Điều kỳ lạ đang xảy ra với gần 1.000 thành phố Trung Quốc
Gần 1/3 các thành phố Trung Quốc đang phải đối mặt với thử thách lớn của sự “thu nhỏ”, theo một nghiên cứu mới công bố của một trường đại học Trung Quốc.
Nhiều thành phố Trung Quốc đang có xu hướng “thu nhỏ”
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, sử dụng ảnh vệ tinh để theo dõi cường độ ánh sáng ban đêm tại hơn 3.300 thành phố và thị trấn Trung Quốc từ năm 2013 đến 2016.
Trong số các thành phố và thị trấn này, 28% có ánh sáng ban đêm giảm đi thấy rõ. Điều này có nghĩa là hiện Trung Quốc có 938 thành phố và thị trấn đang “thu nhỏ”, theo Long Ying, chuyên gia quy hoạch đô thị ở Đại học Thanh Hoa, người đứng đầu nghiên cứu.
Long nói đây là con số lớn nhất so với các quốc gia khác trên thế giới.
Những phát hiện này cho thấy dân số và hoạt động kinh tế đang suy giảm ở 938 thành phố và thị trấn. Trong khi đó, tại thời điểm này, Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế và nhân khẩu học quan trọng.
Video đang HOT
Các thành phố chịu áp lực “thu nhỏ” lớn nhất là những nơi phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên như thị trấn khai thác than Hạc Cương ở tỉnh Hắc Long Giang; những thành phố trong quá trình chuyển đổi như Nghĩa Ô ở tỉnh Chiết Giang.
Thị trấn khai thác than Hạc Cương ở tỉnh Hắc Long Giang là một trong những nơi chịu áp lực “thu nhỏ” lớn nhất
Một vấn đề lớn khác Trung Quốc phải đối mặt là sự “thu nhỏ” đô thị được phát hiện nhờ vệ tinh sẽ không được chú ý bởi những quan chức quy hoạch trên mặt đất.
Các nhà hoạch định thành phố vẫn đang vạch ra kế hoạch dựa trên giả định rằng các khu đô thị Trung Quốc sẽ phát triển vô thời hạn, Long nói.
“Như thể bạn đã giảm cân trong hơn một thập kỷ nhưng vẫn đưa ra các kế hoạch dinh dưỡng giả định rằng bạn đang tăng cân”, Long nói.
Hầu hết các quy hoạch thành phố của Trung Quốc không phù hợp với thực tế ngày nay, Long cho biết sau khi xem xét các kế hoạch phát triển đô thị đầy tham vọng cho hơn 60 thành phố.
Các kế hoạch thường bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như phát triển công nghiệp, thương mại.
Long nói rằng sẽ rất khó để nói với các quan chức đô thị Trung Quốc về xu hướng này.
Tuy nhiên, vấn đề này là thật và các quan chức chính quyền địa phương và trung ương Trung Quốc cần phải nhận thức được thực tế khắc nghiệt càng sớm càng tốt, Long nói.
Theo Danviet
Thủ phạm khiến 1 triệu người Trung Quốc tử vong mỗi năm
Ước tính 1 triệu người Trung Quốc tử vong mỗi năm, tổn hại nền kinh tế 38 tỉ USD vì hai loại ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí là vấn đề nhức nhối ở các thành phố Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), có hai loại ô nhiễm khiến 1,1 triệu người chết mỗi năm ở Trung Quốc và phá hủy 20 triệu tấn gạo, lúa mì, ngô và đậu tương.
Ước tính thiệt hại về kinh tế Trung Quốc mỗi năm lên tới 38 tỉ USD, một nghiên cứu mới cho biết.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Trung Quốc đưa ra con số trên thông qua việc tính toán chi phí xã hội của ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe cộng động và làm giảm năng suất cây trồng.
"Con số này khá cao và đáng chú ý vì nó tương đương 0,7% GDP Trung Quốc", người dẫn đầu nghiên cứu, Steve Yim Hung-lam nói. Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh Trung Quốc đang quyết tâm chống ô nhiễm, đặt mục tiêu "giành lại bầu trời xanh" trong kế hoạch 3 năm (2018-2020).
Nhóm nghiên cứu của Yim đã phân tích số liệu về ảnh hưởng của ô nhiễm ozone mặt đất (O3) và ô nhiễm bụi siêu vi (PM2.5) tới 6 lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm công nghiệp, thương mại, dân sinh, nông nghiệp, điện lực, giao thông đường bộ và các ngành khác.
PM2.5 thường được tạo ra trong quá trình đốt cháy, tạo thành các hạt siêu nhỏ trong không khí, đủ bé để lọt sâu vào phổi và gây ra tổn thương. Trong khi đó, nồng độ ozone mặt đất tăng cao từ khí thải, gây tổn hại nghiêm trọng đối với cây trồng.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 9/10 người trên toàn cầu hít thở không khí ô nhiễm và 7 triệu người chết mỗi năm vì tiếp xúc với bụi siêu vi. Mật độ bụi siêu vi PM2.5 ở thành phố Trung Quốc vào khoảng 48 microgram/ m3 không khí, gấp hơn hai lần mức trung bình ở 2.626 thành phố trên thế giới.
Theo Danviet
Tỷ phú công nghệ Trung Quốc bị bắt tại Mỹ Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty thương mại điện tử Trung Quốc JD.com Richard Liu đã bị bắt tại tiểu bang Minnesota (Mỹ) vì có nghi ngờ tấn công tình dục. Liu Qiangdong, 45 tuổi là một trong những người giàu nhất Trung Quốc - Ảnh: The Guardian JD cho biết trong một tuyên bố ngày 2.9 rằng...