hợp để cả hai cùng lên đỉnh.
2. Tư thế “yêu” có thể thay đổi
Video đang HOT
Có lẽ khi còn “con gái”, bạn chỉ tìm hiểu về quan hệ tình dục qua sách vở, các thông tin chung chung, nhưng khi kết hôn, bạn mới thực sự tỏ tường về “chuyện ấy”. Bạn cần biết cách thay đổi tư thế “yêu” để tránh nhàm chán cho mình và bạn tình. Đôi khi, những kiểu yêu mới mẻ cũng làm tăng khoái cảm và cảm hứng.
3. Có thể “gần gũi” ở nhiều địa điểm
Bạn đừng nghĩ chỉ làm “chuyện ấy” trong phòng ngủ vì có rất nhiều địa điểm bạn có thể cùng “vui vẻ” với bạn tình, ví dụ như ghế sô pha, sàn nhà, phòng tắm… Bạn cũng không nên quá e dè, nhút nhát nếu chồng bạn gợi ý thay đổi địa điểm “yêu”.
4. Mỗi cặp có tần suất “quan hệ” khác nhau
Bạn có bao giờ thắc mắc không biết các đôi khác “sinh hoạt” bao nhiêu lần/ tuần? Bạn cũng không biết liệu tần suất của vợ chồng bạn như vậy có đúng không?… Những câu hỏi này là chuyện bình thường vì ai cũng có tính tò mò, nhưng đây lại là những thắc mắc không cần thiết vì tần suất quan hệ của các cặp khác nhau. Câu hỏi bạn cần trả lời đó là: quan hệ như vậy liệu đã đủ cho bạn chưa? Bạn có thoả mãn với số lượng lần “gần gũi” không?
5. Thời gian quan hệ là không cố định
Bạn không nhất thiết phải “yêu” vào buổi tối vì chẳng ai quy định thời gian quan hệ cho bạn cả. Nhiều cặp vợ chồng còn dễ lên đỉnh hơn khi yêu vào buổi sáng hoặc có những cặp “đổi gió” vào buổi trưa để tăng hưng phấn và dễ đạt khoái lạc.
6. Càng “yêu” càng tăng ham muốn
Điều này được giải thích hết sức đơn giản, sự va chạm cơ thể làm cho vợ chồng bạn thêm gần gũi hơn, tăng ham muốn về thể xác. Xét khía cạnh ngược lại cũng đúng. Trong nhiều trường hợp phải “nhịn” yêu, bạn cũng sẽ dần mất cảm giác thích thú và cảm xúc trước bạn tình.
7. Không nên lo lắng về cực khoái
Luôn lo lắng về cực khoái chính là cách bạn xua đuổi cảm hứng. Khi quan hệ, bạn đừng nghĩ nhiều đến chuyện “lên đỉnh”. Những thắc mắc, lăn tăn về cực khoái hay những lo lắng làm thế nào để lên đỉnh được sẽ khiến bạn bị áp lực và càng khó chú tâm vào việc ân ái. Vì vậy, thay vì chỉ nghĩ đến khoái cực, bạn hãy tập trung tâm trí làm tốt “nhiệm vụ” của mình.
8. Phụ nữ cũng có quyền chủ động
Bình thường nam giới là người chủ động trong chuyện ân ái, nhưng điều đó không có nghĩa là phụ nữ luôn phải ở thế bị động. Nếu biết cách chủ động, bạn không chỉ làm chồng hưng phấn mà còn làm chính bản thân mình thoả mãn nhu cầu.
9. Bất ngờ cũng là yếu tố thúc đẩy cảm xúc
Sex có kế hoạch thường tốt hơn, nhưng bất ngờ cũng là yếu tố tăng cảm xúc yêu. Những màn dạo đầu khác lạ, những địa điểm yêu thay đổi, trang phục mát mẻ hay mùi hương quyến rũ bất ngờ… Tất cả những yếu tố này khi được cải thiện sẽ khiến bạn quyến rũ và có sức lôi cuốn hơn trong mắt chồng mình.
Theo PLXH
Bạn nên làm nghề gì?
Biết được điểm mạnh nhất của mình bạn sẽ biết nên đầu tư chất xám vào lĩnh vực nào trong tương lai nữa đấy!
1. Sắp thi rồi, vẫn còn một bài tập khó "nhằn" cần phải hoàn thành. Bạn định sẽ làm thế nào?
a. Tớ sẽ tiếp cận với một cách hoàn toàn mới. Lộn ngược chu trình giải bài bình thường chẳng hạn.
b. Phải nghiền ngẫm mới ra vấn đề. Bạn tin rằng sẽ có kết quả nếu bạn cho mình đủ thời gian và không gian.
c. Lập một đề cương gạch đầu dòng rồi "thanh toán" từng phần nhỏ một.
d. Làm việc miệt mài cần mẫn để hoàn thành. Đối với bạn thì không cái gì là quá khó cả, miễn là cần cù.
e. Rủ rê hội bạn lập thành một nhóm và đề nghị mỗi người đóng góp một chút ý kiến.
2. Bạn thường hay làm gì nhất vào một ngày nghỉ rảnh rỗi?
a. Viết blog, đếm số lượt truy cập vào blog và xem blog của người khác. Sau đó tớ sẽ cắm đầu vào một cuốn sách.
b. Nghĩ ra một món ăn mới, lập một website, hoặc một cái gì sáng tạo tương tự như thế.
c. Tớ từng nhúng tay vào cả một núi việc, nhưng làm kiểu "amateur" nên chẳng cái gì nghiêm chỉnh cả!
d. Tìm vài đứa bạn để buôn chuyện.
e. Nghe nhạc, xem DVD..., nói chung là thực hiện những sở thích mà ngày thường ít thời gian để làm.
3. Nói về chuyện học hành, loại bài tập nào bạn thích nhất?
a. Loại bài tập mở để bạn có thể tự nghiên cứu thật nhiều.
b. Loại bài tập với nhiều tài liệu để phân tích.
c. Những bài toán khó khiến bạn phải suy nghĩ.
d. Những câu hỏi ngắn để thử khả năng nghĩ ra ý tưởng mới của bạn.
e. Bài tập lớn yêu cầu bạn phải làm việc theo nhóm với những bạn khác.
4. Bạn đang cố giành một suất học bổng du học. "Chiến lược" của bạn là gì?
a. Bạn tìm một số trường ít tính cạnh tranh, nhưng cũng rất hay ho, để đảm bảo khả năng giành học bổng là rất cao. Sau đó tính tiếp.
b. Bạn chuẩn bị viết một bài luận xin học bổng thật hoành tráng và đợi.
c. Bạn viết bài luận theo một cách rất quái chiêu, "tiếp thị" mình như một ứng viên lý tưởng.
d. Bạn miệt mài học hành để chuẩn bị cho bài test bắt buộc.
e. Bạn bỏ ra rất nhiều thời gian để có được những lá thư giới thiệu hay ho sau đó gửi đi nhiều nơi.
5. Trong lớp, bạn là một học sinh:
a. Rất chăm chỉ, chẳng bao giờ nghỉ học hay làm thiếu bài tập.
b. Thích trả lời nhanh và thật to, kể cả với những câu hỏi bé xíu, một phần vì bạn thích gây ấn tượng .
c. Hay đặt câu hỏi về những điều đã ghi trong sách.
d. Có nhiều bạn bè nhất lớp.
e. Không nói nhiều, nhưng khi đã nói thì nói rất dài.
Bảng điểm đây:
Câu a b c d e
1 2 1 3 5 4
2 1 3 2 4 5
3 1 5 2 3 4
4 2 1 3 5 4
5 5 2 3 4 1
*** Bạn được 5-8đ: Nhiệt kế tiềm năng của bạn chỉ mức: Mùa thu. Điểm mạnh nhất của bạn chính là là suy nghĩ sâu sắc.
- Bạn không ngại phải nghiên cứu những đề tài khó khăn, vì mục đích của bạn là "bắt đầu mọi thứ để thành thạo mọi thứ", và bạn tin rằng dù kết quả thế nào, bạn cũng có những bài học và kinh nghiệm đáng quý..
- Bạn rất giỏi thích nghi, thúc đẩy mọi người, quản lý nhân lực và phân tích các rủi ro.
- Bạn nên đi chuyên sâu: âm nhạc, triết học, mỹ thuật, lịch sử, ngoại ngữ.
*** Bạn được 9-12đ: Nhiệt kế tiềm năng của bạn chỉ mức: Mùa xuân- Khởi nguồn của các ý tưởng.
- Bạn có thể nhanh chóng nắm lấy dù chỉ một chớp cảm hứng và biến nó thành một khái niệm hoặc cả một "công trình" đầy bản lĩnh.
- Bạn rất giỏi vận dụng mọi hiểu biết của mình cho mỗi vấn đề, tưởng tượng, tổ chức và suy nghĩ độc lập.
- Bạn nên đi chuyên sâu: Khoa học tự nhiên, tin học, viết sáng tạo (như các nhà diễn thuyết), Toán học, Kiến trúc, báo chí.
*** Số điểm của bạn nằm trong khoảng 13-16: Nhiệt kế tiềm năng của bạn chỉ mức: Mùa hè. Bạn nằm trong nhóm người có tư duy đổi mới.
- Bạn là tay chuyên nghĩ ra những ý tưởng, kỹ năng mới, luôn có cách nhìn mọi việc độc đáo.
- Bạn rất giỏi sắp xếp các ý tưởng, đưa quyết định nhanh, giải thích rõ vấn đề và chịu sức ép làm việc đảm bảo không quá deadline.
- Bạn nên đi chuyên sâu: marketing, tâm lý học, thiết kế, khoa học thí nghiệm, nhiếp ảnh, kinh tế.
*** Bạn có 17-21đ: Nhiệt kế tiềm năng của bạn chỉ mức: 4 mùa. Tạo cảm hứng cho người khác chính là bạn đấy!
- Bạn có năng khiếu rất tuyệt vời trong việc nhìn xa trông rộng, dự đoán nhiều khả năng của mỗi vấn đề, và thuyết phục mọi người chấp nhận cách suy nghĩ của mình.
- Một trong những tài năng đáng khâm phục của bạn là lãnh đạo, cân đối thời gian cho mọi việc và giúp mọi người cùng làm việc theo nhóm.
- Bạn nên đi chuyên sâu: tư vấn, nghiên cứu môi trường, luật, công tác xã hội, chính trị, dược.
*** Còn nếu bạn có đến 22-25đ? Nhiệt kế tiềm năng của bạn chỉ mức: Hè-Thu. Khả năng mạnh nhất của bạn là đánh giá.
- Bạn rất tuyệt trong việc xem xét chi tiết và "lắp ghép" chúng lại với nhau.
- Tài năng của bạn là nhạy cảm dự đoán được các xu hướng, làm việc chính xác và nắm bắt được mọi thay đổi rất nhanh chóng.
- Bạn nên đi chuyên sâu: thống kê, truyền thông, tài chính, y, nghiên cứu chính trị.
Theo hoahoctro
Amser vẫn đang ngủ trưa trên sàn nhà với ... túi ngủ ?!? Sau loạt bài viết phản ánh học sinh "trường học hiện đại" Hà Nội-Amsterdam nghỉ trưa trên sàn nhà do nhà trường khóa cửa hành lang dãy phòng học. Tới thời điểm này, tình trạng này vẫn chưa có chuyển biến hiệu quả. Mỗi ngày có khoảng 200 học sinh của các khối lớp ở lại trường trong giờ nghỉ trưa tuy nhiên...