Điều gì thúc đẩy làn sóng máy kéo xuống đường ở Đức và châu Âu?

Theo dõi VGT trên

Do giá phân bón và nhiên liệu tăng vọt kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, nông dân cho biết họ đang cảm thấy sức ép trên khắp châu Âu.

Điều gì thúc đẩy làn sóng máy kéo xuống đường ở Đức và châu Âu? - Hình 1

Đức là quốc gia châu Âu mới nhất bị ảnh hưởng bởi làn sóng phản đối của nông dân. Trong một tuần hành động trên toàn quốc kéo dài đến ngày 12/1, nông dân ở nền kinh tế dầu tàu châu Âu đang phản đối đề xuất cắt giảm trợ cấp nhiên liệu sử dụng trong nông nghiệp.

Các đoàn xe gồm hàng nghìn máy kéo và xe tải đã gây ra tình trạng hỗn loạn giao thông và cô lập một số thành phố trong những ngày gần đây. Việc sản xuất tại một cơ sở của hãng xe hơi danh tiếng Volkswagen ở thành phố Emden, miền Bắc đất nước, thậm chí còn bị đình trệ.

Tuần trước, chuyến phà chở Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck trở về từ kỳ nghỉ cùng gia đình trên đảo Hallig Hooge ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước Đức, đã bị hàng trăm nông dân phong tỏa. Họ giận dữ trước việc Chính phủ định cắt giảm trợ cấp dầu diesel.

Điều gì thúc đẩy làn sóng máy kéo xuống đường ở Đức và châu Âu? - Hình 2

Các biểu ngữ có nội dung “Quá đủ rồi” (trái) và “Nông nghiệp tư duy theo thế hệ, không phải theo thời kỳ (lập pháp)” được dán trên máy kéo trong cuộc biểu tình phản đối kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ liên bang, ở Halle an der Saale, miền Đông nước Đức. Ảnh: AFP/Al Jazeera

Các cuộc biểu tình tương tự đã lan rộng khắp vô số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), với một số trường hợp xảy ra bạo lực.

Nhằm mục đích thúc đẩy các biện pháp đã được lên kế hoạch được thực thi để giải quyết tình trạng ô nhiễm nitơ mãn tính, các cuộc biểu tình ở Hà Lan đôi khi đã gây ra các cuộc phong tỏa lớn trong vài năm qua. Cuộc biểu tình ở “xứ sở cối xay gió” thậm chí còn sinh ra một chính đảng mới vào năm 2019, gọi là Phong trào Nông dân theo chủ nghĩa dân túy (BBB).

Ở Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp, nông dân cũng đã xuống đường để bày tỏ sự bất bình về tác động của các kế hoạch cải cách môi trường và chi phí cao. Ba Lan và các quốc gia Đông Âu khác cũng chứng kiến làn sóng tương tự, nhưng những làn sóng này chủ yếu liên quan đến việc ngũ cốc giá rẻ của Ukraine tràn ngập thị trường EU.

Điểm tương đồng quan trọng

Video đang HOT

Ông Jan Douwe van der Ploeg, một nhà xã hội học nông nghiệp và cựu giáo sư tại Đại học Wageningen ở Hà Lan, nhận thấy điểm tương đồng quan trọng trong nhiều trường hợp này: Bảo vệ nguyên trạng.

Những lo ngại thường liên quan đến “quyền tiếp tục sử dụng các khoản trợ cấp có được trong quá khứ, hoặc tiếp tục sử dụng năng lượng hóa thạch hoặc thuốc trừ sâu. Tất cả đều là những biểu hiện rất rõ ràng của nền nông nghiệp công nghiệp hóa”, ông Van der Ploeg nói với DW.

Mặc dù đều là biểu tình, nhưng các cuộc biểu tình ở các quốc gia khác nhau được kích hoạt bởi các tình huống cụ thể của các quốc gia đó.

Các cuộc biểu tình của Đức liên quan đến trợ cấp dầu diesel, nông dân Tây Ban Nha gần đây nhắm đến các biện pháp tiết kiệm nước và những lo ngại của người biểu tình Pháp bao gồm chi phí tưới tiêu và nhiên liệu, cũng như chính sách thương mại của EU.

Điều gì thúc đẩy làn sóng máy kéo xuống đường ở Đức và châu Âu? - Hình 3

Hàng dài xe tải nối đuôi nhau trên đường ở Przemysl, Đông Nam Ba Lan, chờ qua cửa khẩu Ba Lan-Ukraine ở Medyka. Medyka-Shegyni là cặp cửa khẩu duy nhất chưa bị các tài xế xe tải Ba Lan phong tỏa nhằm yêu cầu EU khôi phục hạn ngạch vận tải để hạn chế số lượng xe tải Ukraine chạy vào Ba Lan. Ảnh: Straits Times

Tuy nhiên, do giá phân bón và nhiên liệu tăng vọt ở châu Âu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, nông dân cho biết họ đang cảm thấy sức ép trên khắp “cựu lục địa” bất chấp giá thực phẩm trên kệ siêu thị đã cao hơn nhiều.

Theo bà Anne-Kathrin Meister thuộc Liên đoàn Thanh niên Nông thôn Đức (BDL), đơn giản là năng suất nông nghiệp không thể theo kịp với chi phí ngày càng tăng.

“Nếu các vị chỉ so sánh mức tăng giá của máy móc, thuốc trừ sâu và phân bón thì năng suất chưa bao giờ tăng ở mức tương tự”, bà Meister nói với DW qua điện thoại từ Berlin.

Theo bà Meister, những thách thức trong vài năm qua đã cộng hưởng với những thách thức hiện tại. Trong khi trọng tâm cắt giảm trợ cấp của Chính phủ Đức là động cơ diesel và xe cộ, “nó chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly”.

Ngành nông nghiệp Đức không phản đối cải cách môi trường nhưng nông dân cần được hỗ trợ nhiều hơn, bà Meister nhấn mạnh. Bà nói: “Nông dân là những người bị ảnh hưởng đầu tiên khi hệ thực vật và động vật bị suy thoái”.

Sự trỗi dậy của phe cực hữu

Đối với chính phủ Đức, cũng có lo ngại rằng các cuộc biểu tình đang bị phe cực hữu lợi dụng – điều đã được Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser nêu rõ trong tuần này.

Bộ trưởng Kinh tế Habeck đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những điều lan truyền trên mạng liên quan đến các cuộc biểu tình, cũng như việc trưng bày các biểu tượng chủ nghĩa dân tộc.

Trong cuộc biểu tình hôm 8/1, nhiều máy kéo có biểu ngữ được dán biểu tượng của Đảng Lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu, hiện đứng thứ 2 trong các cuộc thăm dò với tỉ lệ ủng hộ là 23%.

Trên các kênh truyền thông xã hội của mình, AfD đã vẽ ra một bức tranh về những người dân thường “bị hủy hoại bởi giới lãnh đạo chính trị vô trách nhiệm” và kêu gọi người dân tham gia cái mà Đảng này gọi là một cuộc “tổng đình công”, tờ The Guardian cho biết.

Điều gì thúc đẩy làn sóng máy kéo xuống đường ở Đức và châu Âu? - Hình 4

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck không thể xuống phà tối ngày 4/1/2024 vì bị nông dân phong tỏa. Ảnh: Euronews

Ông Joachim Rukwied, chủ tịch Hiệp hội Nông dân Đức, đã cố gắng tạo khoảng cách giữa các cuộc biểu tình với những kẻ cực đoan. “Chúng tôi không muốn cánh hữu và các nhóm cực đoan khác có mong muốn lật đổ chính phủ tại các cuộc biểu tình của chúng tôi”, ông Rukwied nói với tờ Bild của Đức hôm 7/1.

Sự bất an của người nông dân được nhìn nhận một cách lo lắng từ Brussels. Trên hết, các quan chức EU lo ngại về sự kéo lùi đối với các mục tiêu đầy tham vọng về khí hậu được ghi thành luật. Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của khối, đã đặt mục tiêu tổng thể là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đối với nông nghiệp, những thay đổi theo kế hoạch bao gồm giảm 50% lượng thuốc trừ sâu hóa học vào năm 2030.

Với cuộc bầu cử ở EU dự kiến diễn ra vào tháng 6, một số người lo lắng rằng những kế hoạch được sắp xếp hợp lý này sẽ an toàn đến mức nào nếu Nghị viện châu Âu nghiêng về cánh hữu.

Theo ông Marco Contiero, một nhà hoạt động từ chi nhánh EU của nhóm chiến dịch khí hậu Greenpeace, nguy cơ này đã được thể hiện rõ ràng trong thời kỳ chính trị phẫn nộ về Luật Phục hồi Thiên nhiên.

Đạo luật này đã được Nghị viện châu Âu thông qua với tỉ số sít sao vào năm ngoái sau cuộc “phản kháng” vào phút cuối do Đảng Nhân dân châu Âu trung hữu lãnh đạo. EPP, nhóm lớn nhất trong cơ quan lập pháp của khối, tự đặt mình là người bảo vệ lợi ích của nông dân trước kế hoạch trả lại đất nông nghiệp cho môi trường sống tự nhiên.

“Các đảng bảo thủ cũng như nhiều đảng cánh hữu hơn đã quyết định sử dụng hoặc lạm dụng các cộng đồng nông nghiệp như một công cụ bầu cử để đạt được kết quả tốt hơn”, ông Contiero nói với DW.

Nền công nghiệp Đức có thể rơi vào bế tắc do thiếu khí đốt của Nga

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nước này sẽ phải thu hẹp quy mô hoặc thậm chí ngừng sản xuất công nghiệp nếu việc vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine dừng lại vào năm tới.

Nền công nghiệp Đức có thể rơi vào bế tắc do thiếu khí đốt của Nga - Hình 1
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

"Không có kịch bản chắc chắn vạch rõ mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào", hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Habeck tại Hội nghị Kinh tế Ostdeutsches Wirtschaftsforum (OWF) diễn ra tại Bad Saarow. Ông cho rằng các nhà hoạch định chính sách ở Berlin cần tránh "lặp lại sai lầm tương tự khi cho rằng tình trạng thiếu năng lượng sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế".

Bất chấp xung đột với Kiev, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ hợp đồng cung cấp khí đốt và trả phí quá cảnh cho Ukraine. Tuy nhiên, ở hoàn cảnh hiện tại, rất khó có khả năng hợp đồng này sẽ tiếp tục được gia hạn sau khi hết hạn vào cuối năm 2024.

Trong khi Berlin tuyên bố đã từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ tháng 1, các thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác vẫn dựa vào Moskva để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Bộ trưởng Kinh tế Đức giải thích nếu Áo, Slovakia, Italy và Hungary cũng bị Nga cắt nguồn cung, EU sẽ yêu cầu Đức hỗ trợ theo các quy tắc chia sẻ khí đốt của khối, và điều này sẽ gây ra vấn đề cho người dùng công nghiệp.

Ông Habeck lập luận rằng việc xây dựng các trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới trên bờ biển Baltic là điều cần thiết để Berlin có thể nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và Trung Đông. Tuy nhiên, cư dân địa phương và các nhóm hoạt động môi trường đã tìm cách ngăn chặn việc xây dựng.

Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng ủng hộ các nguồn năng lượng thay thế trong nhiều tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.

"Đức đã phát triển một mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào khí đốt giá rẻ của Nga," ông Habeck chia sẻ với báo giới hồi tháng 8/2022.

Trong diễn biến liên quan, đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Đức đã bị hư hại trong một loạt vụ nổ dưới biển. Nhà báo Mỹ Seymour Hersh đã cáo buộc Mỹ ra lệnh và thực hiện vụ phá hoại, trong khi Washington và các đồng minh khẳng định Moskva có khả năng thực hiện vụ việc, song không đưa ra bằng chứng cụ thể.

Trước cuộc xung đột tại Ukraine, Nga là nguồn cung năng lượng lớn nhất của châu Âu, cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu khí đốt của châu lục này. Phần lớn các nước thành viên EU dựa vào nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga để sưởi ấm, nấu ăn và sản xuất điện. Kể từ khi Nga thắt chặt nguồn cung khí đốt, châu Âu đã điêu đứng vì giá khí đốt tăng khiến giá các mặt hàng tiêu dùng bị đẩy lên cao, gia tăng lạm phát tại nhiều nước trong khu vực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024
Ukraine muốn triển khai biệt đội xuồng tự hành kiềm chế sức mạnh hải quân Nga
20:14:47 25/06/2024
Mỹ bí mật giảm tốc độ huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16
09:13:10 25/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"
05:54:19 26/06/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Có thể bạn quan tâm

Hoa triệu chuông là hoa gì? Ý nghĩa phong thủy hoa triệu chuông

Trắc nghiệm

10:11:17 26/06/2024
Hoa triệu chuông là loại cây đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu kỹ hơn về nhữn

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi

Sức khỏe

10:06:59 26/06/2024
Phát biểu với báo giới, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về đậu mùa khỉ, bà Rosamund Lewis cho biết: Có một nhu cầu cấp thiết là phải ngăn chặn sự gia tăng số ca nhiễm đậu mùa khỉ gần đây tại châu Phi .

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 48: Nhiên phát điên vì ra đi tay trắng

Phim việt

10:06:06 26/06/2024
Nghĩa có sự chuẩn bị về tài sản để khi lật ván cờ với Nhiên, cô ta sẽ phải ra đi tay trắng. Biết mình không còn gì, Nhiên nổi cơn điên nói Nghĩa khốn nạn nhưng cô cũng không thể làm gì anh ta lúc này.

Truy nã bị can Châu Thị An Bình

Pháp luật

10:00:10 26/06/2024
Mọi thông tin cần thiết, liên hệ Điều tra viên Lưu Xuân Hải (SĐT 0983811805), Phòng 2/Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; địa chỉ: 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường

Sao châu á

09:50:11 26/06/2024
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nam diễn viên điển trai và nổi tiếng ngày nào hiện rơi vào trạng thái tâm thần, đi lang thang khắp nơi và không có người thân bên cạnh.

Sao Việt 26/6: NSND Lan Hương đi 'chữa lành', chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu khoe con

Sao việt

09:44:26 26/06/2024
Nghệ sĩ Lan Hương đầy năng lượng khi đi du lịch cùng chồng, ông xã Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh con gái lên mạng xã hội.

Đến Núi Thành (Quảng Nam) khám phá nét hoang sơ Biển Rạng

Du lịch

09:04:21 26/06/2024
Mãnh đất Núi Thành đã được thiên nhiên ở đây khá ưu ái dành tặng cho người dân nơi này một bãi biển vẫn còn hoang sơ và là một địa chỉ thú vị để bạn tìm về sau những chốn ồn ào của phố phường.

Mê đắm với phong cách tropical cho những chuyến đi mùa hè

Thời trang

09:01:01 26/06/2024
Phong cách tropical lấy cảm hứng từ những vùng nhiệt đới đầy nắng gió, với những bãi biển hoang sơ, những rặng dừa xanh mát và những khu rừng nhiệt đới rực rỡ sắc màu.

Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di

Hậu trường phim

08:36:39 26/06/2024
Cô là thầy dạy của nhiều diễn viên Hoa ngữ trẻ hiện tại, cũng là người từng khiến Chương Tử Di không thể phản bác.