Điều gì xảy ra khi tôi lần đầu tiên tiêm vắc xin COVID-19?
Khi vắc xin COVID-19 đang dần được tung ra trên thế giới, ngày càng nhiều người có cơ hội được tiêm vắc-xin hơn. Lúc này, nhiều người có thể tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu tiêm vắc xin COVID-19?
Trang tin y tế Medical News Today đã đăng tải chia sẻ của hai người phụ nữ được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Trải nghiệm của họ sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những gì xảy ra trước, trong và sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Tôi đã tiêm 2 liều vắc xin ở Israel
Tên tôi là Shelly. Tôi là người gốc Hoa nhưng hiện đang sống ở Jerusalem, Israel.
Tôi nhận được một email từ dịch vụ y tế thông báo rằng tôi phải tiêm vắc xin và để lại số điện thoại để đặt cuộc hẹn. Sau vài lần, tôi đã gọi điện được và chờ suốt 1 tiếng mới có nhân viên trả lời nhưng chỉ mất vài phút, tôi đã đặt xong cuộc hẹn tiêm chủng.
Cuộc hẹn sẽ diễn ra vào ngày 27/12/2020 và ngày 17/1/2021, tại một cơ sở cách nhà tôi chỉ 5 phút đi bộ. Nhưng một tuần trước lịch hẹn, phía cơ quan y tế lại nói rằng họ không thể tiêm vắc xin tại địa điểm đó và đề nghị tôi đến Pais Arena vào ngày 22/12 và 13/1. Tôi đã đồng ý, tôi chỉ muốn tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.
Mọi người xếp hàng bên ngoài trung tâm tiêm chủng COVID-19 tại Rabin Sqaure được chụp ở Tel Aviv, Israel vào ngày 4/1/2021. Ảnh: Bloomberg
Ngày 22/12, tôi đã đi tới địa điểm tiêm vắc xin. Khi đến cửa, tôi lấy số thứ tự, làm thủ tục tại bàn, và điền vào một mẫu đơn nhỏ để cung cấp tên, số chứng minh nhân dân và trả lời một vài câu hỏi. Dựa trên tờ mẫu đơn, tôi biết mình sắp được tiêm vắc xin Pfizer.
Sau đó, tôi ngồi đợi trong khu vực chờ vừa xem TV vừa đợi tới lượt của mình. Sau khoảng 20-30 phút đợi, tôi đi đến buồng khám theo bảng chỉ dẫn.
“Không có gì đáng sợ”
Chỉ mất 2 phút để y tá xem mẫu đơn của tôi, sát trùng tay và sau đó bảo tôi ngồi đợi 15 phút sau khi tiêm. Y tá cũng hỏi tôi có thắc mắc gì không và đã tiêm cho tôi.
Chẳng có gì đáng sợ cả. Sau khi tiêm, tôi ngồi ở khu vực chờ, cử động cánh tay hết mức có thể, đợi 15 phút và về nhà. Vì lo có thể sẽ bị mệt hoặc xảy ra phản ứng phụ sau tiêm nên tôi đã bắt xe bus về nhà.
Vài ngày sau, tôi thấy đau cánh tay và cũng hơi mệt nhưng cũng không có gì đáng ngại. Tôi nghe nói rằng mũi thứ hai có nhiều khả năng gây ra phản ứng hơn, vì vậy tôi đã chuẩn bị trước bữa ăn cho vài ngày và hủy mọi cuộc hẹn trong 2 ngày sau đó.
Một y tá tiêm vắc-xin coronavirus cho một phụ nữ Israel ở Jerusalem vào ngày 7/1/2021. (Ảnh: Abir Sultan / EPA-EFE / Shutterstock)
Lần thứ hai đi tiêm, mọi thứ vẫn diễn ra như vậy nhưng vì tôi đã có tên trước đó nên y tá chỉ cần kiểm tra thông tin trên máy tính bảng và sau đó tiêm. Khi tôi rời phòng khám, y tá còn nói: “Tạm biệt nhé, corona!” Sau khi đợi hết 15 phút, tôi đi bộ về nhà.
Video đang HOT
Lần tiêm thứ hai này, cánh tay của tôi vẫn bị đau trong vài ngày. Món súp gà tôi nấu trước đó cũng đành bỏ gần hết vào tủ đông. Một người bạn nói với tôi rằng cô ấy có phản ứng hơi dị ứng với lần tiêm đầu tiên nhưng không có tác dụng phụ nào từ lần tiêm thứ hai. Những người khác thì nói rằng họ hơi đau ở vết tiêm.
Tôi đã tiêm liều đầu tiên ở Anh
Tên tôi là Janet. Tôi sống ở bờ biển phía Nam nước Anh, gần Brighton.
Vào thứ Hai, ngày 18/1/2021, chính phủ Anh thông báo rằng những người trên 70 tuổi và những người có thể trạng yếu sẽ bắt đầu nhận được lời mời tiêm vắc-xin COVID-19.
2 ngày sau đó, tôi đã nhận được cuộc gọi từ bác sĩ hỏi tôi có muốn hẹn đi tiêm không. Tôi khá ngạc nhiên vì tôi nghĩ ở tuổi 78, có lẽ tôi sẽ phải đợi đến giữa tháng 2 mới có thể nhận được lời đề nghị tiêm vắc xin. Họ hẹn tôi vào buổi chiều ngày hôm sau nhưng vì đang phải trông hai đứa cháu gái nên tôi hỏi họ có thể đưa chúng đi cùng không. Tuy nhiên, họ không đồng ý nên đã đề nghị chuyển cuộc hẹn sang 6h40 tối cho tôi.
Buổi tối, khi tôi đến trung tâm tiêm chủng ở hội trường địa phương, bãi đậu xe đã chật cứng. Rất đông người ở đó dù đã tối muộn nhưng mọi thứ đều rất có tổ chức. Trên sàn nhà đánh dấu đường chỉ dẫn từ bãi đỗ xe tới một căn phòng lớn.
Có những người ở đó sẽ đảm bảo sắp xếp mọi người đứng vào các vị trí được đánh dấu để cách nhau khoảng 6 feet (gần 2 mét). Tất cả mọi người đều rất thân thiện. Tôi không cần xuất trình thẻ căn cước, tôi chỉ cần cung cấp thông tin chi tiết và được đánh dấu vào danh sách. Sau đó, một người đến và hướng dẫn tôi đến một chỗ ngồi. Tôi không phải chờ quá lâu để được tiêm phòng.
Margaret Keenan (người Anh), 91 tuổi, nhận được liều thứ hai của vắc-xin Pfizer/BioNtech COVID-19 từ. Ảnh: Jonny Weeks / NHS England / Getty Images
“Không hề thấy đau đớn”
Phần lớn những người đến tiêm hôm ấy đều ở tầm tuổi tôi nhưng có một thanh niên trẻ hơn cũng đến và cậu ta được yêu cầu xuất trình thẻ căn cước.
Tôi nhận thấy có 5 bàn tiêm chủng, mỗi bàn có hai người. Khi đến lượt tiêm của tôi, một phụ nữ hỏi về tình trạng sức khỏe của tôi hiện tại cũng như tôi có từng dị ứng với bất cứ thứ gì như penicillin hay tôi có đang dùng thuốc EpiPen không. Tôi nói mình không bị dị ứng.
Cô ấy cũng giải thích rằng tôi đang được tiêm vắc-xin Pfizer và sẽ phải ngồi chờ 15 phút sau khi tiêm. Trong khi tôi nói chuyện thì một phụ nữ khác bên cạnh ghi lại những thông tin trên máy tính. Tôi nghĩ cô ấy cũng đã ghi lại số lọ vaccine mà tôi được tiêm.
Tôi được tiêm vắc-xin vào cánh tay trái. Nó hoàn toàn không đau. Cô ấy nhắc tôi đợi vài phút trong khi họ nhập thông tin vào máy tính và hỏi tôi có cảm thấy ổn không.
Sau đó cô ấy yêu cầu tôi vào phòng bên cạnh và nói rằng họ sẽ gọi điện cho tôi bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 3 đến 12 tuần tới để chuẩn bị cho lần tiêm chủng thứ hai. Cô ấy cũng hỏi liệu tôi có hài lòng với điều này không. Sau đó, tôi ngồi ở một phòng khác, vẫn giãn cách. Có hai ba nhân viên theo dõi tất cả mọi người.
Ảnh minh họa
Sau khi hết thời gian chờ, họ đến nhắc tôi có thể đi. Mọi người đều rất thân thiện và mọi thứ đều được tổ chức rất chuyên nghiệp. Tôi về nhà và mang theo bốn trang thông tin chi tiết về COVID-19 và vắc-xin.
Tôi không bị đau hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khác trong 3 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin. Thông thường khi tiêm phòng cúm, tôi cũng không gặp phải tác dụng phụ. Tôi cảm thấy rất may mắn vì đã được chủng ngừa.
10 sự thật kỳ lạ về bệnh tim
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng có những sự thật ít được biết đến về bệnh tim có thể khiến bạn ngạc nhiên, theo The Healthy .
Các môn thể thao dùng vợt đặc biệt tốt cho tim - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 10 sự thật kỳ lạ về bệnh tim mà bạn nên biết:
1. Bệnh tim không chỉ là 1 bệnh
John P. Higgins, một bác sĩ tim mạch thể thao tại Trường Y McGovern (Mỹ), cho biết: "Bệnh tim là bất cứ bệnh nào của tim và động mạch cản trở khả năng bơm máu đi khắp cơ thể của tim và cung cấp chất dinh dưỡng và ô xy đến các cơ quan".
Loại bệnh tim phổ biến nhất là bệnh động mạch vành, trong đó các mạch máu chính đến tim bị hẹp hoặc tắc do tích tụ cholesterol và chất béo, theo The Healthy .
2. Phụ nữ mắc bệnh tim có nguy cơ tử vong cao hơn nam giới
Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Circulation , ngày càng nhiều phụ nữ trẻ từ 35 đến 54 tuổi mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu của Circulation năm 2020 cho thấy phụ nữ có nguy cơ tử vong hoặc phát triển bệnh suy tim trong vòng 5 năm sau cơn đau tim so với nam giới.
3. Ngủ kém có thể gây hại cho tim
Ngủ kém có thể gây hại cho tim - SHUTTERSTOCK
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, gây tăng huyết áp và béo phì.
4. Mùa lễ hội thường có nhiều người đau tim hơn
Vào các ngày lễ lớn, mọi người thường ăn rất nhiều đồ ăn mặn và uống nhiều rượu, lại ngủ ít hơn, dẫn đến tăng huyết áp và giảm chức năng mạch máu. Từ đó khiến cho các cơn đau tim thường xảy ra vào thời điểm này hơn, theo The Healthy .
5. Tiêm phòng cúm có thể bảo vệ khỏi cơn đau tim
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị bệnh tim có nguy cơ bị đau tim sau khi bị cúm cao gấp 6 đến 10 lần.
Một nghiên cứu vào tháng 10 được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine cho thấy 12% người lớn nhập viện vì cúm có các biến chứng tim đột ngột và nghiêm trọng, theo The Healthy .
6. Các môn thể thao dùng vợt đặc biệt tốt cho tim
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên BMJ cho thấy rằng các môn thể thao dùng vợt như tennis, giúp giảm đến 56% nguy cơ tử vong do tim mạch.
Tiếp đến là bơi lội - giảm 41%, và thể dục nhịp điệu - giảm 36%. Tennis cũng là một trong những môn tập luyện đốt cháy nhiều calo nhất.
7. Hút thuốc lá và ngồi nhiều làm tăng nguy cơ tử vong
Hút thuốc lá và lối sống ít vận động đều không tốt cho tim.
Hãy bỏ thuốc cố gắng ngồi ít hơn và tăng cường hoạt động thể chất.
8. Kết nối xã hội có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống tách biệt với xã hội có nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ.
9. Tinh thần ảnh hưởng đến tim mạch
Các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cung cấp ít năng lượng hơn.
Chúng cũng có thể trực tiếp gây ra những thay đổi sinh lý trong cơ thể, dẫn đến suy giảm sức khỏe tim mạch.
10. Tinh thần lạc quan tốt cho trái tim
Một phân tích tổng hợp năm 2019 được công bố trên JAMA Network Open đã phát hiện tinh thần tích cực làm giảm đến 35% nguy cơ mắc bệnh tim, theo The Healthy .
Giải đáp 4 câu hỏi lớn về vắc xin Covid-19 Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt đầu tiêm phòng vắc xin Covid-19. Song song đó nhiều thắc mắc về vắc xin cũng được đặt ra. Tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân tại New York, Mỹ - REUTERS Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 tại TP.Vũ Hán (Trung Quốc), tính đến sáng 30.1, toàn thế...