Điều gì sẽ xảy ra khi tiêm vắc-xin COVID-19 nếu bạn mắc bệnh mạn tính?
Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh thấp khớp hoặc viêm thần kinh đã bày tỏ lo ngại rằng vắc-xin COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc gây bùng phát bệnh của họ.
Trường Cao đẳng Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) tin rằng lợi ích của vắc-xin lớn hơn nguy cơ khi xem xét cách những người mắc bệnh mãn tính đối mặt với nguy cơ mắc COVID-19 dạng nghiêm trọng và phải nhập viện.
ACR gần đây đã đưa ra các khuyến nghị cho những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, những người lo ngại về việc họ có thể phản ứng với vắc-xin. Các khuyến nghị giải thích những người bị suy giảm miễn dịch nhất định có thể cần làm việc với bác sĩ, người có thể điều chỉnh thời gian dùng thuốc của họ để cải thiện hiệu quả của vắc-xin.
Thuốc chủng ngừa ảnh hưởng đến những người mắc bệnh mãn tính như thế nào?
Tiến sĩ Ramin Ahmadi, giám đốc y tế của Graduate Medical Education Global LLC cho biết: “Các tác dụng phụ của vắc-xin có liên quan nhiều hơn đến hệ thống miễn dịch của một cá nhân và phản ứng của hệ thống miễn dịch của cá nhân đó với vắc-xin hơn là trạng thái bệnh mãn tính của họ”.
Vắc-xin chưa được thử nghiệm rộng rãi ở những người mắc các bệnh tự miễn, do đó, dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin trong nhóm này còn hạn chế.
Những người bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như những người đang hóa trị hoặc những người đã được cấy ghép tủy xương, có thể có phản ứng miễn dịch kém mạnh mẽ hơn so với dân số chung, nhưng vắc-xin được cho là vẫn cung cấp sự bảo vệ.
Việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 có nhiều lợi ích hơn nguy cơ đối với những người bệnh mãn tính.
Các chuyên gia y tế tin rằng lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nguy cơ, vì những người mắc bệnh mãn tính thường có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn
Video đang HOT
Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn và viêm thấp khớp đối mặt với nguy cơ nhập viện cao hơn do COVID-19.
Mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với vắc-xin. Điều quan trọng cần ghi nhớ là tất cả các bệnh của hệ thống miễn dịch không được tạo ra như nhau. Một số có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của miễn dịch qua trung gian vắc-xin, và một số có thể hưởng lợi rất nhiều từ vắc-xin.
Vắc xin có thể gây bùng phát bệnh mãn tính không?
Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch lo sợ vắc-xin có thể gây bùng phát bệnh của họ.
TS. Ahmadi cho biết, có thể có nguy cơ bùng phát sau khi tiêm vắc-xin COVID ở một số người mắc bệnh nặng, tuy nhiên nguy cơ này là trên lý thuyết
Các chuyên gia cho biết, lợi ích của việc tiêm vắc-xin chống lại COVID-19 vượt xa mọi rủi ro.
Mặc dù dữ liệu về vắc-xin COVID-19 ở những người bị suy giảm miễn dịch còn hạn chế, nhưng những nghiên cứu trước đây về các loại vắc-xin khác đã chỉ ra rằng tiêm chủng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ ở bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp tự miễn.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí The Lancet Rheumatology cho biết, với những dữ liệu trước đây, khả năng về mặt lý thuyết cho một biến cố bất lợi xảy ra không phải là lý do để khuyên bệnh nhân bị rối loạn tự miễn dịch chống lại việc tiêm chủng, đặc biệt là khi họ có nguy cơ cao mắc COVID-19 dạng nghiêm trọng.
Những người mắc bệnh tự miễn cần trao đổi với bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc và tình trạng bệnh của mình trước khi tiêm phòng vắc-xin COVID-19.
Tiến sĩ David Cutler, một bác sĩ y học gia đình tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John’s ở Santa Monica, California nói rằng, việc chủng ngừa trong thời gian bùng phát bệnh nói chung là tốt.
TS Cutler cho biết: Bởi vì thuốc steroid có thể ức chế hệ thống miễn dịch, người ta thường khuyên những người dùng những loại thuốc này không sử dụng chúng trong 2 tuần trước hoặc sau khi tiêm chủng. Hãy trao đổi với bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc và tình trạng bệnh của bạn trước khi tiêm phòng.
Một số tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm chủng, chẳng hạn như sốt, đau nhức cơ bắp và mệt mỏi… Một số người có thể phát triển các tuyến bạch huyết sau khi tiêm chủng… Những phản ứng này thường nhẹ, tồn tại trong thời gian ngắn và tự mất. Có thể dùng Tylenol hoặc ibuprofen để giảm đau hoặc Benadryl để giảm ngứa sau khi chủng ngừa nếu cần.
Điều quan trọng nhất là tiêm vắc-xin COVID ngay khi bạn đủ điều kiện vì điều này sẽ làm giảm khả năng bị nhiễm COVID, lây truyền COVID hoặc trải qua bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào của nhiễm trùng COVID không có triệu chứng.
Các chuyên gia y tế tin rằng lợi ích của vắc-xin cao hơn nguy cơ phản ứng tiềm ẩn hoặc bùng phát, vì những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc một dạng COVID-19 nghiêm trọng.
Mọi người có thể cần phải làm việc với bác sĩ của họ để điều chỉnh thời gian dùng thuốc xung quanh việc tiêm chủng.
Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh tự miễn hơn nam giới?
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh tự miễn là bệnh nguy hiểm vì khó chữa khỏi và bệnh nhân cần phải theo dõi suốt đời để giảm thiểu tác động của các triệu chứng tới sức khỏe tổng thể. Đáng nói là so với nam giới, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tự miễn cao hơn.
Cơ địa phụ nữ vốn dễ bị tổn thương vì bệnh tự miễn.
Vì sao gọi là bệnh tự miễn?
Cơ thể chúng ta được che chở bởi một hệ miễn dịch mạnh mẽ chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác từ bên ngoài. Nhưng ở một số người, hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc do nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh với các tế bào nhiễm dẫn đến tự tấn công chính cơ thể mình. Cơ chế này là biểu hiện cốt lõi của các rối loạn tự miễn dịch, còn gọi là bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn được ví như một bệnh dịch vô hình. Nó có thể xâm lấn bất kỳ bộ phận nào, phá hoại một số chức năng của cơ thể và tạo ra các vấn đề đe dọa sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân. Các bệnh tự miễn thường gặp gồm viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống (gọi tắt là lupus), đa xơ cứng (MS) và bệnh Graves.
Mỗi bệnh tự miễn sẽ có một tác động riêng biệt đến cơ thể, nhưng chúng cũng có những dấu hiệu tương tự nhau, mà thường gặp nhất là: khó tập trung, đau bụng, các vấn đề tiêu hóa, chóng mặt, mệt mỏi, sốt nhẹ, tê và ngứa ran tay chân, bệnh về da và nổi hạch.
Những dấu hiệu ban đầu không rõ ràng này gây khó khăn cho việc nhận diện và chẩn đoán sớm các bệnh tự miễn. Vì thế, các bác sĩ thường phải tiến hành nhiều đánh giá lâm sàng, phân tích dữ liệu tâm thần, hình ảnh, xét nghiệm máu và các xét nghiệm sàng lọc khác mới có thể chẩn đoán chính xác.
Vì sao phụ nữ dễ bị bệnh tự miễn hơn nam giới?
ể trả lời câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra những suy luận như sau:
Sự khác biệt về giới tính trong chức năng miễn dịch. So với nam giới, nữ giới có hệ miễn dịch hoạt động mạnh và nhạy cảm hơn. Ngoài ra, cơ thể của họ thường có các phản ứng viêm khác thường khi hệ miễn dịch được kích hoạt. Trong điều kiện bình thường, phản ứng viêm là hoạt động diễn ra càng sớm càng tốt để tấn công tác nhân gây bệnh và giai đoạn viêm sẽ dừng lại. Nhưng ở người mắc các rối loạn tự miễn dịch, phản ứng viêm có thể trở nên dai dẳng và làm tổn thương nghiêm trọng các tế bào, nội tạng và xương khớp.
Biến động hoóc-môn và mang thai. Ở phụ nữ, các hoóc-môn sinh dục có khả năng tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm trùng, nên cũng góp phần dẫn tới bệnh tự miễn. Từ sơ sinh đến lúc mãn kinh, họ cũng phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi hoóc-môn quan trọng. Tất cả hoạt động đó khiến hệ miễn dịch tăng số lượng phản ứng tới mức độ có thể gây ra bệnh tự miễn.
Ngoài ra, quá trình mang thai cũng làm cơ thể phụ nữ có nhiều biến động về nồng độ hoóc-môn estriol, progesterone và prolactin. Do đó, mang thai có thể làm bùng phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng ở những người bị bệnh tự miễn.
Sự nhạy cảm về gien. Theo các nhà nghiên cứu, quá trình tự miễn của cơ thể có liên quan đến đột biến trên nhiễm sắc thể X. Trong khi đó, phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể X nên tỷ lệ mắc bệnh tự miễn của họ có thể cao gấp 2-3 lần so với nam giới.
Yếu tố môi trường. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự nhạy cảm với các chất ô nhiễm từ bên ngoài có thể gây ra các phản ứng tự miễn. Một số nghiên cứu từng chỉ ra sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh giữa hai giới, chẳng hạn như mối tương quan giữa sử dụng mỹ phẩm và nguy cơ cao mắc bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ.
Căng thẳng tinh thần (stress). Sự thật là stress làm thay đổi khả năng kiểm soát viêm của hoóc-môn cortisol, làm khởi phát quá trình tự miễn dịch trong cơ thể. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, tâm trạng căng thẳng vì cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn, đặc biệt là ở phụ nữ. Còn theo một nghiên cứu khác đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Thần kinh, mặc dù nam và nữ có mức độ stress tương đương trong điều kiện khó khăn, nhưng nam giới thường có phản ứng mạnh mẽ hơn nên ít bị tổn thương vì stress hơn phụ nữ.
Hứa hẹn về một loại thuốc kháng vi-rút mới chống lại COVID-19 Sau thành công ngoạn mục của vắc-xin COVID-19, liệu chúng ta có được những tiến bộ tương đương trên mặt trận thuốc kháng vi-rút điều trị bệnh này? Mặc dù molnupiravir mới được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, nhưng đã cho tín hiệu đáng mừng... Molnupiravir, thuốc kháng vi-rút tiên tiến nhất trong cuộc chiến chống lại vi-rút gây ra COVID-19...