Điều gì xảy ra khi bạn nuốt nhầm một viên kẹo cao su?
Vô tình nuốt một viên kẹo cao su cơ thể sẽ thay đổi không ngờ.
Khi còn bé tất cả chúng ta đều đã được cảnh báo nhiều lần là không được nuốt kẹo cao su. Mọi người cho rằng khi kẹo cao su vào dạ dày nó sẽ không thể tiêu hóa và ở trong đó 7 năm. Mặc dù những quan niệm này không dựa trên cơ sở khoa học nhưng đủ để khiến chúng ta sợ hãi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn vô tình nuốt một viên kẹo cao su?
Kẹo cao su dễ tính, dễ co giãn và đàn hồi. Bạn có thể nhai kẹo cao su trong nhiều giờ, nhưng bạn không thấy chúng thay đổi kích thước.
Chính vì điều này mà người ta tin rằng kẹo cao su sẽ tồn tại trong niêm mạc dạ dày và thậm chí sẽ gây tắc ruột. Quả thực kẹo cao su không thể tiêu hóa được nhưng nhận định kẹo cao su tồn tại trong đường tiêu hóa 7 năm là sai.
Kẹo cao su không hòa tan, giống như chất xơ trong rau và hạt vậy. Cơ thể không sản xuất các enzym tiêu hóa để phá vỡ chúng và do đó nó vẫn còn nguyên trong dạ dày. Nhưng cũng giống như bất kỳ thực phẩm nào khác mà chúng ta ăn, nó sẽ di chuyển qua hệ tiêu hóa và được loại bỏ khỏi cơ thể qua phân.
Nuốt kẹo cao su có thể gây tắc ruột?
Video đang HOT
Nhai kẹo cao su có thể gây tắc ruột, nhưng nó là một trường hợp rất hiếm. Nếu một người nuốt nhiều kẹo cao su và đang bị táo bón, họ có thể bị tắc ruột.
Một nghiên cứu năm 1998 được công bố trên tạp chí Nhi khoa cho rằng trong một số trường hợp, trẻ bị mắc chứng “tắc ruột” sau khi nuốt nhiều kẹo cao su. Ngoài ra, bé sẽ bị đau bụng dữ dội, nôn mửa và táo bón. Bên cạnh đó, nuốt kẹo cao su cũng có thể làm mọi người bị mắc nghẹn.
Mất bao lâu để kẹo cao su thải ra khỏi cơ thể?
Theo các chuyên gia, mất khoảng 40 giờ đến vài ngày để đường tiêu hóa loại bỏ kẹo cao su ra khỏi cơ thể. Vì kẹo cao su di chuyển di chuyển trong đường tiêu hóa chậm hơn các loại thức ăn khác.
Mặc cảm, tự ti không dám yêu vì... hôi miệng
Anh Nguyễn Minh Trung (32 tuổi, Hà Nội) rất đẹp trai nhưng chưa dám yêu ai chỉ vì mắc căn bệnh mang tên hôi miệng.
Anh Trung đến khám tại phòng khám Hoàng Long trong tâm trạng buồn. Anh tâm sự hiện đang làm IT ở Cầu Giấy, Hà Nội. Gia đình đang giục lấy vợ nhưng anh vẫn chưa tìm được người yêu. Ngày sinh viên, anh Trung có yêu một người nhưng sau đó chia tay vì anh mặc cảm với căn bệnh mà mọi người hay nói - "hở nắp dạ dày".
Anh Trung cho biết từ khi học năm thứ nhất đại học anh phát hiện miệng mình rất hôi. Dù anh chủ động sử dụng các biện pháp như nhai kẹo cao su, vệ sinh răng miệng, lấy vôi (cao) răng nhưng tình trạng hôi miệng không đỡ.
Mẹ anh Trung nói đó là hiện tượng "hở nắp dạ dày" ngày xưa nhiều người cũng bị và phải sống chung với nó. Có lẽ vì quan điểm đó, anh Trung vẫn coi đó là bệnh bình thường. Mỗi lần ngồi cạnh ai anh Trung rất ngại giao tiếp vì hơi thở có mùi rất hôi.
Khi yêu, có một lần bạn gái anh từ chối không cho anh hôn vì kêu hôi miệng. Từ đó, cảm xúc của anh Trung không còn và anh rất tự ti với chứng hôi miệng của mình.
Ảnh minh họa.
Khi công ty có lịch kiểm tra sức khỏe, anh Trung mới tâm sự với bác sĩ. Kết quả, bác sĩ cho biết anh bị hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản gây ra hôi miệng chứ không có bệnh nào là "hở nắp dạ dày" như anh vẫn nghĩ.
Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược từng dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những những biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản,...
Bên cạnh các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, nóng dạ dày, ho, khàn giọng thì hôi miệng cũng là một triệu chứng khá thường gặp. Hôi miệng làm hơi thở luôn có mùi khó chịu, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Theo GS Đào Văn Long - nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, một số người cũng có hiện tượng hơi thở hôi và họ thường nghĩ bệnh của răng miệng nhưng thực tế hơi thở hôi là do các bệnh ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh đường ruột.
Những người có bệnh về đường ruột, chức năng tiêu hóa suy giảm hoặc hoạt động không hiệu quả, thực phẩm ăn vào sẽ không được tiêu hóa hết, chúng ở lâu trong dạ dày và đường ruột khiến cho vi khuẩn hoạt động, gây lên men. Khi mở miệng là khí hôi này sẽ đi lên theo đường thực quản lên miệng, giải phóng ra ngoài. Thậm chí mùi hôi này có thể bay tới những người xung quanh khiến "thân chủ" mất tự tin trong giao tiếp.
GS Long cho biết các bệnh đường tiêu hóa do nhiễm trùng hay vi khuẩn còn có vi khuẩn Helicobacter pylori trong ruột có thể gây ra hiện tượng sulfide như ở trên. Các sulfide sẽ làm tăng khí bốc lên khoang miệng nhiều hơn, nó sẽ hình thành chứng hôi miệng.
Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến người bệnh bị hôi miệng.
Ngoài ra, khi bệnh để lâu ngày, người bệnh có thể bị viêm loét họng, thực quản. Tại những vị trí viêm loét này sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn có mùi. Những điều này sẽ gây nên mùi hôi miệng đối với người bị trào ngược dạ dày.
Để phòng bệnh, bác sĩ Long khuyến cáo nên hạn chế hút thuốc lá. Duy trì cân nặng hợp lý vì thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành bụng, thúc đẩy dạ dày gây trào ngược acid dạ dày, gây hôi miệng.
Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn, đây là cách làm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm những tác động tổn thương lên dạ dày, từ đó ngăn chặn chứng trào ngược.
Kỷ luật, điều chuyển Bác sĩ chuẩn đoán "nhầm" viêm ruột thừa thành... dạ dày Trung tâm Y tế huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) vừa ra Quyết định kỷ luật khiển trách đối với bác sĩ Rơ Mah H'Phí, chuyển bác sĩ này về công tác tại trạm Y tế xã Ia Péch vì chuẩn đoán "nhầm" cho bệnh nhân từ viêm ruột thừa thành viêm dạ dày. Cụ thể sự việc, vào ngày 2-3 bà Hà...