Điều ít biết về “vùng đất Rồng Sấm”
Nằm ở phía Đông dãy Himalaya, sở hữu vị trí biệt lập với thế giới bên ngoài, Bhutan luôn gây tò mò cho nhiều du khách bởi nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc và biệt danh “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”.
Theo trang mạng Lonely Planet Bhutan, cái tên Bhutan có thể bắt nguồn từ “Bhotant” trong tiếng Phạn có nghĩa “điểm kết thúc của Tây Tạng”, hoặc từ “Bhu-uttan” có nghĩa “cao nguyên”.Là một quốc gia nhỏ bé nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Bhutan ẩn mình trong các rặng núi với địa hình hiểm trở và không có biển.
Ngoài tên gọi trên, Bhutan còn được biết đến với biệt danh Druk Yul, hay còn gọi là “vùng đất Rồng Sấm”, bởi nơi đây luôn bị các cơn bão dữ dội và khắc nghiệt quét qua. Người Bhutan gọi mình là Drukpa, Quốc vương Bhutan có hiệu là Druk Gyalpo, nghĩa là “Quốc vương Rồng Sấm”.
Nằm cheo leo trên vách đá, Tiger’s Nest hơn 300 tuổi là một trong những tu viện bí ẩn bậc nhất thế giới. (Nguồn: CNN)
Coi trọng chỉ số hạnh phúc trên hết
Với lòng tự hào cao, Vương quốc Bhutan có ý thức bảo vệ những truyền thống của mình. Bhutan từng bị cô lập với thế giới trong một thời gian dài nhằm ngăn chặn những giá trị truyền thống quốc gia bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài.
Đất nước hơn 800.000 dân này coi trọng chỉ số hạnh phúc của quốc gia GNH (Tổng hạnh phúc quốc gia) hơn là chỉ số về tăng trưởng kinh tế GDP (Tổng sản phẩm quốc nội). Suốt 46 năm qua, Chính phủ Bhutan đo sự tiến bộ của quốc gia không qua GDP mà bằng GNH.
Năm 2008, Ủy ban Hạnh phúc Quốc gia được thành lập. Bhutan cũng là quốc gia duy nhất có Bộ Hạnh phúc. Giống như GDP, Bộ Hạnh phúc sẽ đo GNH của toàn bộ người dân trong vương quốc. Cứ 5 năm, Vương quốc Bhutan lại tổ chức khảo sát hạnh phúc của người dân qua chín khía cạnh: tâm lý, sức khỏe, giáo dục, quản trị công, sinh thái, sử dụng thời gian, cộng đồng, văn hóa và mức sống.
Video đang HOT
Theo Tshoki Zangmo, một nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban Hạnh phúc Quốc gia, cuộc khảo sát năm 2015 đã cho thấy những dấu hiệu khả quan. Khía cạnh cứng như mức sống, sức khỏe, khả năng tiếp cận với dịch vụ sức khỏe, giáo dục… đang ngày một được cải thiện. Tuy vậy, các thành phần mềm như sức khỏe tâm lý hay sự tin tưởng cộng đồng lại có dấu hiện giảm dần, nhất là ở khu vực thành thị.
Dù được mệnh danh là “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” nhưng Bhutan hiện chỉ đứng thứ 95/156 trong Báo cáo hạnh phúc thế giới 2019 của Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Lý do là phần lớn người dân Bhutan vẫn sống trong nghèo đói, chủ yếu làm nông nghiệp, chênh lệch giàu nghèo lớn.
Nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế chủ yếu của hơn 80% dân số Bhutan. Tuy vậy, nguồn sinh kế này luôn bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong môi trường núi cao, địa hình gồ ghề, lũ lụt và lở đất xảy ra thường xuyên.
Tuy vậy, điều khiến Bhutan trở nên đặc biệt so với các quốc gia khác là vương quốc này hướng tới xây dựng một xã hội hạnh phúc, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, không chỉ về mặt kinh tế mà còn ở các khía cạnh khác như môi trường, cộng đồng, tiếp cận với y tế và giáo dục.
Quốc gia “âm carbon” duy nhất
Thời gian qua, Bhutan đã đạt được nhiều thành tựu phát triển đáng kể. Hàng ngàn km đường đã được rải nhựa, người dân cũng bắt đầu được tiếp cận với điện thoại, truyền hình, Internet…
Ngoài ra, Bhutan đã dựa vào lợi thế thiên nhiên để xây dựng các nhà máy thủy điện công suất lớn và xuất khẩu điện sang cả Ấn Độ. Thủy điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế nước này.
Ngân hàng Thế giới (WB) gọi Bhutan là “quốc gia đang phát triển thành công nhất thế giới”, với thành tựu trong những lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, cải thiện bình đẳng giới, cũng như xây dựng môi trường chính trị và nền kinh tế ổn định.
Cảnh sơn thủy hữu tình ở Bhutan. (Nguồn: CNN)
Với thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa bản địa đặc sắc, Bhutan có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và đã thực hiện rất thành công. Thậm chí, để bảo vệ thiên nhiên, Chính phủ Bhutan đưa ra mức thuế du lịch sinh thái lên tới 250 USD/ngày cho mỗi khách du lịch, dùng để bù đắp cho những tác động từ du lịch đại chúng.
Giải pháp này đã mang lại hiệu quả đáng kể, trong khi nhiều quốc gia đang vật lộn để giảm phát thải carbon, Vương quốc Bhutan lại đạt được mức carbon âm: đất nước thu nạp nhiều khí nhà kính hơn là phát thải.
Ngoài ra, Bhutan từ lâu đã hợp tác với Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) để bảo vệ động vật hoang dã bản địa ở nhiều công viên. Túi nhựa đã bị cấm từ năm 1999. Nói không với thuốc lá từ năm 2005, khiến Bhutan trở thành quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.
Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% tổng diện tích quốc gia phải được bao phủ bởi cây xanh và hiện tại, con số này đã là 70%. Thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và chất bảo quản hoàn toàn xa lạ với nông dân Bhutan.
Trở thành một quốc gia giàu có về vật chất không phải là mục tiêu mà quốc gia Nam Á này tiến tới. Theo Thủ tướng Lotay Tshering, vốn là một bác sĩ, ngoài nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường vẫn là những ưu tiên hàng đầu bởi đối với người dân Bhutan, của cải vật chất không phải là thứ người dân nơi đây thực sự hướng tới.
Những gì mà chính quyền và người dân Bhutan đang làm là để xây dựng một quốc gia phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Theo baoquocte.vn
Chứng minh trong sạch, Huawei sẵn sàng ký thỏa thuận 'không có cửa sau' với Ấn Độ
Ngày 14/10, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc khẳng định sẵn sàng ký kết một thỏa thuận 'không có cửa sau' (no backdoor) với Ấn Độ nhằm giải tỏa các mối quan ngại về an ninh, trong bối cảnh quốc gia Nam Á đang lên kế hoạch cho việc triển khai mạng 5G.
Huawei tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận 'không có cửa sau' với Ấn Độ để có thể triển khai dịch vụ 5G tại quốc gia này.
Theo Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Ravi Shankar Prasad, quốc gia vốn là thị trường không dây lớn thứ hai thế giới xét về số lượng người dùng này sẽ tổ chức đấu thầu triển khai dịch vụ 5G trước tháng 3/2020.
Hiện Ấn Độ vẫn chưa bắt đầu tiến hành các thử nghiệm về mạng 5G cũng như chưa đưa ra quyết định về việc cho phép hay cấm Huawei tham gia thử nghiệm, giữa lúc Mỹ đang nỗ lực nhằm ngăn chặn tập đoàn Huawei với cáo buộc các thiết bị có chứa "cửa sau" giúp Bắc Kinh theo dõi các nước khác.
Phát biểu bên lề triển lãm di động Ấn Độ có tên India Mobile Congress, Giám đốc Huawei tại Ấn Độ Jay Chen cho hay, tập đoàn sở hữu 28% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu này đang làm việc chặt chẽ với Ấn Độ để làm rõ lập trường về các giải pháp 5G, an ninh mạng và luật tình báo Trung Quốc.
Ông nói: "Ngay từ lúc đầu, tôi tin tưởng rằng ngành công nghiệp Ấn Độ, thị trường Ấn Độ sẽ chào đón Huawei, bởi tôi đã đóng góp rất nhiều với giá trị đặc biệt của mình. Tôi sẵn sàng ký kết một thỏa thuận không có cửa sau".
Liên quan đến Huawei, theo nhật báo Handelsblatt của Đức, Berlin đã sẵn sàng công bố một danh mục các quy định liên quan tới việc triển khai mạng 5G dựa trên một loạt các quy chuẩn kỹ thuật và thực tế, không cấm tập đoàn công nghệ này như Mỹ đã từng yêu cầu.
Theo nhật báo này, giới chức Đức yêu cầu các nhà mạng như Deutsche Telekom, Vodafone và Telefonica Deutschland, xác định và tăng cường các tiêu chuẩn an ninh đối với các hệ thống mạng trọng yếu.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ cần phải được cơ quan chức năng về an ninh mạng của Đức - Cơ quan Liên bang về an ninh thông tin (BSI), chứng thực về độ tin cậy. Khách hàng sử dụng mạng có thể dùng tới luật pháp để loại bỏ các nhà mạng và yêu cầu bồi thường nếu như họ chứng minh rằng một thiết bị được sử dụng để theo dõi hay đánh cắp thông tin của họ.
Theo báo quốc tế
Ngoại trưởng Trung Quốc, Afghanistan và Pakistan đối thoại Tại cuộc đối thoại, Trung Quốc, Afghanistan và Pakistan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực trong bối cảnh tình hình đang có nhiều biến động và phức tạp. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái), Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi (giữa) và Ngoại trưởng Afghanistan Salahuddin Rabbani. (Ảnh: AFP/TTXVN)...