Điều gì khiến Mỹ phải ‘câu giờ’ trong đại dịch Covid-19?
Sự thiếu hụt giường bệnh, đặc biệt là máy thở là vấn đề khiến các chuyên gia y tế lo lắng trong cuộc chiến với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ở Mỹ.
Trong những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo Mỹ và công chúng bị ám ảnh với câu hỏi, có bao nhiêu người đã chết?, Bao nhiêu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận và ở những tiểu bang nào?
Nhưng để hiểu tại sao các chuyên gia rất lo lắng về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, công chúng cần bắt đầu chú ý đến vấn đề khác. Có bao nhiêu máy thở ở nước Mỹ? Có bao nhiêu giường bệnh? Bao nhiêu bác sĩ, y tá và quan trọng nhất là bao nhiêu bệnh nhân có thể được điều trị cùng lúc, Washington Post cho biết.
Không đủ máy thở nếu đại dịch bùng phát
Đối với bệnh nhân bị bệnh nặng liên quan đến đường hô hấp như Covid-19, máy thở là vấn đề sống còn, cho phép bệnh nhân duy trì hơi thở khi bản thân họ không thể tự thở. Trong một báo cáo vào tháng trước, Trung tâm An ninh Y tế, Đại học Johns Hopkins, bang Maryland, ước tính có khoảng 160.000 máy thở sẵn có và 8.900 trong kho dự trữ quốc gia.
Trong một nghiên cứu quy hoạch do chính phủ liên bang thực hiện vào năm 2005 đã ước tính, nếu nước Mỹ gặp phải dịch bệnh vừa phải như cúm năm 1957, quốc gia này cần hơn 64.000 máy thở.
Máy thở là thiết bị rất quan trọng để cứu sống các bệnh liên quan đến đường hô hấp như Covid-19. Ảnh minh họa: MPR.
Nếu nước Mỹ gặp phải đại dịch nghiêm trọng như cúm Tây Ban Nha năm 1918, Washington cần hơn 740.000 máy thở, hơn gấp nhiều lần so với khả năng sẵn có cũng như dự phòng.
Số giường bệnh thấp
Video đang HOT
Theo các số liệu hiện có, Mỹ có khoảng 2,8 giường bệnh/1.000 dân. Hàn Quốc, nơi đã thành công bước đầu trong việc giảm nhẹ sự lây lan của dịch bệnh có hơn 12 giường bệnh/1.000 dân.
Trung Quốc, nơi các bệnh viện ở Hồ Bắc nhanh chóng bị quá tải bởi số lượng lớn bệnh nhân, có 4,3 giường/1.000 người. Italy, quốc gia có hệ thống y tế khá hợp lý với 3,2 giường/1.000 dân, đã chứng kiến các bệnh viện bị quá tải.
Mỹ hiện có khoảng 924.100 giường bệnh, theo khảo sát của Hiệp hội bệnh viện Mỹ năm 2018, nhưng nhiều bệnh nhân thông thường đã chiếm phần lớn giường bệnh. Mỹ có khoảng 46.500 đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), theo báo cáo của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins vào tháng trước.
Các chuyên gia cảnh báo tỷ lệ giường bệnh trên đầu người ở Mỹ quá thấp. Ảnh minh họa: Reuters.
Theo một báo cáo của trung tâm Johns Hopkins, một đại dịch quy mô vừa có khoảng 1 triệu bệnh nhân cần nhập viện và 200.000 người cần chăm sóc đặc biệt. Đại dịch nghiêm trọng có khoảng gần 10 triệu người nhập viện, 2,9 triệu người cần chăm sóc đặc biệt.
Vấn đề cấp bách bây giờ là làm thế nào để các bệnh viện với ít giường bệnh của Mỹ kéo dài thời gian không có thêm ca nhiễm Covid-19 mới, để điều trị cho các bệnh nhân thông thường. Đó là lý do tại sao các chuyên gia cảnh báo nếu đại dịch bùng phát, các bác sĩ có thể buộc phải lựa chọn bệnh nhân nào được cứu.
Không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra
Vấn đề là không ai biết được tình hình đại dịch Covid-19 sẽ tệ đến mức nào, nhưng nhiều chuyên gia đã chỉ ra, đó là một phần của vấn đề. “Yếu tố cốt lõi là khả năng dự báo, bạn phải biết mình đang ở đâu trước khi bạn cần biết mình đang đi đâu. Chúng ta chỉ mới biết là chúng ta đang ở đâu”, Caitlin Rivers, chuyên gia dịch tễ học tại trung tâm Johns Hopkins nói.
Làm chậm sự lây lan của virus để ngăn hệ thống y tế rơi vào quá tải là vấn đề cấp bách đối với Mỹ. Ảnh: Reuters.
“Tốc độ các ca nhiễm mới ở Mỹ đang tăng lên, cho thấy rằng chúng ta đang đi theo chiều hướng xấu”, chuyên gia Rivers nói. Vị chuyên gia cho biết thêm bởi vì rất nhiều vấn đề chưa được biết, chính xác tình trạng xấu có thể lan rộng ra như thế nào, nó sẽ phụ thuộc phần lớn vào 2 yếu tố.
Số người Mỹ cuối cùng bị nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong vẫn chưa được biết đến của virus corona. Một nghiên cứu được công bố bởi Tom Frieden, cựu giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh quốc gia (CDC), ước tính số người nhiễm và tử vong sẽ lan rộng ở Mỹ.
Trong kịch bản xấu nhất, một nửa dân số Mỹ sẽ nhiễm bệnh và hơn 1 triệu người tử vong. Tính toán trong mô hình của ông thay đổi từ 327 ca tử vong (trường hợp tốt nhất) và 1.635.000 người tử vong (kịch bản xấu nhất) trong 2 hoặc 3 năm tới.
“Chúng ta có số giường bệnh, máy thở, hệ thống chăm sóc y tế hạn chế. Cần phải làm chậm tốc độ lây lan của virus để ngăn hệ thống y tế rơi vào quá tải”, Bill Hanage, nhà dịch tễ học Trường Y tế Công cộng Harvard, nói.
Các chuyên gia cho biết ngăn chặn chuỗi lây nhiễm sớm chừng nào sẽ hạn chế được sự gia tăng ca bệnh theo cấp số nhân. Rất nhiều chuyên gia y tế bày tỏ sự thất vọng, tức giận và báo động về việc nước Mỹ phản ứng chậm chạp với sự lây lan của virus corona.
Theo news.zing.vn
Khí thải nhà kính sẽ phải giảm 4 lần để tránh "thảm họa khí hậu"
Kết luận nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy lượng khí thải nhà kính hàng năm trên toàn cầu tăng 14% trong giai đoạn 2008-2018.
Như vậy cần "một thập kỷ không hoạt động" gây tác hại phát khí thải, có nghĩa là các quốc gia trên toàn thế giới phải nỗ lực phi thường để tránh "thảm họa khí hậu". Tuyên bố của Lien Hợp Quốc đã nhấn mạnh như vậy.
"Năm 2010, thế giới nghĩ rằng chúng ta có 30 năm để giảm một nửa lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Ngày nay, chúng ta biết điều này phải xảy ra trong 10 năm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu", nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature.
Báo cáo tuyên bố rằng nếu hành động "quyết liệt" chống lại biến đổi khí hậu bắt đầu vào năm 2010, thì việc cắt giảm khí thải cần thiết sẽ là khoảng 2% mỗi năm cho đến năm 2030.
Nhà máy nhiệt điện than Dave Johnson được chiếu sáng dưới ánh mặt trời buổi sáng ở Glenrock, Wyo, ngày 27 tháng 7 năm 2018.
"Thay vào đó, khí thải tăng lên, và do đó mức cắt giảm yêu cầu từ năm 2020 hiện nay trung bình hơn 7% mỗi năm trong 1,5 C - gần 3% cho 2 C", báo cáo cho biết. "Mục tiêu này là khá lớn đối với chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng cần chuyển sang chế độ mới để thay đổi tình hình biến đổi khí hậu và tập trung vào hành động sớm và tích cực hơn."
Báo cáo lưu ý rằng 7 nhà phát điện hàng đầu trên toàn cầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nga, Indonesia và Brazil.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý tiến trình đang được thực hiện bởi một số quốc gia và khuyến nghị tăng quy mô nhanh nhất có thể: Ví dụ, 53 quốc gia và 31 tiểu bang hoặc khu vực đã cam kết cho ngành điện không có khí thải; thêm 7 quốc gia đã nhắm đến phát thải khí nhà kính bằng 0. Ngoài ra, 21 quốc gia và 52 thành phố đã cam kết làm cho tất cả các phương tiện không có khí thải.
"Chúng ta không có thêm 10 năm nữa", báo cáo cảnh báo "Thập kỷ thất bại chính trị về biến đổi khí hậu đã khiến chúng ta phải trả giá đắt".
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/Foxnews
'Siêu thứ Ba' bầu cử Tổng thống Mỹ: Covid-19 chi phối mạnh phiếu bầu Covid-19 là yếu tố chi phối phiếu bầu của khoảng 3/4 số cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại 4 tiểu bang lớn. Theo thăm dò được Edison Research phân tích, nhiều cử tri tại bang California, Texas, Virginia và North Carolina xem xét dịch bệnh Covid-19 là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phiếu...