Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam kiện Trung Quốc?
Việc kiện Trung Quốc ra tòa cho Việt Nam khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông hiện nay một cách khả thi, công bằng và hòa bình nhất.
Việc kiện Trung Quốc (TQ) ra tòa án quốc tế là một cách thức đấu tranh hòa bình được Điều 33.1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định.
Cách bảo vệ hòa bình và ngăn sự ngang ngược
Trước tham vọng độc chiếm biển Đông bằng “ đường lưỡi bò” đã được TQ kiên trì theo đuổi và thực hiện càng ngày càng ngang ngược từ nhiều chục năm nay, kiện là một cách thức tiếp cận hiệu quả, khả thi hơn so với sự nhẫn nhịn bấy lâu nay của Việt Nam. Rõ ràng là khó có thể áp dụng các biện pháp truyền thống như bấy lâu nay với TQ để giải quyết các vấn đề chủ quyền trên biển Đông nói chung và vấn đề Hoàng Sa nói riêng vì nước này thậm chí còn không chấp nhận là có “vấn đề Tây Sa” như cách nói của họ.
Đến lúc này ta phải thấy rằng đấu tranh bằng biện pháp pháp lý, Việt Nam sẽ đạt được sự công bằng tương đối đối với TQ hơn so với các phương thức đấu tranh trên thực địa hay thậm chí đấu tranh học thuật và truyền thông trên các diễn đàn quốc tế như hiện nay.
Ngoài ra, việc kiện TQ ra tòa là một cách bảo vệ hòa bình và ngăn khả năng chiến tranh ở xa Việt Nam nhất. Vì sao khi mỗi lần Việt Nam nói về khả năng sử dụng biện pháp pháp lý thì TQ lại tức giận? Chắc chắn không phải vì sợ sứt mẻ tình hữu nghị giữa hai nước mà vì khi đưa sự vụ ra tòa, dưới ánh sáng của công lý và dư luận quốc tế, TQ không thể ngang ngược dùng vũ lực để uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, ngư dân Việt Nam và hung hăng đe dọa tiếp.
Về nội dung khởi kiện, Việt Nam cần phải nhanh chóng kiện việc TQ triển khai giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của máy bay và tàu chiến ra một tòa trọng tài thành lập theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg (Đức); Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye (Hà Lan); hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm.
Dưới ánh sáng của công lý và dư luận quốc tế, Trung Quốc không thể ngang ngược dùng vũ lực để uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật trên biển và ngư dân Việt Nam như hiện nay. Trong ảnh:Vết tích của tàu Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư 951 tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Tòa này có thể phán quyết cách hành động liên quan đến giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của TQ là vi phạm công pháp quốc tế và yêu cầu dừng các hoạt động này lại.
Cơ hội cho sự phát triển dài hạn
Video đang HOT
Tất nhiên việc khởi kiện TQ ra tòa đặt người Việt Nam trước một ứng xử mới với TQ. Việc kiện diễn ra trong thời gian dài sẽ đặt lại mối quan hệ giữa hai nước, các giá trị hữu nghị sẽ có những biến dạng nhất định và tất cả đều diễn ra trong hòa bình.
Nhưng khi chọn một vị thế rõ ràng hơn với TQ, Việt Nam sẽ có được sự hậu thuẫn lớn hơn của cộng đồng quốc tế. Việt Nam có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng của TQ, điều mà các cố gắng, kiên trì đang tiến hành hoặc sự đứt gãy từ chiến tranh không thể mang lại.
Khả năng đọc thấy được ngay là TQ có thể tiến hành các trả đũa kinh tế đối với Việt Nam và gây nên một số khó khăn trong ngắn hạn mà Việt Nam cần đối phó. Tuy nhiên, về trung hạn và dài hạn, đó sẽ là cơ hội để Việt Nam hướng đến những bạn hàng bình đẳng hơn, với cán cân thương mại thăng bằng hơn cho Việt Nam, ví dụ như Hoa Kỳ và EU và giảm sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào TQ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội và ý chí để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hợp tác kinh tế với TQ như quản lý chặt chẽ các dự án FDI hay chấm thầu nghiêm túc các dự án EPC (tổng thầu theo kiểu “chìa khóa trao tay”) liên quan đến TQ.
Trước tòa, Việt Nam và TQ đều phải trưng ra những bằng chứng lịch sử, pháp lý chính xác nhất. Khi câu chuyện lịch sử được nhắc đến một cách duy lý, rõ ràng, vì chủ quyền đất nước, vì những vấn đề hệ trọng của dân tộc, cần sự chia sẻ của nhiều người thì nó giúp người Việt vừa hiểu biết rõ về lịch sử, vừa hiểu nhau và dễ hòa giải với nhau hơn.
Quan trọng hơn, việc kiện giúp người Việt phần nào thoát ra khỏi chính mình và tiến đến với những giá trị phổ quát của nhân loại như “công bằng”, “hòa bình”, “duy lý”. Điều đó sẽ tạo nên sức mạnh thật sự cho Việt Nam.
Theo Pháp Luật TPHCM
Trung Quốc lại cho tàu xâm nhập vùng biển muốn tranh chấp với Nhật
Những căng thẳng trên khắp các vùng biển Thái Bình Dương, từ Hoa Đôngđến biển Đông đã đặt câu hỏi về khả năng "liên minh pháp lý". "Liên minh" hay "hợp tác" này bao gồm những nước đang phải chịu đựng sự bành trướng của Trung Quốc và mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua con đường thương lượng, cũng như luật pháp quốc tế. Một sự phối hợp đang vừa là một câu hỏi, vừa là một nhu cầu.
Những động thái hàm ý
Đầu năm 2013, Philippines là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên yêu cầu Toà án Trọng tài Liên Hiệp Quốc (ITLOS) xem xét lại các căn cứ đòi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn biển Đông. Phía Philippines đã đơn phương khởi kiện Trung Quốc sau khi tàu chiến Philippines và tàu cá Trung Quốc có cuộc đụng độ tại bãi cạn Scarborough.
Một năm sau đó, khi đưa "đường lưỡi bò" Trung Quốc ra Toà án quốc tế, Philippines đã kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các nước trong khu vực cùng tham gia hoặc đệ đơn kiện riêng Trung Quốc.
Cùng với Philippines, Việt Nam đang cân nhắc việc kiện Trung Quốc. Sự cân nhắc này càng nghiêm túc hơn khi Trung Quốc nhất quyết không rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tiếp tục có những hành vi gây hấn với ngư dân và các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Nhật Bản gần đây, trong khuôn khổ Hội nghị Shangri-la về an ninh châu Á - Thái Bình Dương, đã đưa ra lời "tuyên chiến pháp lý" với Trung Quốc khi nói rằng Senkaku là một "phần lãnh thổ của Nhật Bản". Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nói rằng, Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên toà án nếu họ không cho là như vậy. Đây là lần đầu tiên, Nhật đưa ra lời thách thức Trung Quốc theo đuổi một biện pháp pháp lý nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp trong khu vực.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây, thông qua các chuyến viếng thăm thường xuyên, cả 3 trên quốc gia đang thể hiện mạnh mẽ nguyện vọng cùng hợp tác với nhau trên lĩnh vực pháp lý để chống lại Trung Quốc.
Với tham vọng bành trướng, Trung Quốc tự hại chính mình
Theo tờ Nihon Keizai Shimbun, trong khuôn khổ cuộc họp tại thủ đô Manila của Philippines ngày 1.8.2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh từng thảo luận về việc hợp tác trên biển Đông. Ông Del Rosario đã đề xuất thiết lập khối đồng minh với Việt Nam và các nước thành viên ASEAN nhằm đối phó với Trung Quốc.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có cuộc hội đàm với phía Philippines bàn về khả năng cùng hợp tác. Có thể thấy, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Philippines có một bước phát triển mới xuất phát từ yêu sách lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực.
Về phía Nhật Bản, theo tờ Minh báo nhận định, rất có thể sẽ đang hướng tới việc thành lập khối đồng minh với Việt Nam và Philippines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.
Gần đây nhất, trong chuyến công du đến Tokyo của Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 24.6, mong muốn thành lập một liên minh chống lại Trung Quốc càng được thể hiện mạnh mẽ khi hai nhà lãnh đạo cùng nhấn mạnh tới sự cần thiết của luật pháp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.
"Cú đập mạnh" vào sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông
Ba động cơ
Một sự phối hợp giữa Việt Nam - Nhật Bản - Philippines trong mặt trận pháp lý có thể được thúc đẩy bởi 3 động cơ chính.
Thứ nhất: cả 3 nước đều có chung một mối đe dọa là Trung Quốc. Mở đầu là căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Vào ngày 7.9.2010, một tàu đánh cá của Trung Quốc chạm mặt tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản trong vùng biển tranh chấp Senkaku. Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ một ngư dân Trung Quốc vì tàu đánh cá của Trung Quốc gây rối các hoạt động tuần tra bảo vệ bờ biển của họ. Tiếp theo đó, biển Hoa Đông một lần nữa dậy sóng khi chính phủ Nhật Bản công bố thương vụ mua bán 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 6.2012.
Trung Quốc ngay lập tức đã phản ứng vì cho rằng, Nhật Bản không tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và đã điều tàu tuần tra tiến đến sát nhóm đảo này.
Không lâu sau đó, tại bãi cạn Scarborough, tranh chấp bùng nổ khi một máy bay tuần tra của hải quân Philippines vào ngày 8.4 đã phát hiện một nhóm gồm 8 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong khu vực này. Đã liên tiếp xảy ra đụng độ giữa các tàu của hai chính phủ tại bãi cạn, Philippines và Trung Quốc bị mắc kẹt trong thế đối mặt về tranh chấp chủ quyền.
Gần đây nhất, Trung Quốc lại thể hiện mưu đồ bành trướng ngày một quyết liệt và trắng trợn khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và liên tục đưa tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh vào gây hấn tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đã thế, phía Bắc Kinh còn đệ trình văn bản cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền và ngăn cản trái phép hoạt động của giàn khoan dầu Hải Dương 981 lên Liên hiệp Quốc.
Lợi dụng tạo cớ bành trướng-nước cờ hiểm độc của Trung Quốc
Thứ hai: cả ba nước đều không có lợi khi giải quyết tranh chấp bằng quân sự. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi gần đây nền kinh tế Trung Quốc trở nên thịnh vượng, theo đó, sức mạnh chính trị và quân sự phát triển mạnh mẽ, vượt trội so với các bên tranh chấp.
Trong khi các tranh chấp trên biển Hoa Đông và biển Đông vẫn chưa được giải quyết, sức mạnh quân sự của Bắc Kinh lại ngày một gia tăng, nếu không tìm được một đối sách thỏa đáng, nhiều khả năng các quốc gia có liên quan trong vấn đề biển Đông sẽ không thể ngăn cản Bắc Kinh bành trướng tham vọng.
Ngược lại, các nước có tranh chấp với Trung Quốc, trước hết là có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc về mặt kinh tế sẽ dễ bị Trung Quốc gây sức ép, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia; thứ hai là ảnh hưởng chính trị và quân sự của họ yếu thế hơn hẳn Trung Quốc. Nếu Trung Quốc sử dụng quân sự để giải quyết tranh chấp trên biển Đông và Hoa Đông, các bên tranh chấp, nhất là Philippines và Việt Nam sẽ hứng chịu không ít điều bất lợi. Thứ ba là do những hành động hung hăng của Trung Quốc những năm gần đây con đường luật pháp lại mang lại cho cả Nhật, Việt Nam và Philipines nhiều ưu thế "lý lẽ hơn". Các lý lẽ này được chấp nhận
Đối với trường hợp giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ để buộc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng có những bằng chứng lịch sử và pháp lý đủ mạnh để chống lại yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Philippines cũng có cơ sở để kiện Trung Quốc đó là Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà hai nước đều đã tham gia.
Trung Quốc tại biển Đông luôn có những tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu tùy ngôn, bất chấp luật pháp quốc tế và quyền lợi của láng giềng. Chính vì vậy, Trung Quốc chưa bao giờ dám theo đuổi những biện pháp mang tính tôn trọng pháp lý như đưa ra tòa án quốc tế do hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Còn Nhật Bản, tuy là nước chiếm hữu thực tế phần đảo Senkaku, nhưng cũng chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án quốc tế thông qua các tuyên bố của lãnh đạo Tokyo từ 2012. Hành động của Nhật như một chuyên gia đánh giá mang tính "làm gương", phản bác luận điểm mạnh và chiếm ưu thế thực địa không cần xài luật mà Bắc Kinh theo đuổi.
Một "liên minh pháp lý", dựa trên nguyên tắc theo đuổi hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, là một vũ khí quan trọng để có thể giữ vững được chủ quyền trước một Trung Quốc hung hăng và ngang ngược.
Theo Một thế giới
Chiến lược "thay đổi nhận thức" đầy nguy hiểm của Trung Quốc TQ tìm cách thay đổi nhận thức thế giới bằng biện pháp phi quân sự trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Ngày 29/6, trong một bài phân tích đăng trên website của Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham (Anh), chuyên gia Harry J. Kazianis cho rằng trong bối cảnh Mỹ đang phải đau đầu tìm cách đối phó với...