Điều gì làm những cổ phiếu ngành thép ‘dậy sóng’ thị trường?
Trong nhiều phiên giao dịch trở lại đây, cổ phiếu ngành thép tăng mạnh và trở thành ngọn sóng lớn dẫn dắt thị trường.
Đầu tiên phải liệt kê cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát, kết phiên 17/11 cổ phiếu HPG tăng 3% lên mức 33.350 đồng/cp, đây là thị giá cao nhất của HPG trong 13 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.
HPG cũng là một trong 3 mã đứng đầu về thanh khoản phiên 17/11 với 16,2 triệu đơn vị khớp lệnh.
Trong phiên sáng 18/11, cổ phiếu HPG tiếp tục đà tăng trưởng mặc cho thị trường có rung lắc quanh mốc tham chiếu, thị giá hiện tại quanh mức 33.700 đồng/cp, tăng hơn 1%.
Thị giá HPG bắt đầu tăng trước sau thông tin doanh nghiệp đạt lợi nhuận kỷ lục. Cụ thể, trong quý 3, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 3.785 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi cùng kỳ 2019.
Đây là mức lãi cao nhất trong quý của Hòa Phát trong suốt gần 30 năm lịch sử hoạt động. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt lợi nhuận ròng 8.845 tỷ đồng và đã thực hiện được đến 98% kế hoạch năm nay.
Bên cạnh đó, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa đưa ra ước tính lãi ròng của Hòa Phát năm 2020 có thể đạt 11.200 tỷ đồng, tăng 49% so với năm ngoái nhờ đóng góp cao hơn dự kiến của doanh số phôi thép và thép cuộn cán nóng cùng với khả năng của Hòa Phát trong việc thu mua quặng sắt với mức giá thuận lợi.
Sang năm 2021, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ của Hòa Phát dự kiến đạt 12.500 tỷ đồng, tăng 12%, chủ yếu đến từ Khu Phức hợp Gang thép Dung Quất gia tăng hoạt động cho giai đoạn 1 (thép xây dựng) và đóng góp cả năm của giai đoạn 2 (thép cuộn cán nóng).
Video đang HOT
Cổ phiếu ngành thép đang đà tìm đỉnh trong thời gian gần đây.
Đứng ngay sau HPG về khối lượng giao dịch là HSG của Tập đoàn Hoa Sen với 11,8 triệu cổ phiếu đổi chủ trong phiên 17/11. Cổ phiếu HSG cũng tăng mạnh 5%, đóng cửa ở mức giá 19.100 đồng/cp. Đây là thị giá cao nhất của cổ phiếu Hoa Sen trong hơn 2 năm qua từ tháng 3/2018.
Phiên giao dịch 18/11 cũng chứng kiến đà khởi sắc của cổ phiếu này với mức tăng 0,25% lên 19.150 đồng/cp.
Sóng lớn đến với HSG cũng có thể do Công ty thu về kết quả kinh doanh khá ấn tượng, trong niên độ tài chính 2019 – 2020 (1/10/2019 – 30/9/2020), Hoa Sen báo lãi sau thuế tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ, đạt 1.151 tỷ đồng.
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán SBS cho biết, HSG vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện sau những thời điểm vô cùng khó khăn 2018-2019.
Những nỗ lực đáng ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại được thể hiện qua việc tập đoàn này đang đẩy mạnh cơ cấu lại các khoản vay, nhanh chóng giảm tổng số vay nợ từ mức hơn 16 nghìn tỷ đồng năm 2017 xuống còn hơn 10 nghìn tỷ đồng hiện nay.
Ngoài ra, HSG cũng quyết định dừng đầu tư vào các dự án có tính chất rủi ro cao, điển hình là dự án thép Cà Ná 10 tỷ USD. Việc tái cơ cấu toàn diện tập đoàn bước đầu đã đem lại những thành quả nhất định cho HSG dù doanh nghiệp này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Cho đến thời điểm này, HSG đang giữ vị trí đứng đầu mảng tôn mạ với thị phần 31,6% nhưng tỷ lệ này đã giảm từ mức 34% năm 2017. Bên cạnh đó, HSG cũng đứng thứ 2 về ống thép (sau HPG) với thị phần 16,59%.
Do đó nhiều nhà đầu tư ngày càng đặt cược vào tương lai của Hoa Sen và sẵn sàng xuống tiền gom cổ phiếu.
Một cổ phiếu ngành thép khác hôm nay cũng ghi nhận đà giao dịch hưng phấn là NKG của Thép Nam Kim. NKG tăng trần lên vùng giá 11.400 đồng trong phiên 17/11 với 8,5 triệu đơn vị khớp lệnh và nằm trong top 10 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường. Đây cũng là vùng giá cao nhất của NKG trong 2 năm qua từ tháng 11/2018.
Tính trong phiên 18/11, cổ phiếu này tiếp tục tăng hết biên độ lên mức 12.150 đồng/cp với khối lượng giao dịch trong phiên sáng gần 7 triệu đơn vị.
Tính lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Thép Nam Kim vẫn giảm 9% còn 8.142 tỷ đồng nhưng giá thành giảm giúp lãi gộp tăng 165% lên 562 tỷ đồng. Dù các chi phí gia tăng và không còn lợi nhuận khác đột biến, Thép Nam Kim vẫn báo lãi hơn 141 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ.
Ngoài việc kinh doanh tốt, ngành thép còn có gì để hút tiền nhà đầu tư?
Thực tế, trong 6 tháng cuối năm 2020, ngành thép được dự báo gặp nhiều khó khăn và thử thách bởi xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế, thị trường bất động sản, xây dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép bị gián đoạn.
Tuy nhiên, cơ hội cũng đến khi ở thị trường trong nước, Chính phủ đang thúc đẩy nhiều hoạt động xây dựng hơn sau khi dỡ bỏ giãn cách do COVID-19, đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư công với việc thúc tiến quá trình xây dựng sân bay Long Thành, nguồn cầu thép và xi măng cực lớn.
Song song đó là giá tình hình giá thép cán nóng (HRC) trên thế giới tăng đột biến khan hàng khiến giá thép trong nước tăng cao. Trong bối cảnh này thì HPG là cổ phiếu đáng mong đợi vì HPG đã chủ động nguồn HRC (sản xuất ở Dung Quất).
Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành thép Việt Nam, và cơ hội sẽ dành cho những doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Từ những diễn biến khả quan của ngành nói chung, trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu thép cũng đã thu hút được dòng tiền từ các nhà đầu tư hơn so với thời kỳ trước và ghi nhận mức tăng đáng kể trong thời gian này.
Đánh giá về triển vọng khả quan trong nửa cuối năm 2020 của doanh nghiệp ngành thép, Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, với thị trường nội địa, giai đoạn triển khai xây dựng các dự án hạ tầng đầu tư công hỗ trợ tiêu thụ thép xây dựng. Do đó, ống thép tiếp tục hồi phục tốt nhờ xây dựng dân dụng và hoạt động sản xuất.
Với thị trường xuất khẩu, xuất khẩu phôi thép và tôn mạ tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu tăng mạnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên mức độ sẽ giảm dần về cuối năm nay.
Một yếu tố khác được BSC đưa ra đó là diễn biến giá nguyên liệu thô và giá bán thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong ngành thép vào quý 4/2020.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng các ngân hàng đến cuối tháng 8/2020 ước tính ở mức 1,96%
Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ước tính đã xử lý được 1.113,81 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Theo đó, DCM sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền năm 2019 với tỷ lệ 6%, tương đương 1 cổ phiếu được nhận 600 đồng. Thời gian thực hiện là 23/11/2020. Với 529,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 317,6 tỷ đồng để trả cổ tức lần này.
Ngày 29/10/2020, DCM sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền năm 2019
Do hưởng lợi từ giá dầu giảm kéo theo giá khí đầu vào thấp hơn giá kế hoạch, cùng với việc tận dụng tốt cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn thấp điểm của sản xuất nông nghiệp trong nước, lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, DCM ước đạt lợi nhuận sau thuế 449 tỷ đồng, vượt rất nhiều so với kế hoạch (kế hoạch năm 2020 là 50,43 tỷ đồng). DCM cũng đang xem xét điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong tháng 8, Nhà máy Đạm Cà Mau đã thực hiện dừng máy để bảo dưỡng cơ hội. Do tình hình thiết bị còn tương đối tốt, giúp giảm bớt một số phần việc, DCM đã rút ngắn thời gian bảo dưỡng tổng thể 2 ngày. Công tác bảo dưỡng đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Sau bảo dưỡng, Nhà máy Đạm Cà Mau đạt công suất tối đa khá nhanh. DCM dự kiến nâng công suất nhà máy thêm 2% lên 112% công suất để tăng lượng tiêu thụ khí, tận dụng cơ hội thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Với việc duy trì công suất vượt thiết kế, DCM đảm bảo cân đối sản lượng xuất khẩu và cho vụ Đông Xuân.
Trên thị trường, cổ phiếu DCM hiện giao dịch quanh mức 12.550 đồng/cổ phiếu (16/10), đạt mức giá cao nhất kể từ đầu năm (tăng mạnh hơn 90% so với mức giá 6.500 đồng hồi đầu năm) và tăng hơn 136% từ mức đáy 5.300 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 3.
Vì sao doanh nghiệp 'quay lưng' với phát hành trái phiếu ra công chúng? Giới đầu tư cho rằng nên có cơ chế khuyến khích hình thức phát hành ra công chúng, vốn minh bạch và an toàn hơn cho nhà đầu tư. Hình thức phát hành ra công chúng, vốn minh bạch và an toàn cho nhà đầu tư hơn, lại không được phần lớn doanh nghiệp lựa chọn Hoạt động phát hành trái phiếu doanh...