Điều hoà multi lắp 1 cái mát 3 phòng: Sự thật cần biết, đừng rước rắc rối
Ngoài ưu điểm làm tăng khả năng làm đẹp căn nhà, tiết kiệm điện, làm mát đều thì điều hoà multi cũng có rất nhiều nhược điểm mà trước khi lắp đặt người sử dụng cần cân nhắc.
Vào mùa hè, khi thời tiết oi nóng lên tới 39-40 độ C, nhu cầu lắp đặt sử dụng máy điều hoà ngày càng cao. Thế nhưng, ở những chung cư hiện đại, vị trí để đặt dàn nóng điều hoà khá eo hẹp, chưa kể còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn khu đô thị.
Vì điểm hạn chế ở các căn hộ chung cư nên nhiều người hướng đến chọn mua điều hoà multi có 1 dàn lòng và 2-4 dàn lạnh tuỳ nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Song, theo một số chuyên gia điện máy, người sử dụng nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua dòng điều hoà này vì ngoài những ưu điểm nó còn có khá nhiều nhược điểm.
Ưu điểm
Cụ thể, với việc sử dụng 1 dàn nóng, chính vì thế, những bức tường bên ngoài căn hộ của bạn nơi đáng lẽ phải gánh 4-5 dàn nóng, giờ đây chỉ còn duy nhất 1 dàn nóng. Điều này khiến bức tường bạn “nhẹ” đi, và cũng bớt ồn hơn hẳn. Đây được cho là ưu điểm vượt trội của dòng điều hoà multi so với dòng điều hoà đơn 1 mẹ 1 con (1 dàn nóng và 1 dàn lạnh).
Mặc dù chỉ có 1 dàn nóng, nhưng mỗi dàn lạnh của máy lạnh multi hoạt động riêng biệt, không ảnh hưởng đến nhau. Theo đó, ở những phòng khác nhau có thể tự cài đặt chế độ làm mát tùy ý phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Video đang HOT
Điều hoà multi có khá ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều nhược điểm (ảnh minh hoạ)
Một ưu điểm nổi bật mà các nhà sản xuất quảng cáo nữa là khả năng tiết kiệm điện. Bởi, nhờ cơ chế làm lạnh thông minh với hệ số khác nhau ở những dàn lạnh khác nhau, người dùng có thể cài đặt những phòng được ưu tiên được hệ số làm lạnh cao nhất, như phòng khách, phòng ăn có nhiều người trong phòng, máy nén sẽ tập trung nhiều hơn cho những phòng này giúp phòng nhanh chóng được làm lạnh nhanh, và sâu hơn.
Trong khi đó, vào ban đêm, khi phòng khách không có người thì máy nén có thể phân bổ năng suất làm lạnh của mình cho những dàn lạnh ở các phòng ngủ để các thành viên có được giấc ngủ sâu và thoải mái hơn.
Nhược điểm
Mặc dù đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà, có thể tiết kiệm điện năng, nhưng nhược điểm điều hoà multi lại tốn khá nhiều tiền cho chi phí lắp đặt.
Ví như, một căn hộ chó 2 phòng ngủ và 1 phòng khách. Nếu đắp điều hoà đơn thì chi phí lắp đặt chỉ khoảng 30 triệu đồng (dòng máy một chiều) gồm 2 máy công suất 9000 BTU và 1 máy công suất 18000 BTU. Cũng với công suất tương tự như vậy nhưng nếu lắp đặt điều hoà multi thì chi phí lên tới 60 triệu đồng vì dàn nóng của loại điều hoà này có giá thành tương đối đắt đỏ.
Một nhược điểm nữa là người sử dụng có khá ít lựa chọn vì trên thị trường không có nhiều nhãn hàng cho dòng điều hoà này. Đặc biệt, có hãng còn nhập khẩu nguyên chiếc nên trong quá trình sử dụng điều hoà multi không may gặp sự cố hỏng hóc thì rất khó tìm linh kiện thay thế. Và khi ấy lại phải nhờ chính hãng tìm linh kiện, rất đắt đỏ.
Thêm vào đó, cũng chính vì kết cấu chỉ sử dụng 1 dàn nóng cho nhiều dàn lạnh nên trong quá trình sử dụng, nếu dàn nóng gặp vấn đề thì các dàn lạnh ở các phòng phải tạm dừng hoạt động hết. Và ngược lại, nếu bất cứ dàn lạnh nào ở các phòng gặp vấn đề hỏng hóc thì dàn lạnh các phòng khác cũng phải tạm dừng trong quá trình chờ sữa chữa.
Điều hoà đơn 1 dàn nóng 1 dàn lạnh lại không bị nhược điểm này.
Lưu Minh (tổng hợp)
Theo vietnamnet
Thị trường máy lạnh "sốt" theo nắng nóng
Các tỉnh, thành miền Nam, trong đó có TP HCM, từ cuối tháng 3, bước vào cao điểm nắng nóng.
Nắng nóng khiến đời sống người dân đảo lộn nhưng đây lại là thời điểm "hốt bạc" của các nhà bán lẻ điện máy, cũng như những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng điện lạnh. Bởi nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện lạnh tăng cao, đặc biệt là máy lạnh, do giá những mặt hàng này ngày càng rẻ và thu nhập của người dân đã cao hơn trước.
Trong tuần, phóng viên Báo Người Lao Động đã khảo sát một số siêu thị, cửa hàng điện máy ở các quận nội và ngoại thành TP HCM, nhận thấy rất đông khách hàng tập trung ở khu vực điện lạnh. Do nhu cầu tăng cao cũng như có nhiều chương trình khuyến mãi như giao hàng, bao công lắp đặt, tặng vật tư, giảm giá... nên doanh số bán ra máy lạnh tăng gấp nhiều lần so với bình thường.
Năm nay, những dòng máy lạnh công suất từ 1-1,5 mã lực, công nghệ inverter (tiết kiệm điện) đang là mặt hàng bán chạy nhất thị trường. Dòng tiết kiệm điện được chia thành 2 loại: loại thông thường có khả năng tiết kiệm khoảng 30% với giá bán từ 6,7-9 triệu đồng/bộ có công suất 1 HP; loại cao cấp từ 11-17 triệu đồng/bộ, có khả năng tiết kiệm điện đến 70%, công suất 1,5 mã lực. Riêng loại máy lạnh thông thường (không có chức năng tiết kiệm điện) có giá bán từ 5-7,8 triệu đồng/bộ, hiện không còn phổ biến trên thị trường.
Khách hàng tìm hiểu các dòng máy lạnh ở một siêu thị điện máy tại TP HCM
Đại diện một doanh nghiệp có hệ thống siêu thị điện máy lớn ở TP HCM cho biết trước đây, mỗi siêu thị thường chỉ bán vài chục bộ máy lạnh/ngày, nay tăng lên 500-600 bộ. Do đó, việc giao hàng, lắp đặt cho khách trở nên quá tải, siêu thị phải hẹn từ vài ngày, thậm chí cả tuần, mới cử nhân viên đến lắp cho khách được.
Bà Lệ (ở quận 4) đặt mua máy lạnh loại 1 ngựa gần chục triệu đồng tại một siêu thị ở quận 1 từ đầu tuần nhưng đến giờ vẫn chưa thấy ai đến lắp đặt. "Khi mua, họ hẹn tôi hôm sau sẽ có người giao máy và lắp đặt nhưng đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi. Gọi điện thắc mắc thì họ hứa cuối tuần sẽ có người đến lắp" - bà Lệ bức xúc.
Trước tình trạng này, một số cửa hàng và siêu thị thỏa thuận trừ thẳng vào giá bán từ 200.000-800.000 đồng để người mua tự thuê thợ bên ngoài lắp đặt, nếu không đồng ý chờ. Trong khi đó, do đang vào mùa cao điểm nắng nóng nên thợ điện lạnh bên ngoài cũng "chạy sô" không nghỉ, chi phí lắp đặt máy lạnh được đẩy lên tới 400.000-500.000 đồng/máy, chưa bao gồm vật tư, ống dẫn... Còn nếu tính cả vật tư, chi phí lắp đặt trọn gói có thể lên tới cả triệu đồng/máy nhưng cũng không dễ tìm được thợ.
H.Nguyễn
Theo NLĐO
5 mẹo giúp hóa đơn điện không tăng vọt khi dùng điều hòa Nếu phải ra ngoài phòng một lát, cứ để điều hòa chạy sẽ kinh tế hơn nhiều so với việc tắt đi và bật lại. Theo Japantoday, mỗi khi bật điều hòa, nó sẽ tiêu thụ điện năng cao nhất khoảng 900 W, và phải mất 30 phút tới một giờ trước khi ổn định ở mức thấp khoảng 200 W. Do vậy,...