Điều gì xảy ra nếu ‘hợp đồng tình ái’ của Hoa hậu Phương Nga có thật
“Hợp đồng tình ái” trị giá 16,5 tỷ đồng giữa Phương Nga và đại gia nếu có thật, theo luật sư, hoa hậu đã bị bắt oan về tội lừa đảo nhưng có thể dính vào hành vi mua bán dâm.
“Đây là tình tiết mới, công luận rất chú ý và HĐXX cũng rất quan tâm, là một trong những lý do khiến TAND TP HCM quyết định trả hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ. Bởi nó thay đổi về bản chất, toà phải xem xét lại tội danh lừa đảo mà VKS đã quy buộc cho Nga”, luật sư Hà Hải – Đoàn luật sư TP HCM – đánh giá.Khẳng định không lừa ông Mỹ, Hoa hậu người Việt tại Nga 2007 Trương Hồ Phương Nga tại tòa tiết lộ nhiều tình tiết mà cáo trạng không thể hiện; 16,5 tỷ đồng bị quy kết lừa đảo thực chất là số tiền cô nhận được từ “hợp đồng tình ái” trong 7 năm giữa cô và đại gia này. Bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung (27 tuổi, bạn thân của Nga) xác nhận từng đọc, song “nội dung thực chất là hợp đồng tình dục”.
“Nếu hợp đồng là có thật, cô ấy đã bị bắt oan. Nhưng cho dù điều này xảy ra, thì cái gọi là ‘hợp đồng tình ái’ cũng không thể xem là hợp đồng vì nó vi phạm đạo đức, không thuộc phạm vi điều chỉnh cuả Điều 388 Bộ Luật Dân sự”, luật sư Hà Hải nói.Theo ông Hải, cơ quan tố tụng phải làm rõ có hay không bản hợp đồng này, có hay không việc Phương Nga bị ép buộc viết giấy nhận nợ, việc tạo lập hợp đồng mua nhà là hợp đồng giả cách hay sự thật khách quan… để từ đó xác định có cơ sở buộc tội Lừa đảo tài sản cho người đẹp hay không.
Hoa hậu Phương Nga tại tòa. Ảnh: Hải Duyên.
“Khả năng rất cao là cơ quan điều tra chỉ coi đây là hành vi mua bán dâm, không xem là hợp đồng vô hiệu để rồi cho phép ‘các bên trả cho nhau những gì đã nhận’ theo Điều 137 Bộ Luật Dân sự. Nếu vậy thì hoa hậu Phương Nga cũng không cần trả lại tiền cho ông Mỹ vì có trả đủ 16,5 tỷ thì đại gia không làm sao trả cho cô những gì đã nhận”, luật sư nêu quan điểm.
Lúc này, cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, truy tố oan Phương Nga phải bồi thường cho hoa hậu. Căn cứ theo Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, Nga bị phạt từ cảnh cáo đến 300.000 đồng, còn ông Mỹ bị phạt từ 500.000 đến 10 triệu đồng.
Còn ngược lại, hợp đồng này không có thật, chỉ là lời khai một phía, Phương Nga cũng không bị ảnh hưởng về mặt pháp lý. Bởi không có quy định nào cấm bị cáo trình bày tất cả những điều cho là sự thật (kể cả việc phòng the), những sự việc mình cảm nhận… nhằm bào chữa cho hành vi hay bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mặt khác theo Điều 196 Bộ luật tố tụng Hình sự về “giới hạn cuả việc xét xử”, toà án chỉ có thể xem xét tội danh mà VKS truy tố. “Nếu ông Mỹ đề nghị xem xét hành vi khai báo gian dối hay vu khống của Phương Nga thì trong trường hợp này rất khó có khả năng được toà chấp nhận”, luật sư nói.
Video đang HOT
Liên quan việc mạng xã hội xuất hiện email được cho là của ông Mỹ gửi Hoa hậu Phương Nga, có nội dung thỏa thuận “làm vợ 2″ với nhiều chi tiết giống với lời khai của người đẹp tại tòa, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (bào chữa cho Phương Nga) đánh giá đây là nguồn chưa được xác thực nhưng có một số tình tiết “phù hợp hồ sơ vụ án”, sẽ kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ. Việc này rất quan trọng bởi nó không chỉ sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án mà còn bảo vệ danh dự người bị hại.
Hoa hậu Phương Nga bị cáo buộc nhận là quen biết nhiều người có khả năng mua nhà giá rẻ để dụ ông Mỹ. Lúc đầu, cô giới thiệu căn nhà ở quận 5, giá 6 tỷ đồng (giá thị trường 8 tỷ) nhưng giao dịch không thành công nên chuyển qua căn khác ở quận 2 trị giá 16,5 tỷ đồng.
Nga được cho là bịa lý do căn nhà ở quận 2 bị vướng thủ tục, số tiền ông Mỹ đưa trước đó cô đã đặt cọc cho căn nhà khác trên đường Nguyễn Trãi (quận 1) với giá tương đương. Người đẹp sau đó thông qua người giúp việc, thuê người đàn ông để đóng giả chủ căn nhà. Cô soạn sẵn bản di chúc giả rồi lập các hợp đồng mua bán, đặt cọc giả tạo để đi lừa doanh nhân.
Cô bạn Thùy Dung bị cho là đồng phạm.
Tuy nhiên, ra tòa 2 hôm trước, cả hai bị cáo đều kêu oan.
Theo Quốc Thắng (vnexpress)
Vụ Hoa hậu Phương Nga: Luật sư nói gì về "hợp đồng tình dục"?
Trong phiên tòa xét xử, hoa hậu Phương Nga khai nhận có ký hợp đồng tình dục với ông M. Dưới góc độ pháp lý, chuyên gia nói gì về hợp đồng này? Điện tử Dân Việt đã có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Viết Năng. (Văn phòng Luật sư Hưng Giang, Đoàn luật sư TP.Hà Nội)
- Thưa luật sư, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc nào?
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Pháp luật dân sự tôn trọng sự tự do giao kết hợp đồng của chủ thể và ghi nhận thành nguyên tắc. Theo nguyên tắc này, các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có sự tự do ý chí trong việc lựa chọn hợp đồng mà mình giao kết, tự do lựa chọn chủ thể giao kết, tự do lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giao kết. Không một chủ thể nào được phép can thiệp trái pháp luật vào sự tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Luật sư Vũ Viết Năng - Văn phòng Luật sư Hưng Giang, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, mặc dù pháp luật thừa nhận sự tự do giao kết hợp đồng là một nguyên tắc nhưng trên tinh thần " Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội."(Điều 4 Bộ luật dân sự 2005). Điều này có nghĩa là các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có sự tự do, nhưng sự tự do đó phải trong một khuôn khổ nhất định. Và phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự 2005, đó là: Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Tại phiên tòa bị cáo Nga khai rằng số tiền 16,5 tỷ đồng ông M chuyển khoản cho mình không phải để mua nhà mà thực chất số tiền đó là để thực hiện "Hợp đồng tình dục". Dưới khía cạnh pháp lý, luật sư đánh giá thế nào về Hợp đồng này?
Nếu đó là một "Hợp đồng tình dục" thì hợp đồng đó trái pháp luật và đạo đức xã hội. Pháp luật nước ta không thừa nhận "Hợp đồng tình dục". Giao kết một hợp đồng như thế không những vi phạm pháp luật, mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Dư luận cần phải lên án.
- Vậy cơ quan pháp luật sẽ xử lý thế nào với hợp đồng đó?
Như đã nói trên, hợp đồng này trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hợp đồng đó đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Điều 128 BLDS quy định:" Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng."
Căn cứ Điều 122, 127, 128 BLDS thì đó là hợp đồng vô hiệu.
Hoa hậu Phương Nga. Ảnh: I.T
- Vậy người đã giao kết hợp đồng trên, vi phạm điều cấm của pháp luật thì có bị xử lý gì không?
Theo quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 thì:
Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Cảm ơn luật sư!Căn cứ vào quy định trên, và thông tin từ báo chí có thể cho thấy, bản chất của hợp đồng này là mua bán dâm. Do đó người mua bán dâm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình"
Theo danviet
Điều gì xảy ra nếu 'hợp đồng tình ái' của Phương Nga có thật "Hợp đồng tình ái" trị giá 16,5 tỷ đồng giữa Phương Nga và đại gia nếu có thật, theo luật sư, hoa hậu đã bị bắt oan về tội lừa đảo nhưng có thể dính vào hành vi mua bán dâm. Khẳng định không lừa ông Mỹ, Hoa hậu người Việt tại Nga 2007 Trương Hồ Phương Nga tại tòa tiết lộ nhiều...