Điều gì xảy ra với Elon Musk nếu không tuân theo phán quyết của tòa án trong vụ kiện với Twitter?
Án tù có thể là hình phạt cao nhất dành cho người đàn ông giàu nhất thế giới.
Elon Musk là vị tỷ phú thường từ chối “ chơi theo luật”. Tuy nhiên, nếu làm điều đó trong vụ kiện của Twitter chống lại mình, Musk có thể sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc, thậm chí là ngồi tù.
Theo Robert Miller, giáo sư luật có nhiều kinh nghiệm về mua bán và sáp nhập cũng như các luật liên quan tại Tòa án Chancery, bang Delaware – nơi Twitter đâm đơn kiện để buộc Musk phải tuân thủ thỏa thuận mua lại công ty trị giá 44 tỷ USD, án tù có thể là hình phạt cao nhất dành cho người đàn ông giàu nhất thế giới.
Dự đoán của Miller trái ngược với suy đoán của một số luật sư khác rằng Musk sẽ không tuân thủ bất kỳ lệnh nào của tòa và vẫn bình an vô sự.
Điều gì xảy đến với Musk phụ thuộc vào kết quả của vụ kiện. Musk lập luận rằng ông có quyền hủy bỏ thỏa thuận mua Twitter vì công ty không cung cấp đủ thông tin để các định liệu số lượng bot và tài khoản rác trên nền tảng có chính xác không. Đây là điều vị tỷ phú quan tâm nhất, trong khi Twitter dường như chỉ chú ý đến việc đẩy nhanh quá trình mua lại.
Về phần mình, Twitter bác bỏ khẳng định trên và cáo buộc Musk không tuân thủ các điều khoản, bao gồm cả việc vi phạm thỏa thuận không tiết lộ khi liên tục khoe thông tin về thương vụ trên Twitter.
“Khả năng thẩm phán đưa ra phán quyết có lợi cho Musk khiến tôi cảm thấy khó tin. Từ kinh nghiệm làm luật sư của mình, tôi đoan chắc rằng Musk sẽ phải thực hiện yêu cầu cụ thể của tòa án nếu ông ấy thực sự vi phạm thỏa thuận. Đây là lệnh yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng khi tòa án cho rằng thiệt hại về tiền là chưa đủ. Trong trường hợp này, lệnh đó có thể có nghĩa là tòa yêu cầu Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD”, Miller cho biết thêm.
Video đang HOT
Dưới đây là một số điều mà Tòa án Chancery có thể thực hiện để buộc Musk tuân thủ yêu cầu, theo Miller:
Chỉ định người thay mặt cho Musk
Hiệp hội Luật sư Mỹ gọi “Special master” là người “quản lý những người không quản lý được” và đề nghị việc bổ nhiệm nhân vật này nhiều hơn để giải quyết các vụ kiện tụng nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Miller cho biết Tòa án Chancery có quyền chỉ định một người như vậy thay mặt cho một cá nhân hoặc tổ chức đang từ chối tuân theo lệnh của tòa án, ký một tài liệu hoặc giao tài sản.
Kiểm soát cổ phiếu Tesla của Musk
Tòa án có thể ra lệnh cho Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD hoặc một số tiền khác hoặc bồi thường thiệt hại có thể lên tới hàng tỷ USD. Nếu Musk và “Special master” không làm như vậy, tòa án có thể “đính kèm” các khoản nắm giữ của Musk trong Tesla để đảm bảo việc thanh toán.
Theo Insider, Delaware là “ngôi nhà chung” của hơn một nửa số công ty đại chúng của Mỹ, bao gồm Tesla và Twitter. Chính vì vậy, cổ phiếu của Tesla được coi là ở Delaware, cho phép tòa án coi đây là tài sản. Chúng có thể bị thu giữ và giao cho Twitter để thanh toán.
Phạt tiền mỗi ngày
Tòa án có quyền phạt số tiền lớn đối với những người từ chối tuân theo lệnh của mình. Miller kể về một công ty dịch thuật bị phạt 30.000 USD mỗi ngày cho đến khi tuân thủ lệnh của tòa. Khi nhắc đến Musk, Miller cho rằng khoản tiền phạt có thể lên tới hàng chục triệu USD/ngày.
Buộc tội không tôn trọng tòa, có thể dẫn đến án tù
Theo Miller, Tòa án Chancery có quyền bỏ tù một người vì không tôn trọng và tuân theo quyết định của tòa. “Không loại trừ khả năng tòa án tính đến phương án bỏ tù nếu Musk nhất quyết không tuân theo phán quyết của họ. Tuy nhiên, với áp lực từ tòa án và đội ngũ pháp lý lên Musk, rất có thể tòa sẽ không cần dùng đến phương án đó với ông ấy”, Miller cho biết.
Sóng gió bủa vây Meta (Facebook): CEO Mark Zuckerberg và cựu COO Sandberg sắp bị điều trần
CEO Meta Mark Zuckerberg và cựu COO Sheryl Sandberg chuẩn bị phải tham dự phiên điều trần liên quan đến vụ kiện nhằm vào bê bối của công ty dữ liệu Cambridge Analytica từ năm 2018.
25-07-2022 Công ty sở hữu đất vàng 148 Giảng Võ giảm lãi vì bất ngờ có khoản "chi phí...25-07-2022 Liên tục mở cửa hàng mới, các DN bán lẻ khát nhân sự, lương đề nghị chi...25-07-2022 Mảng thời trang của "Vua hàng hiệu" ăn nên làm ra hậu Covid-19: Lợi nhuận...
Theo Bloomberg, CEO Meta Mark Zuckerberg và cựu COO Sheryl Sandberg chuẩn bị phải tham dự phiên điều trần liên quan đến vụ kiện nhằm vào bê bối của công ty dữ liệu Cambridge Analytica từ năm 2018. Vào thời điểm đó, nhiều thông tin cho thấy ít nhất 87 triệu người dùng Facebook đã bị thu thập dữ liệu trái phép. Trong đó, Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico... là những quốc gia bị thu thập nhiều hơn cả.
Theo tài liệu gửi lên tòa án liên bang San Francisco, Mark Zuckerberg phải trả lời các câu hỏi trong thời gian tối đa 6 tiếng. Trong khi đó, bà Sandberg cũng đối mặt với phiên chất vấn kéo dài 5 giờ đồng hồ. Javier Olivan, người kế nhiệm vị trí Giám đốc vận hành (COO) của bà Sandberg cuối năm nay cũng sẽ bị điều trần trong 3 tiếng.
Trước đó hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Tư pháp Karl Racine đã đệ đơn kiện CEO Mark Zuckerberg với các cáo buộc liên quan đến bê bối của công ty dữ liệu Cambridge Analytica, buộc Mark Zuckerberg phải chịu trách nhiệm về cách xử lý quyền riêng tư và dữ liệu người dùng. Được biết, văn phòng của vị lãnh đạo này đã kiện Facebook trong nhiều năm vì cho rằng tập đoàn này không giám sát việc thu thập dữ liệu của đối tác bên thứ ba, đồng thời không tiết lộ với truyền thông bê bối của Cambridge Analytica. Ông Racine cho biết, điều khiến vụ kiện lần này trở nên khác biệt, là bên nguyên đơn đã thu thập được thêm nhiều bằng chứng liên quan đến Facebook.
Meta vướng vào vụ kiện liên quan đến rò rỉ dữ liệu
"Bằng chứng cho thấy Mark Zuckerberg có liên quan mật thiết đến việc Facebook không bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của người dùng trong vụ Cambridge Analytica. Những vi phạm về bảo mật chưa từng có tiền lệ này đã khiến hàng chục triệu thông tin người dùng bị rò rỉ. Ngoài ra, các chính sách của Mark Zuckerberg cũng tạo điều kiện để trang mạng xã hội này đánh lừa người dùng trước những hành vi sai trái", ông Racine nói. "Đây chính là thông điệp gửi tới các nhà lãnh đạo Facebook, bao gồm cả các CEO, rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình".
Ngoài ra, cáo buộc còn cho rằng Mark Zuckerberg đã "cung cấp thông tin trực tiếp về các chính sách nội bộ của Facebook liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu trên nền tảng, đồng thời xem xét sử dụng dữ liệu từ một số ứng dụng".
"Với tư cách là Giám đốc điều hành, Zuckerberg có quyền kiểm soát các hành vi thương mại lừa đảo và phải minh bạch với người dùng về những việc làm sai trái của mình", đơn cáo buộc nêu rõ, đồng thời khẳng định vị CEO này phải bồi thường thiệt hại và cam kết không vi phạm luật bảo vệ người dùng một lần nào nữa.
Meta, công ty mẹ của Facebook, hiện vẫn giữ im lặng trước thông tin trên. Nếu thua kiện, công ty của Zuckerberg có thể sẽ phải bồi thường hàng trăm triệu USD.
Mark Zuckerberg và bà Sandberg sắp bị điều trần
Trước đó, sau khi bê bối có liên quan đến công ty Cambridge Analytica bị phanh phui, Mark Zuckerberg đã phải tham gia phiên điều trần trước các nghị sĩ. Họ được cho là đã chất vấn quá "hiền", một phần vì không hiểu rõ cách vận hành của Facebook.
CEO Mark Zuckerberg sau đó đã thừa nhận rằng Facebook đã làm sai và thất bại trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng.
"Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của các bạn và nếu chúng tôi không thể làm điều đó, chúng tôi không xứng đáng được phục vụ các bạn", Zuckerberg chia sẻ trên trang cá nhân Facebook.
Trả lời phỏng vấn độc quyền với trang CNN hồi năm 2018, vị tỷ phú này cũng nhận lỗi: "Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng về lòng tin và tôi thực sự xin lỗi vì những gì đã xảy ra".
Tỷ phú Bill Gates dùng điện thoại gập nhưng không phải của Microsoft Bill Gates, một trong 3 người giàu nhất hành tinh lựa chọn hệ điều hành Android mà cụ thể là một chiếc máy gập. Có một định kiến cho rằng "iPhone dành cho người giàu và Android dành cho người nghèo". Nhưng ý kiến này có thể chỉ đúng 1 phần rất nhỏ. Ví dụ, Pavel Durov, người sáng lập Telegram, đã nhiều...