Điều ít biết về vụ không tặc duy nhất chưa được giải mã trong lịch sử Mỹ
Đúng 50 năm trước, đã xảy ra một vụ không tặc đầy bí ẩn tại Mỹ mà cho tới nay thủ phạm của vụ việc này vẫn chưa được giải mã.
Phác thảo của FBI về Dan Cooper (Ảnh: AFP).
Vào ngày 24/11/1971, một người đàn ông khoảng 40 tuổi, tự xưng là Dan Cooper đến gần quầy của sân bay và mua vé một chiều cho chuyến bay ngắn từ Portland, Oregon đến Seattle, Washington của hãng hàng không Northwest Orient.
Vài giờ đồng hồ sau, sau khi lên máy bay, người này đã buộc chiếc túi chứa 200.000 USD tiền chuộc (tỷ giá hiện tại vào khoảng 1,3 triệu USD) và nhảy dù ra khỏi máy bay, hoàn toàn biến mất và chưa bao giờ được tìm thấy.
Năm mươi năm sau khi xảy ra vụ việc, vụ án mà giới truyền thông gọi là D.B.Cooper hiện là vụ không tặc máy bay duy nhất vẫn chưa thể được giải mã trong lịch sử Mỹ.
FBI cho biết, Cooper là “một người đàn ông kín đáo, khoảng hơn 40 tuổi, mặc vest như doanh nhân với áo trắng và cà vạt đen”. Ông ta gọi ra rượu bourbon và soda (một loại nước có gas) khi chờ máy bay cất cánh.
Kế hoạch không tặc của Cooper khá đơn giản. Sau khi máy bay bay lên trời, người đàn ông này đưa cho tiếp viên hàng không một tờ giấy ghi chú. Khi thấy nữ tiếp viên không mấy quan tâm, người đàn ông này ghé vào và nói: “Quý cô, cô hãy đọc tờ ghi chú đó đi. Tôi có một quả bom”.
Sau khi nhìn vào đám dây điện loằng ngoằng trong chiếc vali của Cooper, nữ tiếp viên hàng không đã run rẩy viết ra những yêu cầu của Cooper – gồm 4 chiếc dù và 200.000 USD – rồi chuyển nó cho cơ trưởng chuyến bay theo hướng dẫn.
Khi máy bay hạ cánh xuống Seattle, Cooper cho 36 hành khách rời đi, để đổi lại lấy tiền và dù do FBI mang lên khoang.
Giữ phi hành đoàn ở lại làm con tin, Cooper yêu cầu máy bay cất cánh và bay thấp – hướng tới Mexico City, Mexico. Tuy nhiên, ở một khu vực nằm giữa Reno, Nevada và Seattle, Cooper đã nhảy dù ra khỏi cửa sau của chiếc Boeing 727 trong một đêm mùa đông lạnh giá.
Cuộc săn lùng và những bí ẩn
Video đang HOT
Chiếc máy bay trong vụ không tặc bí ẩn (Ảnh: Wikipedia).
FBI đã mở một cuộc điều tra quy mô lớn sau vụ không tặc, nhưng sau vài tuần tìm kiếm các khu rừng rậm ở phía tây bắc Mỹ, họ không tìm thấy bất cứ manh mối nào.
Sau cuộc điều tra kéo dài hơn 5 năm với 800 nghi phạm bị thẩm vấn, không có dấu hiệu nào về Cooper cũng như dù của nhân vật này.
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Liệu Cooper có sống sót qua cú nhảy dù hay không? Và liệu cùng với quần áo và vật dụng ông ta mang theo, ông ta có thể chống chọi với thời tiết lạnh giá hay không? Những câu hỏi này cho tới nay chưa có câu trả lời.
Chính sự bí ẩn của vụ việc đã thu hút được sự quan tâm của dư luận Mỹ, cũng như những người yêu thích những giả thuyết liên quan tới không tặc.
Nhà nghiên cứu Eric Ulis cho rằng Cooper đã thể hiện bản thân trong vụ không tặc giống với hình ảnh của Điệp viên 007, James Bond – một nhân viên mật vụ người Anh hư cấu trên phim ảnh nổi tiếng toàn cầu.
Mary Jean Fryar, đặc vụ FBI vào những năm 2000, đã theo vụ án này nhiều năm. Theo bà Fryar, Cooper đã tạo ra sự hứng thú rất lớn từ dư luận, và bà mô tả những người quan tâm tới vụ việc giống như “giáo phái”, vì Cooper chưa bao giờ được tìm ra.
Hàng loạt giả thuyết được đưa ra với hàng chục người đã từng thừa nhận rằng mình là Cooper. Thậm chí, có người còn thừa nhận điều này vào giờ phút hấp hối.
Các nhà điều tra đã xem xét hàng loạt các trường hợp, ví dụ như Barbara Dayton, một phi công nghiệp dư là phụ nữ chuyển giới. Người này đã thú nhận với bạn bè rằng mình là Cooper. FBI cũng điều tra vụ việc liên quan tới Lynn Doyle Cooper vì cháu của người này tin rằng đây chính là thủ phạm vụ không tặc sau khi Lynn Doyle xuất hiện với bộ dạng đầy máu trong bữa tối Lễ Tạ ơn năm 1971.
Năm 2016, FBI đã quyết định đóng vụ việc lại để “tập trung vào những ưu tiên điều tra khác”.
Nhà nghiên cứu Ulis nhận định rằng, lực lượng hành pháp liên bang đã “làm tốt” trong vụ điều tra mặc dù vẫn mắc một số “lỗi nghiêm trọng”. Ông cho rằng, FBI dường như đã điều tra sai đường đi của máy bay và Cooper đã hạ cánh ở vị trí cách hàng km so với khu vực tìm kiếm.
Chưa có bằng chứng nào thuyết phục cho giả thuyết này, nhưng vụ việc của Cooper vẫn thu hút sự quan tâm rất lớn từ công chúng. Thậm chí, trên nền tảng trực tuyến, người ta còn bán đồ lưu niệm liên quan tới Cooper bao gồm cốc café, áo, tất. Tại Texas, một câu lạc bộ thoát y từng được đặt tên là D.B.Cooper.
Đường sá nứt toác, nhà cửa biến dạng dưới nắng nóng kỷ lục ở Bắc Mỹ
Đợt nắng nóng kỷ lục tại một số tỉnh ở Canada và bang của Mỹ đang gây ra những tác động nghiêm trọng tới người dân, khiến hàng trăm người thiệt mạng vì "sốc" nhiệt.
Đợt nắng nóng chưa từng có tiền lệ ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đang phá mọi kỷ lục về nhiệt độ trong những ngày qua. Toàn bộ khu vực bị chìm trong "vòm nhiệt", hiện tượng hơi nóng không thể thoát đi. Trong ảnh: Con đường ở Everson, Washington, Mỹ bị nứt ngang và phải đóng cửa do nắng nóng.
Tại khu vực nhiệt độ trung bình vào thời điểm này hàng năm chỉ vào khoảng 21 độ C, việc chỉ số này tăng "sốc" những ngày qua lên trung bình 37,7 độ C đã khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Một số nơi, mức tăng thậm chí còn cực đoan lên gần 50 độ C. Trong ảnh: Vỉa hè ở Alberta, Canada hư hỏng vì bị phơi trong nắng nóng.
Tại nhiều địa phương ở Canada và Mỹ, hàng trăm ca đột tử được ghi nhận liên quan tới nhiệt độ cao cực đoan. Trong ảnh: Người dùng mạng xã hội phàn nàn về ngôi nhà làm bằng nhựa vinyl ở Portland, Oregon, Mỹ bị "phồng rộp" do nắng nóng 42 độ C.
Dây cáp điện ở Portland, Oregon bị nung chảy dưới nhiệt độ cao kỷ lục. Trong những ngày qua, các kỷ lục về mốc nhiệt độ liên tục bị phá vỡ.
Do chưa bao giờ gặp phải thời tiết nóng bức, nhiều gia đình không được trang bị điều hòa nhiệt độ. Trong ảnh: Hai cây nến bị cong chảy vì đặt trong nhiệt độ gần 40 độ C tại Seattle, Washington, Mỹ.
Băng ghế ngồi ở nơi công cộng tại Alberta, Canada biến dạng vì nắng nóng.
Nắng nóng làm chín trứng ở Vancouver, British Columbia, Canada.
Nắng nóng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng người dân, cũng như có thể gây hạn hán, cháy rừng... Trong ảnh: Đôi dép biến dạng vì nắng nóng ở British Columbia.
Tại Portland, bang Oregon (Mỹ), điều hòa nhiệt độ trở nên cháy hàng vì người dân đổ xô đi mua. Tài xế taxi Shamshulla Sharafi ở Portland mô tả rằng nhiệt độ ở đây nóng tới mức như thể "ai đó cầm lửa ném vào mặt bạn".
Bên trong một cơ sở trú ẩn có máy điều hòa ở Portland do chính quyền địa phương lập ra.
Điều hòa phát nổ trong nắng nóng kỷ lục ở Oregon, Mỹ.
Một con đường ở Portland bị biến dạng vì nắng nóng. Các nhà khoa học cho rằng, biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân đằng sau hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Nắng nóng đạt kỷ lục mới ở Mỹ, hàng loạt hoạt động gián đoạn Ngày nóng nhất của đợt nắng nóng chưa từng có đã thiêu đốt vùng tây bắc Thái Bình Dương, khiến hàng loạt hoạt động bị tạm ngừng. Thành phố Seattle, bang Washington hôm 28/6 ghi nhận mức nhiệt cao nhất 108 độ F (42 độ C) vào buổi tối, cao hơn mức cao nhất mọi thời đại được ghi nhận hôm 27/6 là...