Điều kiện quy định để người cao tuổi làm công việc nguy hiểm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP bắt buộc những điều kiện tối thiểu đối với người cao tuổi làm công việc nguy hiểm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
3. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Người sử dụng lao động.
5. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao
động.
Ảnh minh họa
Điều kiện sử dụng người cao tuổi làm công việc nguy hiểm
Theo đó, chỉ sử dụng người lao động cao tuổi (NLĐCT) làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐCT khi có đủ các điều kiện sau:
- NLĐCT có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm kí hợp đồng lao động.
- NLĐCT có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
- NLĐCT có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng NLĐCT.
- Phải bố trí ít nhất 01 NLĐ không phải là NLĐCT cùng làm với NLĐCT khi triển khai công việc tại một nơi làm việc.
- Có đơn của NLĐCT về sự tự nguyện làm việc.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
Ảnh minh họa
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Nguyệt Thư
Theo_Người Đưa Tin
Người cao tuổi được tăng mức trợ cấp khi nào?
Công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên và thuộc 1 trong 3 trường hợp tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Hỏi: Tôi hiện đang được chi trả trợ cấp người đủ 80 tuổi trở lên mức 180.000 đồng/tháng, như vậy có đúng quy định không?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo Khoản 5, Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng
Theo quy đinh tai Nghi đinh sô 06/2011/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP va Thông tư liên tich sô 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC vê hương dân thưc hiên một sô điêu của Nghi đinh sô 136/2013/NĐ-CP thi mưc chuân ap dung tư ngay 1/1/2015 như sau:
- Đôi vơi trương hơp ngươi cao tuôi ngheo thuôc diên hương trơ câp xa hôi hang thang thi ap dung mưc chuân theo quy đinh tai Nghi đinh sô 136/2013/NĐ-CP la 270.000 đồng.
- Đôi vơi trương hơp ngươi cao tuôi không ngheo ma thuôc diên hương trơ câp xa hôi hang thang thi ap dung mưc chuân theo quy đinh trươc khi ban hanh Nghi đinh 136/2013/NĐ-CP la 180.000 đông.
- Đôi vơi nhưng tinh, thanh phô trưc thuôc Trung ương co quy đinh mưc chuân cao hơn cac mưc trên thi ap dung theo mưc chuân quy đinh cua đia phương.
Hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp
- Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
- Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mẹ giả làm cán bộ Bộ Giáo dục kéo con duy nhất giả làm công an tổ chức lừa đảo Ngày 15/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Anh (SN 1967) 17 năm tù giam vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Con trai duy nhất của bị cáo, Nguyễn Thế Thành cũng bị dính líu vào vụ án, bị truy tố...