Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
Trong chiến dịch tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump đã cam kết sẽ xóa sổ Bộ Giáo dục Mỹ, “làm sạch đầm lầy giáo dục của chính phủ”.
Liệu sau khi đắc cử, ông Trump có thể làm được điều đó và nếu vậy, chuyện gì sẽ xảy ra?
Ông Donald Trump phát biểu tại bang Maryland ngày 24/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Kế hoạch giải thể Bộ Giáo dục Mỹ – một phần quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của ông Donald Trump và là ưu tiên của các đồng minh chính trị của ông – đang là mối quan tâm chính của các trường học khi ông chuẩn bị tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Nhưng liệu ông Trump có thể và có thực sự thực hiện lời hứa đó không? Và điều đó nếu xảy ra sẽ có tác động như thế nào?
Câu trả lời ngắn gọn: Việc giải thể Bộ Giáo dục sẽ cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ và rất nhiều “vốn chính trị” mà ông Trump có thể muốn nhắm đến ở nơi khác, đặc biệt là trong những ngày đầu của nhiệm kỳ, khi ông sẽ chịu áp lực phải thực hiện các lời hứa về cắt giảm thuế và nhập cư. Nhưng khả năng giải thể bộ này là có.
Ông Trump đã tìm cách giải thể Bộ Giáo dục trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, nhưng những nỗ lực của ông không mấy hiệu quả. Những người ủng hộ cho rằng ông có thể có con đường rõ ràng hơn để hoàn thành các ưu tiên của mình với động lực tái đắc cử. Và với việc đảng Cộng hòa đang kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, ông Trump có thể sẽ theo đuổi các kế hoạch thu hẹp quy mô và hợp nhất một số chương trình giáo dục liên bang, ngay cả khi ông không xóa sổ hoàn toàn Bộ Giáo dục.
Đảng Cộng hòa có lịch sử lâu dài về những nỗ lực bất thành nhằm xóa sổ Bộ Giáo dục
Các tổng thống và ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã đ.e dọ.a sẽ giải thể Bộ Giáo dục Mỹ kể từ năm 1979, khi Tổng thống lúc đó là Jimmy Carter, một đảng viên Dân chủ, ký luật biến Bộ Giáo dục thành một cơ quan cấp nội các. Trước đó, mọi hoạt động thực thi luật giáo dục liên bang đều nằm trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi, sau đó được đổi tên thành Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Trụ sở Bộ Giáo dục Mỹ. Ảnh: Getty Images
Cơ hội tốt nhất để thực hiện điều đó có thể đã đến vào năm 1981, khi Bộ trưởng Giáo dục Terrel H. Bell của cựu Tổng thống Ronald Reagan soạn thảo một bản ghi nhớ dài 91 trang về việc chuyển đổi cơ quan giáo dục liên bang mới thành lập thành một quỹ nhỏ, có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu và cung cấp hỗ trợ nhưng “tránh chỉ đạo và kiểm soát”. Kế hoạch đó đã vấp phải sự phản đối tại Quốc hội.
Năm 1981, Tổng thống Reagan ký Đạo luật Hợp nhất và Cải thiện Giáo dục, đạo luật này đã cắt giảm các quy định của liên bang đối với “Đề mục I” (Title I), một chương trình tài trợ cung cấp thêm tiề.n cho các trường tuyển sinh một lượng lớn học sinh từ các hộ gia đình có thu nhập thấp. Nhưng kế hoạch xóa sổ Bộ Giáo dục của ông đã thất bại.
Trước ông Trump, ứng cử viên tổng thống gần đây nhất kêu gọi bãi bỏ Bộ Giáo dục là Thượng nghị sĩ Bob Dole, người đã thua cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 1996.
Vai trò của Bộ Giáo dục Mỹ
Video đang HOT
Vai trò lớn nhất của Bộ Giáo dục Mỹ từ mẫu giáo đến lớp 12 là giám sát việc thực hiện Đạo luật Mọi học sinh đều thành công (Every Student Succeeds Act), yêu cầu các tiểu bang theo dõi tiến độ của trường học và can thiệp vào các trường học hoạt động kém – những trường nhận ngân sách liên bang, bao gồm cả tiề.n từ “Đề mục I”.
Bộ này cũng quản lý Đạo luật Giáo dục Cá nhân Khuyết tật, hay IDEA một chương trình trị giá 14,2 tỷ USD giúp các trường chi trả cho các dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho học sinh khuyết tật – và danh mục các khoản kinh phí liên quan đến an toàn trường học, đào tạo giáo viên và chuẩn bị lực lượng lao động.
Trong năm học 2020-2021, năm học gần đây nhất có dữ liệu liên bang, chính phủ liên bang chịu trách nhiệm về 10,6% chi tiêu quốc gia cho các trường công lập và tỷ lệ đó đã tăng lên do các quỹ cứu trợ COVID.
Bộ Giáo dục Mỹ đảm bảo tuân thủ luật liên bang bảo vệ quyền công dân và quyền của người khuyết tật tại các trường công. Cơ quan này cũng thu thập dữ liệu về nhiều vấn đề, bao gồm an toàn trường học, kỷ luật học sinh, lực lượng giáo viên và quyền công dân.
Trong giáo dục đại học, Bộ Giáo dục giám sát chương trình “Đơn xin Hỗ trợ Tài chính Miễn phí cho Sinh viên”, hay FAFSA, và các chương trình cho vay và trợ cấp liên bang khổng lồ dành cho sinh viên.
Tại sao Đảng Cộng hòa muốn đóng cửa Bộ Giáo dục?
Những người bảo thủ ủng hộ việc đóng cửa Bộ Giáo dục coi cơ quan này là biểu tượng của một bộ máy quan liêu liên bang phình to và vi phạm quyền của các tiểu bang theo Tu chính án thứ 10 của Hiến pháp Mỹ, trong đó nêu rõ rằng các quyền hạn không được liệt kê cụ thể cho chính quyền liên bang là trách nhiệm của các tiểu bang.
Nhưng những người ủng hộ cơ quan này cho biết Bộ Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo học sinh được đối xử công bằng và giúp các tiểu bang nâng cao tiêu chuẩn về thành tích của trường học.
Ngay cả khi ông Trump được Quốc hội chấp thuận đóng cửa cơ quan này, ông vẫn phải chuyển trách nhiệm của mình – quản lý các khoản vay của sinh viên và quản lý các nguồn kinh phí hiện có của Bộ Giáo dục – cho các cơ quan khác. Những người ch.ỉ tríc.h cho rằng điều đó sẽ không có tác động ý nghĩa đến dấu ấn giáo dục liên bang, vì các chương trình của bộ vẫn tồn tại trong luật liên bang, mặc dù chính quyền có thể yêu cầu Quốc hội thu hồi hoặc cắt giảm kinh phí cho chúng.
Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã đề xuất sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Lao động trong một kế hoạch vào năm 2018 nhưng không bao giờ được thực hiện. Ông cũng đề xuất chuyển đổi 29 chương trình liên bang hiện có thành một khoản tài trợ theo khối linh hoạt, một đề xuất mà Quốc hội đã bác bỏ.
Lý do hàng loạt cử tri Dân chủ không đi bỏ phiếu dẫn tới thất bại của bà Harris
Ông Trump giành được Nhà Trắng không chỉ vì ông đã thu hút được những người ủng hộ và thuyết phục những người hoài nghi, mà còn vì nhiều đảng viên Dân chủ đã đứng ngoài cuộc bầu cử này.
Một điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ ở New York ngày 5/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cử tri tại các "thành trì tự do" trên khắp đất nước, từ trung tâm thành phố đến các vùng ngoại ô, đã không đi bỏ phiếu cho Phó Tổng thống Kamala Harris ở mức mà họ đã bỏ phiếu cho ông Joe Biden bốn năm trước đó, góp phần đáng kể vào thất bại của bà trước ông Trump - theo phân tích của tờ New York Times về dữ liệu bầu cử sơ bộ.
Các con số đó cho thấy, ông Trump đã giành được Nhà Trắng không chỉ vì ông đã thu hút được những người ủng hộ và thuyết phục được những người hoài nghi, mà còn vì nhiều đảng viên Dân chủ đã đứng ngoài cuộc bầu cử này.
Theo phân tích của New York Times, các quận có chiến thắng lớn nhất của đảng Dân chủ vào năm 2020 đã trao ít hơn 1,9 triệu phiếu bầu cho bà Harris so với số phiếu bầu cho ông Biden. Ngược lại, các quận có nhiều đảng viên Cộng hòa nhất của quốc gia đã trao thêm 1,2 triệu phiếu bầu cho ông Trump trong năm nay, theo phân tích của 47 tiểu bang nơi phần lớn đã hoàn tất việc kiểm phiếu.
Sự sụt giảm này trải dài trên cả phương diện nhân khẩu học và kinh tế. Sự thể hiện rõ ràng nhất là ở các quận có tỷ lệ tăng trưởng việc làm cao nhất, các quận có nhiều việc làm bị mất nhất và các quận có tỷ lệ cử tri có trình độ đại học cao nhất. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cũng giảm ở các nhóm vốn có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ, bao gồm các khu vực có nhiều cử tri Do Thái và cử tri da đen theo đạo Thiên chúa.
Sự sụt giảm cử tri Dân chủ đi bỏ phiếu ở các thành phố quan trọng, bao gồm Detroit và Philadelphia, đã khiến bà Harris gặp khó khăn đặc biệt trong việc giành chiến thắng ở các bang chiến trường Michigan và Pennsylvania.
Sự sụt giảm này là một sự thay đổi bất thường đối với đảng Dân chủ, những người đã có động lực lớn sau chiến thắng bất ngờ của ông Trump vào năm 2016, và đã đi bỏ phiếu với số lượng lớn trong ba cuộc bầu cử tiếp theo. Họ đã cắt giảm quyền lực của ông ở Washington vào năm 2018, "sa thải" ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và đán.h bại nhiều ứng cử viên do ông lựa chọn trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022.
Lý do tỷ lệ cử tri Dân chủ đi bầu sụt giảm
Đảng Dân chủ cho biết họ cần tìm ra cách thức mới để thu hút lại những cử tri đã mệt mỏi vì thông điệp chống ông Trump và mất lòng tin vào cả hai đảng.
Có nhiều lý do dẫn đến sự sụt giảm này. Trước hết là có sự sụt giảm đáng kể sau khi tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt kỷ lục vào năm 2020, nhờ được hỗ trợ bởi những thay đổi về quy định trong đại dịch COVID-19, làm tăng số lượng cử tri bỏ phiếu qua thư.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích chỉ ra rằng bà Harris chỉ đơn giản là nạ.n nhâ.n chính trị mới nhất của xu hướng ủng hộ những người thách thức thời hậu đại dịch trên toàn cầu, bất kể quan điểm chính trị của những người đương nhiệm, ở những nơi như Nhật Bản, Nam Phi, Hàn Quốc và Anh.
Nhưng kết quả sít sao ở các tiểu bang dao động cho thấy rằng đảng Dân chủ thực sự đã có cơ hội một lần nữa đán.h bại ông Trump. Một số quan chức của đảng cho biết bà Harris không có đủ thời gian để cải tổ chiến dịch sau khi tiếp quản từ ông Biden, người có uy tín giảm sút mạnh sau chiến thắng năm 2020.
Những người khác ch.ỉ tríc.h thông điệp của bà nhiều hơn, cho rằng chiến dịch đang đuổi theo "những bóng ma" khi cố gắng thu hút cử tri Cộng hòa dao động bằng cách vận động tranh cử với những người bảo thủ như Liz Cheney và nói về các mối đ.e dọ.a đối với nền dân chủ. Theo họ, chiến dịch của bà Harris nên dành nhiều thời gian hơn để nói về cách các chính sách kinh tế của bà, những chính sách ảnh hưởng đến một bộ phận quan trọng nhưng bất mãn trong đảng Dân chủ.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên tranh cử Tổng thống của đảng Dân Chủ, phát biểu tại Washington, D.C., ngày 6/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Sự khác biệt về cấu trúc giữa các hoạt động của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ cũng có thể đóng một vai trò. Chiến dịch của bà Harris, với nguồn tiề.n dồi dào, đã dựa vào một chương trình cử tri đi bỏ phiếu truyền thống, trong đó bố trí các nhân viên thực địa tại các văn phòng chiến dịch trên khắp bản đồ chiến trường. Ở một mức độ nào đó, dữ liệu cho thấy chương trình đó đã hiệu quả: Bà Harris đã giành được nhiều cử tri hơn ông Biden ở 4 trong số 6 tiểu bang chiến trường. Nhưng sự gia tăng đó đã bị lu mờ trước những thành quả của ông Trump.
Về phần mình, ứng viên đảng Cộng hòa đã nắm bắt các phán quyết bầu cử liên bang mới, lần đầu tiên cho phép các chiến dịch phối hợp trực tiếp với các nhóm bên ngoài tập trung vào việc thúc đẩy cử tri đến các điểm bỏ phiếu. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã rót 175 triệu USD cho America PAC, nhóm này thực chất đã tuân theo lệnh của chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Sự thiệt thòi ở các chiến trường
Tại Pennsylvania, "giả.i thưởn.g bầu cử" lớn nhất trên bản đồ chiến trường, chiến thắng của ông Trump đã nhận được sự thúc đẩy vượt trội từ những nơi không ngờ tới - năm quận có tỷ lệ đảng viên Dân chủ đã đăng ký cao nhất: Allegheny, Delaware, Lackawanna, Montgomery và Philadelphia.
Bà Harris đã giành chiến thắng tại các quận này, nhưng không phải bằng biên độ cần thiết để vượt qua các khu vực có nhiều đảng viên Cộng hòa của tiểu bang. Tổng số cử tri đi bỏ phiếu đã giảm so với năm 2020 tại tất cả 5 thành trì này của đảng Dân chủ, điều có thể giải thích một phần lý do tại sao bà Harris nhận được ít hơn 78.000 phiếu bầu so với ông Biden. Còn ông Trump đã tăng thêm 24.000 phiếu bầu tại các quận này.
Khoảng cách này khiến bà Harris có rất ít cơ hội giành chiến thắng tại Pennsylvania. Biên độ chiến thắng của ông Trump tại tiểu bang này, tính đến ngày 10/11, là khoảng 145.000 phiếu bầu.
Tại Wisconsin, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử nói chung là một trong những tỷ lệ cao nhất. Nhưng cử tri ở các quận có nhiều người theo đảng Dân chủ không theo kịp mức tăng từ những người theo đảng Cộng hòa.
Tại Michigan, chiến thắng của ông Trump chủ yếu là kết quả của sự sụt giảm cử tri Dân chủ ở quận Wayne, nơi có Detroit và các vùng ngoại ô đa dạng như Dearborn và Hamtramck cung cấp nguồn phiếu bầu của đảng Dân chủ quan trọng nhất.
Branden Snyder, một nhà tổ chức theo chủ nghĩa tự do tại Detroit, nhớ lại rằng đảng Dân chủ đã gặp rắc rối trong tuần cuối của cuộc đua khi ông gõ cửa từng nhà ở phía Đông Detroit và không thể tìm ra cách thuyết phục một phụ nữ da đen trung niên đi bỏ phiếu. Phụ nữ da đen từ lâu đã là một trong những cử tri đáng tin cậy nhất của đảng Dân chủ.
"Khi phụ nữ da đen không bỏ phiếu vì họ nói rằng sẽ chẳng có gì xảy ra rằng không ứng cử viên nào sẽ thay đổi được điều gì thì đó chính là ngày tận thế đối với đảng Dân chủ", ông Snyder cho biết.
Xu hướng tương tự trên toàn quốc
Những hồi chuông cảnh báo đang vang lên đối với đảng Dân chủ, vượt xa cả chiến trường. Bà Harris giành được ít phiếu bầu hơn ông Biden ở 36 trong số 47 tiểu bang. (Kết quả vẫn chưa hoàn tất tính tới 10/11 tại Alaska, Arizona và California.)
Tại các quận chủ yếu là đô thị trên toàn quốc, nơi hầu hết các phiếu bầu đã được kiểm, bà Harris nhận được ít hơn 2 triệu phiếu bầu so với ông Biden bốn năm trước đó.
Xu hướng này đặc biệt nổi bật ở Quận Cook, nơi có Chicago, thành phố lớn thứ ba của quốc gia. Tổng số cử tri đi bỏ phiếu ở đó đã giảm 20%. Ông Trump đã thu được số phiếu bầu tương đương với tổng số phiếu bầu năm 2020 của mình, nhưng tổng số phiếu bầu của bà Harris lại kém ông Biden hơn 417.000 phiếu.
Tuy nhiên, ở các vùng ngoại ô trên toàn quốc, có bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy ông Trump đã thuyết phục thành công cử tri của ông Biden thay đổi quan điểm, nhờ đó giành được thêm 1,3 triệu phiếu so với 4 năm trước.
Ở các quận có ít nhất 40% người da trắng trưởng thành có bằng đại học, tổng số cử tri đi bỏ phiếu đã giảm khoảng 230.000 phiếu, tương đương 3%, so với năm 2020. Bà Harris đã giành được ít hơn 271.000 phiếu ở những nơi như vậy, trong khi ông Trump giành thêm 61.000 phiếu.
Lo ngại thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc mở rộng xuất khẩu ô tô điện sang châu Phi Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc tìm cách mở rộng thị trường châu Phi nhằm né tránh thuế quan cũng như các hạn chế nhập khẩu khác do Mỹ và châu Âu áp đặt. Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Các nhà sản xuất xe điện (EV)...