Điều hành tỷ giá: Một năm vượt sóng thành công
Tính đến thời điểm này, tỷ giá USD/VND gần như giữ nguyên, đánh dấu một năm điều hành tỷ giá thành công của Ngân hàng Nhà nước ( NHNN).
Hoạt động nghiệp vụ tại BaovietBank. Ảnh: Thanh Hải
Tỷ giá USD/VND cuối năm không thay đổi lớn
Theo số liệu của NHNN, tỷ giá trung tâm ghi nhận ở mức 23.162 đồng/USD vào ngày 26/12, trong khi hồi đầu năm ở mức 22.825 đồng/USD, đây là một diễn biến hết sức ổn định trong bối cảnh tỷ giá của các đồng tiền chính liên tục biến động mạnh. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng trong năm cũng chỉ dao động trong biên độ tương đối hẹp và dao động quanh tỷ giá mua vào của NHNN, ở mức 23.200 đồng/USD và sau đó là 23.175 đồng/USD.
Trong cả năm 2019, tỷ giá bật tăng đáng kể nhất là vào tháng 5 và 6, khi đồng nhân dân tệ giảm mạnh kỷ lục trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang căng thẳng. Trong những tháng còn lại, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại luôn ở mức ngang hoặc thấp hơn tỷ giá mua vào của NHNN là ở mức 23.200 đồng/USD.
Sự ổn định của tỷ giá hỗ trợ rất lớn cho DN, đặc biệt là các DN sản xuất. Ngoài ra, tỷ giá ổn định cũng giúp các chi phí sản xuất, hàng hóa không bị tăng giá, giúp DN trong nước có khả năng cạnh tranh với các DN nước ngoài.
Đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ BigPhone
Trái ngược với tình hình căng thẳng mỗi dịp cuối năm, tỷ giá USD/VND những ngày qua lại khá bình lặng. Một trong những yếu tố đóng góp ổn định tỷ giá là năm nay, thứ nhất, NHNN kiểm soát tốt tăng trưởng tín dụng khiến cung tiền nằm trong tầm kiểm soát. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2019 thấp nhất 5 năm. Báo cáo của Tổng cục Thống kê đến ngày 20/12/2019 tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 12,1% (cùng kỳ năm 2018 tăng 13,3%).
Video đang HOT
Thứ hai, ngoại tệ dồi dào nhờ xuất siêu ở mức cao, vốn FDI giải ngân ở mức cao và tiếp tục tăng trưởng. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục 73 tỷ USD tính đến thời điểm này (tăng hơn 2,5 lần so với cuối năm 2015). Việc sở hữu một mức dự trữ ngoại hối dồi dào bảo đảm cho NHNN sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả các công cụ can thiệp trực tiếp, gián tiếp, nhằm điều chỉnh biến động tỷ giá theo các mục tiêu chính sách đã đề ra. Một yếu tố quan trọng nữa là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2019 ở mức 2,79%, thấp nhất trong 3 năm. Tất cả những yếu tố này, là cơ sở để tỷ giá hối đoái nằm trong vùng biên độ ổn định.
VND trong nhóm ổn định nhất khu vực
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá tích cực về chính sách điều hành tiền tệ của NHNN trong năm 2019. Tiền đồng vẫn giữ được xu hướng ổn định trong năm trong bối cảnh đồng USD trên thế giới chịu nhiều áp lực sau 3 lần Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất; đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua. Trung Quốc là 1 trong 3 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
“VND tiếp tục nằm trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu vực, bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế trong và ngoài nước” – Giám đốc toàn quốc khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn của NH HSBC Việt Nam Ngô Đăng Khoa cho biết.
Tỷ giá giảm là một tín hiệu vui đối với các DN nhập khẩu, đặc biệt là các DN nhập khẩu hàng tiêu dùng vốn không được vay ngoại tệ, trong khi hiện đã bước vào mùa cao điểm cuối năm khi mà thời gian này, nhu cầu tiêu dùng tăng cao đột biến.
Giám đốc Công ty Minh Tâm Tín Nghĩa Hoàng Phi Vũ
Theo TS Bùi Quang Tín – Tổng Giám đốc trường Doanh nhân Bizlight, việc giữ ổn định tỷ giá là khâu quan trọng nhất để tạo niềm tin vào đồng nội tệ, ổn định kinh tế vĩ mô. Còn ở góc độ thị trường, cung – cầu ngoại tệ mới là yếu tố quyết định tỷ giá. Hiện thanh khoản ngoại tệ tốt, cung ngoại tệ đang dư thừa, việc giữ tỷ giá ổn định, không để VND tăng giá nhiều so với USD đã hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu.
Về xu hướng tỷ giá trong năm 2020, nhiều chuyên gia cho rằng có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt. Với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN sẽ có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung cầu thị trường. Dù vậy, vẫn có những thách thức cần quan sát và theo dõi, như những bất ổn khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại; cuộc chiến thương mại và Brexit (quá trình Anh rời khỏi EU) đều chưa được giải quyết dứt điểm; bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới liên tục vận động; 2020 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ… Cơ quan quản lý cần chủ động phòng ngừa rủi ro, tiếp tục điều hành thị trường theo hướng linh hoạt, chủ động để tránh tạo ra những cú sốc về tỷ giá, lãi suất.
Theo Kinhtedothi.vn
Ứng phó rủi ro tỷ giá năm 2020
Tỷ giá năm 2020 sẽ đối mặt với không ít sức ép khi mà xuất khẩu được dự báo sẽ khó khăn hơn và cán cân thương mại có thể đảo chiều sang thâm hụt, trong khi USD tiếp tục mạnh lên.
Trước viễn cảnh này, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong năm 2020.
Ổn định năm 2019
Suốt từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động mạnh theo sự nóng- lạnh của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. Đồng USD cũng không nắm ngoài vòng xoáy này khi bật tăng mạnh lên mức cao nhất 2 năm vào ngày 30/9 vừa qua, để rồi sau đó lại quay đầu giảm trong những tháng cuối năm nay. Tính chung trong năm 2019, USD tăng giá gần 1%.
Nhiều chuyên gia và tổ chức tài chính lớn vừa đưa dự báo tỷ giá USD/VND trong năm 2020 sẽ tăng khoảng 1- 2%. Tuy nhiên, những yếu tố gây sức ép đối với tỷ giá trong năm tới vẫn còn rất lớn.
USD mạnh lên đã đẩy nhiều đồng tiền chủ chốt khác giảm giá mạnh, đặc biệt là Nhân dân tệ (CNY). CNY có thời điểm đã xuyên thủng ngưỡng 7 CNY/USD. Diễn biến trái chiều của USD và CNY đã tạo sức ép lớn đến tỷ giá trong nước do Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Thế nhưng, trái với sự biến động của thị trường thế giới, tỷ giá trong nước vẫn rất ổn định. Tính đến nay, tỷ giá trung tâm mới chỉ tăng khoảng 1,5%, trong khi tỷ giá USD/VND giao dịch tại các ngân hàng thương mại thậm chí còn giảm nhẹ so với cuối năm 2018. Hiện giá mua vào USD của các nhà băng đang xoay quanh 23.100 đồng, trong khi giá bán ra từ 23.220 - 23.230 đồng/USD.
"VND là một trong số ít các đồng tiền trong khu vực duy trì sự ổn định bất chấp những bất ổn của thị trường toàn cầu", ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc toàn quốc khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn của ngân hàng HSBC Việt Nam ghi nhận.
Có được thành công này còn nhờ nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế dồi dào. Theo đó, cán cân thương mại ước thặng dư tới 11 tỷ USD, trong khi vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cũng đạt tới 30,8 tỷ USD; kiều hối cũng ước đạt 16,7 tỷ USD...
Sức ép trong năm 2020
Tuy nhiên theo các chuyên gia, tỷ giá năm 2020 sẽ không ổn định như năm 2019. "Bước sang năm 2020, sức ép tỷ giá sẽ lớn hơn do cuộc chiến tranh Mỹ - Trung chưa có hồi kết, căng thẳng có thể quay trở lại bất cứ lúc nào, tình hình xuất khẩu của Việt Nam được dự báo khó khăn hơn...", TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng dự báo.
Kết quả cuộc khảo sát mới đây của Reuters với các chuyên gia ngoại hối cho thấy, USD sẽ tiếp tục tăng giá trong ít nhất là 6 tháng tới. "Các yếu tố đang giữ USD mạnh lên trong 8 tháng qua có thể sẽ tồn tại trong một thời gian và sức mạnh của USD sẽ vẫn được duy trì", ông Jane Foley, Chuyên gia cao cấp của Rabobank ở London cho biết.
Trong khi đó, xuất khẩu trong nước được dự báo sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc. Thậm chí, Chính phủ còn dự kiến sẽ nhập siêu khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2020, đảo chiều mạnh so với con số xuất siêu gần 11 tỷ USD của năm 2019. Vốn FDI cũng đang có xu hướng giảm, kiều hối cũng khó khăn hơn khi kinh tế toàn cầu ảm đạm. Chưa hết, áp lực lạm phát cao hơn trong năm tới cũng tạo sức ép lớn đến tỷ giá. Ngoài ra, việc Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ cũng là một tín hiệu đáng lo ngại.
"Xu hướng tỷ giá tiếp tục là biến số khó lường trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp... Chưa kể, kinh tế thế giới năm 2020 có khả năng sẽ đứng trước nhiều khó khăn hơn, khiến hướng đi của tỷ giá cũng gặp nhiều thách thức", ông Ngô Đăng Khoa nhận định.
Trong bối cảnh đó, ông Ngô Đăng Khoa cho rằng, các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, cần chủ động sử dụng các công cụ phòng vệ tỷ giá, lãi suất, đặc biệt thông qua các sản phẩm phái sinh tiền tệ như hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, ... để đảm bảo chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Tỷ giá đầu năm 2020 sẽ tiếp tục ổn định Giới phân tích tài chính đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã có một năm 2019 thành công trong điều hành tỷ giá, giúp kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô và tỷ giá đầu năm 2020 sẽ tiếp tục được điều hành theo hướng linh hoạt, ổn định. Dự trữ ngoại hối dồi dào là một trong...