Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu
Bạn có nguy cơ vỡ bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu khó kiểm soát… nếu thường xuyên nhịn tiểu.
Hầu hết chúng ta đều trải qua một vài lần bắt buộc phải nhịn tiểu vì những lý do như không tìm được nơi đi vệ sinh, đang trong cuộc họp quan trọng hay trong giờ kiểm tra… Tuy nhiên, mọi người không ngờ rằng những lần nhịn này sẽ “tích tiểu thành đại” và gây hại cho sức khỏe của chính bản thân.
Bàng quang có thể chứa tới nửa lít nước tiểu. Những thụ thể nhỏ trên thành bàng quang sẽ phát hiện được lượng nước tiểu có trong đó và gửi thông điệp đến não bộ khi chúng được lấp đầy. Khi lượng nước tiểu không được thải ra khỏi bàng quang trong thời gian dài, các cơ và màng xung quanh bàng quang sẽ bị căng ra như một quả bóng chứa đầy nước. Việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn trong tương lai vì bàng quang khó có thể trở lại hình dạng ban đầu.
Trường hợp nặng là vỡ bàng quang, bệnh nhân cần phải phẫu thuật khẩn cấp để chữa trị. Nếu nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu sẽ chạy ngược vào thận, có thể gây tử vong.
Minh họa bàng quang căng phồng nước như quả bóng nếu nhịn tiểu quá lâu. Ảnh: Gizmodo
Video đang HOT
Nếu thường xuyên nhịn tiểu, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), hầu hết do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng thường gặp là đau rát và châm chích khi đi tiểu, nước tiểu đậm màu và mùi hăng, những cơn đau bụng dưới bắt đầu xuất hiện. Nên gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng này, nếu để quá lâu, vi khuẩn sẽ phát triển gây nhiễm trùng nặng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp tình huống không tự chủ trong quá trình đi vệ sinh. Một cú hắt hơi hoặc ho có thể làm rò rỉ một ít nước tiểu, trường hợp này thường gặp ở phụ nữ đã sinh con. Nguyên nhân xuất phát từ sự suy yếu của các cơ sàn chậu (phần nằm giữa hai chân, chạy từ xương mu phía trước đến đáy cột sống của cơ thể, có chức năng giữ tất cả cơ quan vùng chậu cố định bao gồm cả bàng quang). Các cơ bắp sẽ suy yếu nếu con người thường xuyên nhịn tiểu.
Để duy trì hiệu quả chức năng các bộ phận ở vùng hạ thân, bạn nên cố gắng đi vệ sinh lúc cần hoặc tập những bài kegel, tăng khả năng hoạt động sàn chậu.
Sỏi thận là căn bệnh nhiều người gặp nếu thường xuyên nhịn tiểu. Sỏi hình thành từ những chất thải trong máu và chúng sẽ lớn dần theo thời gian. Số lượng sỏi gia tăng nếu bạn thường nhịn tiểu. Hầu hết sỏi nhỏ có thể tự thải ra ngoài mặc dù hơi đau đớn trong quá trình đi tiểu. Sỏi lớn cần phải phẫu thuật để loại bỏ. Triệu chứng của sỏi thận là đau dai dẳng ở vùng lưng dưới, buồn nôn, đau rát khi đi tiểu và có thể gặp tình trạng tiểu ra máu.
Nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải gắn ống thông để đi vệ sinh. Chính vì vậy, dù như thế nào đi chăng nữa, hãy cố gắng “giải quyết” sớm nhất có thể và gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện những bất thường khi đi vệ sinh.
Đăng Như
Theo Foxnews/VNE
Quảng Nam: Lấy vòng tránh thai "lạc trôi" vào bàng quang một phụ nữ
Ngày 2/8, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam (đóng tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công lấy vòng tránh thai "lạc trôi" vào bàng quang của một nữ bệnh nhân.
Trước đó, chị N.T.L. (SN 1990, trú huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) nhập viện trong tình trạng tiểu khó, đau lâm râm vùng hạ vị.
Hình chụp X-quang cho thấy vòng tránh thai của bệnh nhân L.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm thăm dò, chụp CT, X-quang, hội chẩn các chuyên khoa..., các bác sĩ phát hiện dị vật nằm trong bàng quang của chị L.
Ngày 1/8, trải qua ca phẫu thuật khoảng một tiếng đồng hồ, ê-kíp bác sĩ của Khoa Phụ sản và Ngoại Tổng hợp của bệnh viện, các bác sĩ đã lấy ra vòng tranh thai hình chữ T trong bàng quang của bệnh nhân.
Theo chị L. cho hay, sau khi sinh con thứ 3 cách đây 2 năm, chị quyết định đặt vòng tránh thai. Hiện sức khỏe của chị L. đang hồi phục.
Trao đổi với PV Dân trí, Bác sĩ Võ Thôi - Trưởng Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam - cho biết, đến nay phương pháp đặt vòng tránh thai vẫn là một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả, đạt đến 99% nếu vòng đúng vị trí.
Theo Bác sĩ Võ Thôi, chị em phụ nữ nên lưu ý phải đi khám định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và hàng năm sau khi đặt vòng. Đặc biệt khi có các dấu hiệu bất thường như tức bụng dưới, rong kinh, rong huyết phải đi khám ngay. Ngoài ra, chị em cũng phải thay vòng tránh thai khi vòng đã đến hạn nhằm tránh những biến chứng không mong muốn như trường hợp trên.
C.Bính
Theo Dân trí
Bé 7 tháng tuổi bị sốt liên tục 5 ngày, đi khám cha mẹ sốc khi biết kết quả Trẻ nữ trên 1 tuổi, do niệu đạo ngắn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, do đó khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn bé trai. Bác sĩ Trần Kiếm Thao, trưởng Khoa Thận của Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Á Châu cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhi tên Tiểu Hoàng, 7...