Điều ít biết về “kho báu” khổng lồ của Ukraine
Nguồn tài nguyên lithium phong phú của Ukraine biến nước này trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Nga mở chiến dịch quân sự tại đây.
Một mẫu quặng chứa lithium (Ảnh: Reuters).
Nằm sâu bên dưới lòng đất ở Ukraine là nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác. “Kho báu” này có thể nắm giữ chìa khóa cho một tương lai năng lượng sạch và giàu nguồn thu đối với quốc gia Đông Âu này.
Các nhà nghiên cứu Ukraine suy đoán rằng, khu vực phía đông của nước này chứa gần 500.000 tấn lithium oxit, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất pin xe điện. Nếu số liệu này là đúng, Ukraine sẽ trở thành một trong những nước có nguồn dự trữ lithium lớn nhất thế giới.
Theo New York Times, chiến dịch quân sự của Nga xảy ra đúng vào thời điểm Ukraine, dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky, đang cố gắng xác định vị trí của mình là một bên đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Đây là bước tiến hóa đối với một quốc gia vốn lâu nay xây dựng nền kinh tế dựa trên than, sắt, titan và các ngành công nghiệp kế thừa khác.
Cuối năm ngoái, Ukraine bắt đầu bán đấu giá các giấy phép thăm dò để phát triển trữ lượng lithium cùng với đồng, coban và niken. Tất cả đều là các tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong công nghệ năng lượng sạch, cần thiết cho việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Video đang HOT
Việc chuyển đổi này có “tầm quan trọng chiến lược đối với việc định hình vị thế của Ukraine trên trường quốc tế, trong một vai trò mới”, Roman Opimakh, người đứng đầu Cơ quan Địa chất Nhà nước Ukraine, cho biết hồi tháng 5/2021 tại một buổi giới thiệu cho các nhà đầu tư toàn cầu.
Tiềm năng sản xuất lithium của Ukraine đã bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới. Vào tháng 11 năm ngoái, European Lithium, một công ty của Australia, cho biết họ đang trong quá trình đảm bảo quyền khai thác đối với hai mỏ lithium tiềm năng ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine và Kirovograd. Công ty này cho biết họ đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp lithium lớn nhất châu Âu.
Vào thời điểm đó, công ty Chengxin Lithium của Trung Quốc cũng nộp đơn xin cấp quyền đối với các mỏ lithium ở Donetsk và Kirovograd, một động thái sẽ giúp công ty này có chỗ đứng đầu tiên ở châu Âu.
Mặc dù lithium không phải là nguồn tài nguyên đặc biệt hiếm, nhưng ở thời điểm hiện tại, lithium được xem gần như là không thể thay thế trong pin. Nhu cầu về lithium dự kiến sẽ tăng vọt khi xe điện được sản xuất, khiến các nhà sản xuất ô tô phải tranh giành để đảm bảo đủ nguồn cung. Giá lithium đã tăng tới 600% trong năm qua.
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng nguồn cung lithium cũng như các khoáng chất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang nằm dưới sự kiểm soát của một số ít quốc gia. Trung Quốc, Congo và Australia chiếm 3/4 sản lượng lithium, coban và đất hiếm toàn cầu. Đầu tuần này, 17 chuyên gia quân sự đã viết một bức thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tăng cường khả năng tiếp cận khoáng sản.
“Nó có thể không phải là động cơ cho chiến dịch quân sự, nhưng là lý do Ukraine rất quan trọng đối với Nga. Đó là nền tảng khoáng sản, cùng với sản xuất nông nghiệp của quốc gia”, Rod Schoonover, nhà khoa học và là cựu giám đốc môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, cho biết.
Hàng trăm tên lửa Đức tính gửi cho Ukraine đã hết hạn sử dụng
Đức đang lên kế hoạch chuyển thêm 2.700 tên lửa phòng không giúp Ukraine tăng cường năng lực quân sự.
Tuy nhiên, một số nguồn tin địa phương nói rằng, hàng trăm tên lửa trong số đó đã hỏng.
Nhiều nước cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine (Ảnh minh họa: Falcon).
Hãng thông tấn DPA ngày 3/3 dẫn nguồn tin của Bộ Kinh tế Đức cho biết, nước này đã nhất trí chuyển thêm 2.700 tên lửa phòng không vác vai Strela, sản xuất từ thời Liên Xô cho Ukraine.
Đây là loại tên lửa vác vai Strela sản xuất từ thời Liên Xô và được lấy ra từ kho dự trữ của quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) sau khi hai miền thống nhất năm 1990.
Richard Walker, tổng biên tập quốc tế của báo DW cho biết, Đức có thể nhanh chóng chuyển tên lửa Strela cho Ukraine do các tên lửa này hiện có sẵn. "Đây không phải là loại vũ khí phức tạp, chúng là loại vũ khí mà nhiều người trong quân đội Ukraine đều đã quen thuộc nhiều năm qua", ông Walker nói.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin địa phương, một lượng lớn tên lửa đó có thể đã hỏng vì cất trong kho quá lâu.
Báo Der Spiegel và Bild của Đức dẫn nguồn thạo tin cho biết, khoảng 700 tên lửa có thể đã hỏng. Nguồn tin lưu ý, các tên lửa này có tuổi đời ít nhất 35 năm và bị cấm sử dụng vào năm 2012 do hiện tượng oxy hóa và các vết nứt nhỏ. Báo Der Spiegel cho hay hộp gỗ đựng các tên lửa này ẩm mốc đến mức các binh sĩ chỉ được phép vào kho khi có đồ bảo hộ phù hợp.
Giới chức Đức hiện chưa bình luận về những thông tin trên.
Strela là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, có khả năng cơ động cao. Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao.
Trước đó, chính phủ Đức đã quyết định cung cấp cho Ukraine 500 tên lửa đất đối không Stinger do Mỹ sản xuất và 1.000 vũ khí chống tăng.
Động thái trên thấy một bước ngoặt trong chính sách của Đức. Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã loại trừ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, thay vào đó chỉ gửi mũ bảo hộ để hỗ trợ nước này.
Hiện giờ, ngoài việc cung cấp trực tiếp trang thiết bị quân sự cho Ukraine, Đức cũng bật đèn xanh cho Estonia chuyển giao pháo tự hành của nước này cho Ukraine. Đức cũng có kế hoạch xuất khẩu 14 xe bọc thép cho Ukraine. Đức là một trong nhiều quốc gia phương Tây đã cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào Ukraine.
Lý giải sự thay đổi này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Phó Thủ tướng Robert Habeck cho biết: "Trước cuộc tấn công của Nga, Ukraine phải có khả năng tự vệ. Do đó, chính phủ Đức cũng đang hỗ trợ Ukraine những khí tài cần thiết khẩn cấp".
NÓNG Ukraine: Nhiều lính Nga đầu hàng, tự phá hủy phương tiện quân sự, theo Lầu Năm góc Tinh thần chiến đấu rệu rã, thiếu nhiên liệu và lương thực, một số binh lính Nga tham chiến ở Ukraine đã đồng loạt đầu hàng hoặc phá hoại các phương tiện quân sự của chính họ để tránh giao tranh, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết. Một hình ảnh vệ tinh cho thấy các phương tiện quân...