Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Trong đó, Nghị định quy định rõ về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với: cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới.
Theo quy định, đối với khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau:
1- Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
2- Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
3- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
4- Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy trên phải được Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Điều kiện an toàn đối với phương tiện giao thông
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Video đang HOT
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 9 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
2- Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
3- Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
4- Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau:
1- Các điều kiện theo quy định ở trên;
2- Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
3- Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
4- Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
5- Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
6- Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
7- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
8- Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Hộ nghèo là không sử dụng Internet, điện thoại thông minh...
Xét chuẩn nghèo, ngoài việc dựa trên tiêu chí về thu nhập còn xét đến mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Trong đó đưa ra nhiều quy định về việc công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Hộ nghèo phải đáp ứng 3/6 chỉ số đo lường
Theo Bộ LĐ-TB&XH, ngày 19-11-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 59 về chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Để tiếp tục thực hiện chính sách trên, Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH xây dựng nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều cho giai đoạn tiếp theo (2021-2025).
Tuy nhiên, tại Hội nghị lần thứ 13, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có kết luận đồng ý với đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc năm 2021 chưa điều chỉnh chuẩn nghèo đa chiều. Vì vậy, dự thảo nghị định điều chỉnh theo hướng năm 2021 vẫn áp dụng chuẩn nghèo đa chiều theo Quyết định 59. Từ năm 2022 đến 2025, chuẩn nghèo đa chiều sẽ được điều chỉnh.
Cụ thể, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn được quy định có mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng trở xuống (trước đây là 700.000-1 triệu đồng), khu vực thành thị là 2 triệu đồng/người/tháng trở xuống (trước đây là 900.000-1,3 triệu đồng).
Bên cạnh tiêu chí về thu nhập, tiêu chuẩn hộ nghèo phải thiếu hụt từ 3/6 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Tiêu chuẩn hộ cận nghèo phải thiếu hụt từ dưới 3/6 chỉ số.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản gồm:
Thứ nhất, về dịch vụ y tế, hộ gia đình này có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi, hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi. Song song đó, hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ sáu tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.
Thứ hai, dịch vụ giáo dục, hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 đến 30 không tham gia các khóa đào tạo, hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng. Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em từ ba tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi.
Thứ ba, đối với nhà ở, hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc). Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8 m2.
Thứ tư, hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt, không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
Thứ năm, về thông tin, hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ Internet; không có phương tiện nào trong các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Thứ sáu, hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm; hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động. Hộ gia đình có tỉ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng...
Bên cạnh tiêu chí về thu nhập, tiêu chuẩn hộ nghèo phải thiếu hụt từ 3/6 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Các lý do điều chỉnh
Theo Bộ LĐ-TB&XH, bộ có đề xuất điều chỉnh như trên vì quy định về chuẩn nghèo đã bộc lộ một số nội dung lạc hậu, bất cập. Cụ thể, chuẩn nghèo về thu nhập bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015 với mức 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị đã không còn phù hợp và không thể áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.
Cạnh đó, thực tiễn áp dụng chuẩn nghèo đã nảy sinh những vấn đề mới chưa được quy định, chưa được nhận diện, đo lường. Chẳng hạn như vấn đề thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm chưa được quy định trong chuẩn nghèo quốc gia mặc dù đây là chiều phản ánh thu nhập và điều kiện bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân. Việc thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về y tế chưa được đo lường bằng chỉ số dinh dưỡng, chưa phù hợp với xu thế chung của quốc tế.
Ngoài ra, một số chỉ số đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể, khó đo lường, khó xác định khi thực hiện, hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tới. Các chỉ số đo lường này gồm chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Yên Bái: Hoàn thành 99,7% Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công, hộ nghèo Tính đên hêt ngay 31/10/2020, Đê an hô trơ nha ơ cho hô gia đinh ngươi co công vơi cach mang va hô ngheo đăc biêt kho khăn vê nha ơ trên đia ban tinh Yên Bai năm 202 đat 99,7% kê hoach, với 778/780 hộ được hỗ trợ làm nhà. Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...